(Nguồn ảnh: internet) |
MẠN
ĐÀM 2 CHỮ
ÂM DƯƠNG
*
(Tác giả Lê Trung Hưng) |
Hai chữ ÂM và DƯƠNG, theo cách
nghĩ của nhiều người từ trước tới nay (đầu thế kỷ 21) là từ vựng thuộc phạm trù
“tâm linh cổ phương đông” (prémonition traditionelle de l’Asie orientale), chỉ
định cõi chết (ÂM PHỦ) và cõi sống (DƯƠNG GIAN). Hai từ vựng này còn sử dụng
làm thuật ngữ cho y học cổ truyền, cho phong thủy, cho tín ngưỡng dân gian như
tang lễ, lễ hội… Sự việc này dễ sinh ra thành kiến: nói chuyện ÂM DƯƠNG trong
đời sống đương đại, là chậm tiến, là cản trở văn minh!
Nhưng thật ra không phải như vậy! Người viết xin mượn 5
tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học (NCKH) gọi là FINER để mạn đàm hai chữ ÂM
DƯƠNG trong hoạt động thực tế nhân loại:
- F (feasibility = khả thi, làm
được dễ dàng…)
- I (interesting = điều lí thú
đáng quan tâm)
- N (novelty = luôn có tính mới
lạ)
- E (ethics = điều phải – trái
trong hành vi con người)
- R (relevant = liên thông
nhiều lĩnh vực khác )
1- Nội hàm mẫu tự “ F” của ÂM DƯƠNG:
Nguyên lý của tính chất ÂM (principe
femelle) là khái niệm rộng diễn tả hành vi NHẬN VÀO (in - put), nguyên lý của
tính chất DƯƠNG (principe mâle) là hành vi CHO RA (out - put). Do vậy
tính khả thi của ÂM DƯƠNG đâu có gì khó khăn, khó làm? Nghĩ cho rốt ráo: mọi sự
việc, mọi hoạt động của con người (cũng như của mọi sinh vật ) đều là quá trình
ÂM DƯƠNG vận động!
2- Nội hàm mẫu tự “ I “của ÂM DƯƠNG:
Chúng ta (dù ít học hay nhiều học)
đều biết rằng: ăn uống (nhận vào: ÂM) hằng ngày để mà sống, nhưng chỉ có thể
sống khỏe mạnh nếu công đoạn “đại-tiểu tiện” (cho ra: DƯƠNG) cũng được bình
thường mỗi ngày… Điều lý thú còn nâng lên khi y học đã phát hiện rằng: đồ
ăn thức uống khi vào hệ thống tiêu hóa đều được các tổ chức ấy lần lượt hấp thụ
rồi biến dưỡng thành các hoạt chất sinh học nuôi cơ thể (y học cổ truyền đã tôn
vinh cơ thể người là LINH KHU, tức là bộ máy cực kỳ lạ lùng về cơ chế tự động
giữa CHO và NHẬN). Rõ ràng quan hệ ÂM (nhận) DƯƠNG (cho) là thực tế hiển nhiên
không thể không quan tâm!
3- Nội hàm mẫu tự “ N” của ÂM DƯƠNG:
Triết học cổ - kim - Đông – Tây dù
có nhiều luận điểm tư tưởng khác nhau, nhưng đều chung nhất việc thừa nhận
nguyên lý: dù là vĩ mô (vũ trụ bao la) hoặc vi mô (con người nhỏ bé) đều có vận
động không ngừng (être en mouvement incessant), để hoàn thiện dần cho mọi tồn
sinh… SỰ SỐNG là quá trình tồn sinh, người phương Đông xưa quan niệm là dịch lý:
- Vô cực nhi thái cực, thái cực
sinh lưỡng nghi (ÂM – DƯƠNG)…
Nếu tò mò xem xét hành vi của lưỡng
nghi ÂM DƯƠNG, thì phát hiện tính mới lạ như sau:
- Lưỡng nghi sinh tứ tượng (2
khuôn mẫu sinh ra 4 hình trạng)
- Tứ tượng sinh bát quái (4
hình trạng sinh thành 8 kí hiệu của dịch lý học)
- Bát quái sinh trùng quái (8
ký hiệu tạo ra 64 thông tin giải pháp)
Đây chính là hệ toán nhị phân
(calcul binaire), nền tảng của triết luận nhị nguyên (dualisme )trong KINH DỊCH
xa xưa… mà cho đến nay (thế kỷ 21 rồi!) vẫn còn nguyên giá trị khoa học!
4- Nội hàm mẫu tự “ E “ của ÂM DƯƠNG:
Quy luật giáo dục công dân (éducation
civique) để phát triển xã hội văn minh gồm hai điều kiện:
- Vừa tôn trọng NHÂN CÁCH TÍNH
của người khác…
- Vừa tăng cường NHÂN ĐẠO TÍNH
cho bản thân!
Đây là phương pháp rèn luyện kỹ năng
ứng xử cho mỗi người phải rạch ròi: biết lẽ phải nên làm, biết điều sai trái
cần tránh (trong các quan hệ giao tiếp hằng ngày). Nói theo luân lý học cổ: làm
người phải có ĐẠO ĐỨC! Người xưa lý giải:
- Đạo chi tôn, Đức chi quý, phù
mạc chi Mệnh, nhi thường tự nhiên (nghĩa: Đạo là nguyên lý tự nhiên phải tôn
trọng, Đức là nguyên lý tự nhiên khi đã thấm nhuần lòng người, thì phải biết
quý, sự sống là như thế, không có gì khác hơn).
Xin lưu ý: từ vựng ĐẠO (TAÔ) do
triết gia Lão Tử (sinh 604 tr CN, không rõ năm mất, tác giả bộ sách Đạo đức
kinh) sử dụng,và theo ông: nội hàm của chữ Đạo không thể mô tả cụ thể được:
“Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh” (nghĩa: TAÔ không
có tên, vì nếu đặt tên được thì nó không còn là TAÔ nữa).
Lão Tử còn giải thích tiếp:
Lão Tử còn giải thích tiếp:
- Đạo chi vi vật, tự chi viết
Đại:
• Duy hoảng duy hốt (thị chi
bất kiến)
• Kỳ trung hữu tượng (thính chi
bất văn)
• Kỳ trung hữu vật (đoàn chi
bất đắc)
(nghĩa: Đạo là vật chất vô hình vô
thể nguyên thủy duy nhất, tạm thời gọi là Đại, thấy mập mờ thấp thoáng (không
trông rõ được), nhưng ở bên trong vẫn có hình trạng (dù không nghe được) và vẫn
có vật thể (dù không nắm bắt được).
Lão Tử lại viết: “Ngã bất
tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại” (nghĩa: tôi
không biết tên thực của nó, đành gọi tạm nó là Đạo, và gượng cho nó cái tên là
Đại); Do vậy bạn đọc không nên đồng hóa nghĩa chữ Đạo của triết học cổ phương
Đông (luận bàn cách vận động của ÂM nhận DƯƠNG cho) với chữ Đạo trong dân gian
thường nghĩ là phép tắc của tôn giáo hoặc của tín ngưỡng!
Như vậy nội hàm ÂM DƯƠNG của mẫu tự:
“E” là đạo đức học, là kim chỉ nam điều chỉnh hành vi cho con người được hạnh
phúc:
- Chồng (DƯƠNG) giận thì vợ
(ÂM) bớt lời…
Cơm xôi nhỏ lửa mấy đời mà khê?
- Thuận vợ ( ÂM) thuận chồng
(DƯƠNG), tát biển đông cũng cạn!
- Nhiếp sinh phép quý từ xưa,
ÂM DƯƠNG thời tiết bốn mùa thuận
theo!
(Hải Thượng Lãn Ông)
5- Nội hàm mẫu tự “ R” của ÂM DƯƠNG:
Khi mở rộng ứng dụng hai chữ “ Âm
nhận, DƯƠNG cho” vào hoạt động xã hội,chúng ta hiển nhiên thấy ngay quan hệ hỗ
tương (réciproque) của ÂM với DƯƠNG liên quan đến nhiều lĩnh vực, mà thực tế
cuộc sống là cần phải gìn giữ luôn luôn sự thăng bằng (équilibre).
5.1- Về kinh tế: là sản xuất (DƯƠNG)
với tiêu dùng (ÂM), là xuất khẩu (DƯƠNG) với nhập khẩu (ÂM), là cung (DƯƠNG)
với cầu (ÂM), là cán cân thu (ÂM) chi (DƯƠNG) trong thương mại…
5.2 – Về giáo dục: là học (ÂM) và
hành (DƯƠNG) phải đi đôi với nhau mới có được kết quả tốt …
5.3 – Về y học cổ truyền (bộ môn
bệnh học) quan niệm: Bệnh là hiện tượng rối loạn ÂM DƯƠNG, điều trị bệnh là
cách điều chỉnh quan hệ “ÂM TỤ DƯƠNG TÁN” sao cho quân bình lâu dài , cho
nên phải cân nhắc:
- Khi thiếu thì bổ hư.
- Khi thừa thì tả thực.
5.4- Về toán học: lại càng rõ hơn ý
nghĩa của quan hệ ÂM DƯƠNG biến động đa dạng:
- Đơn giản nhất của CHO và NHẬN là 4
phép tính: trừ (DƯƠNG), cộng (ÂM), chia (DƯƠNG), nhân (ÂM).
- Nâng cao hơn về cách CHO và cách
NHẬN là phép tính lũy thừa (ÂM), phép tính căn thức (DƯƠNG).
- Phức hợp hơn trong NCKH, để sáng
chế ra các sản phẩm phục vụ đời sống văn minh, là phép tính tích phân (ÂM), là
vi phân (DƯƠNG) của toán học cao cấp….
Các đẳng thức toán học hay phương
trình toán học chỉ là quan hệ thăng bằng giữa ÂM nhận với DƯƠNG cho, mà thôi!
5.5 – Về luật học: để có bình đẳng
và công bằng, mọi công dân khi được hưởng những quyền lợi (Âm nhận) của xã hội,
thì cũng phải có nghĩa vụ (Dương cho) thực hiện các điều luật đã được ban hành
(theo công lý).
5.6 – Về nghệ thuật thơ văn, cũng
cần biết điều phối các ngữ thanh, trong thi pháp cổ: thanh bằng (DƯƠNG), thanh
trắc (âm) đã được nhắc nhở “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”
(nghĩa: chữ lẻ thì ngữ thanh nào cũng được, nhưng chữ chẵn thì phải đâu ra đó
rõ ràng (gọi là niêm) mỗi khi làm thơ lục bát hoặc thơ thất ngôn:
(ghi chú: T: trắc ; B:
bằng)
Văn thơ cổ sở dĩ quan niệm Mặt Trời
(Nhật) là Dương, và Mặt Trăng (Nguyệt) là Âm, vì người xưa đã thực tế quan sát
thiên văn: thấy định tinh Mặt Trời luôn phát ra ánh sáng (Dương CHO), còn hộ
tinh Mặt Trăng chỉ tiếp thu (Âm NHẬN) nguồn ánh sáng từ Mặt Trời mà thôi!
5.7 – Về triết học: suy rộng một
cách rốt ráo, mọi sự việc đều có quá trình ÂM DƯƠNG “hàm ơn nhau”: CHO ra NHẬN
vào như thế nào đó, để mối quan hệ “nhân - quả” của mỗi cá thể luôn hài hòa
hướng thiện:
- Ở hiền gặp lành,
- Ác giả ác báo!
(tục ngữ)
Khi còn mối giao lưu giữa CHO với
NHẬN là còn SỰ SỐNG; chỉ khi nào “ÂM DƯƠNG ly dị nhau” thì SỰ CHẾT mới bắt đầu !
THAY LỜI KẾT:
Hai chữ ÂM DƯƠNG bấy lâu nay như còn
“thấp thoáng hỗn mang” đối với nhiều người Bởi vì:
- Các sách giáo khoa triết học,
y học thì cố gắng định nghĩa một cách “khó nhọc” hai chữ ÂM DƯƠNG:
• ÂM DƯƠNG là hai từ của một
khái niệm, biểu hiện hai yếu tố cùng tồn tại độc lập - tương phản, nhưng lại hòa đồng lồng
vào nhau, mà không triệt nhau để sinh biến… (NXB Văn hóa thông tin/1995).
• Một sự vật, một sự việc bao
giờ cũng có hai mặt, được khái quát hóa thành ÂM và DƯƠNG. ÂM DƯƠNG vừa dựa vào
nhau, vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất, vừa tương phản lại vừa đối xứng. ÂM
DƯƠNG là gốc của nhau, DƯƠNG lấy ÂM là gốc và ngược lại: ÂM lấy DƯƠNG làm
gốc (NXB Y học/1994).
- Trong khi thực tế vẫn có một
số thầy “vu thuật” (divinateur) giải thích: DƯƠNG là cõi sống, ÂM là cõi chết,
ÂM vô hình vô ảnh, DƯƠNG hữu hình sinh động cụ thể… rất dễ dẫn đến ngộ nhận ÂM
DƯƠNG là từ ngữ riêng của giới tâm linh thế tục (prémonition du culte ), dành
cho các lễ hội, cho các nghi lễ tín ngưỡng?
Theo người viết tản văn này,nhân dịp
tháng 7 âm lịch hàng năm (là mùa Vu Lan lễ hội tâm linh) nên chăng chúng ta
“hoàn trả” hai chữ ÂM DƯƠNG về đúng ý nghĩa tính khoa học của nó:
- ÂM là nhận vào (in – put).
- DƯƠNG là cho ra (out – put).
và mọi người cố gắng điều chỉnh hành vi sao cho hài hòa
cuộc sống “không thái quá mà cũng không bất cập” như sách giáo khoa đông y đã
dặn bảo: chỉ nhận vào khi thiếu (sao cho vừa đủ), chỉ cho ra khi thừa (để giữ
mức vừa đủ)!
Mời thư giãn với nhạc
phẩm HUYỀN THOẠI
của Phan Mạnh Quỳnh, qua tiếng hát Phan Mạnh Quỳnh:
*
LÊ TRUNG HƯNG (con trai cụ Thiên Lương)
Địa chỉ: Thầy thuốc Lê Hưng VKD, phường Chánh
Nghĩa,
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 083.804.17.42
…………………………………………………………………………
- Cập
nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 10.01.2019.
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét