NHẬN NHẦM THƠ
*
(Tác giả Chử Văn Long) |
Dạo đọc bài bàn về thơ của nhà thơ Thạch
Quỳ, đăng ở đặc san Báo văn Nghệ số hai. Anh tin có “Tính duy nhất trong thơ”.
Anh viện dẫn rằng khi còn ở vùng quê Thanh Chương - Nghệ An, chưa được tiếp xúc
sách vở gì, ngoài sách giáo khoa học ở trường làng. Vậy mà anh viết được mấy
bài thơ, giống hệt những bài thơ của người khác mà sau này lớn lên anh mới
biết. Giống đến từng dấu chấm, dấu phẩy… Theo anh, với những tài năng, trong
hoàn cảnh đồng điệu, lao động hết mình có thể tìm thấy “đáp số chung” là những
bài thơ giống hệt nhau, và đó là “ Tính duy nhất trong thơ”….
Đọc xong, tôi mỉm cười chả thể nào tin.
Nhớ lại ngày xưa, tôi từng được học ngành cơ khí chế tạo những chi tiết chính
xác để lắp lẫn. Chính xác đến cấp 0 ( không có sai số. Vậy mà khi lắp ghép vẫn
có những trường hợp không dùng được phải mượn đến “Cách đo đạc bằng cảm giác”
của bàn tay thợ lành nghề mới khắc phục nổi. Huống hồ thơ, thứ sản phẩm không
hề có kích thước đo đạc định hình. Thứ trò chơi ú tim giữa thực và mộng, cứ thế
săn đuổi nhau cho đến hết đời nhiều khi vẫn trắng tay mà không biết rằng, thực
sự mình chưa chạm được vào “Vạt áo yêu kiều, diễm lệ của Nàng Thơ”, thì làm sao
hai người làm thơ có thể viết hai bài thơ giống hệt nhau đến từng dấu chấm, dấu
phẩy. Từ xưa, chuyện thơ phú khắp Đông, Tây, chưa hề ở đâu có vậy. Tôi đoán
chắc rằng Thạch Quỳ đùa! Cố tình đùa! Bởi anh nêu mệnh đề ra rồi có chứng minh
gì đâu. Anh giấu cái đáp số cuối cùng. Có cho ai đọc câu thơ nào, bài thơ nào
anh đã làm và giống hệt của ai? Ấy vậy, chuyện đùa của anh cũng làm cho người
tin là thật, đã viết bài hưởng ứng “Tính duy nhất trong thơ”. Cũng vui, chẳng
sao, khi biết đấy là chuyện đùa của cái nghề cầm bút “Nạo óc mình ra” như Xuân
Diệu hay nói mỗi khi lao động đến kiệt sức, mắt nhoà, tay mỏi, đứng dậy… Còn gì
vui hơn, lúc ấy, kể một câu chuyện bông đùa để xung quanh nhầm tưởng. Tôi cho
bài viết Thạch Quỳ nhằm mục đích vậy. Nhưng thật trớ trêu vào “Ngảy thơ Việt
Nam” lần thứ hai, ngày rằm tháng riêng Giáp Thân vừa qua. Tử sân Quốc Tử Giám,
kết thúc “Hội thơ” Hội Nhà văn Việt Nam buổi sáng, tôi về trụ sở Hội Liên hiệp
văn học nghệ thuật Hà Nội - 19 Hàng Buồm, để tiếp tục “Hội thơ” Hà Nội buổi
chiều. Tôi đã nhận được tờ công văn của báo Bà Rịa - Vũng Tàu với nội dung: Số
tết báo Bà Rịa - Vũng Tàu có in bài thơ “Đọc thơ thôn Vỹ” của tôi, nhưng có một
người làm thơ ở Vũng Tàu, tên là Duy Tân đã đến toà soạn nhận bài “Đọc thơ thôn
Vỹ” là của tác giả Duy Tân chứ không phải tác giả Chử Văn Long! Toà soạn đề
nghị tôi phải chứng minh việc này?
Chuyện thật mà như đùa. Chả nhẽ điều
tôi không tin ở Thạch Quỳ nói trước đây, ma xui quỷ ám thế nào lại có thể xảy
ra đúng với tôi. Nghĩa là một ông Duy Tân nào đấy ở Vũng Tàu, chưa hề biết mặt
nhau, thậm chí tôi chưa nghe tên bao giờ, lại có thể viết bài thơ “Đọc thơ thôn
Vỹ”. Cũng cùng tít đề như vậy. Cùng ba khổ thơ giống hệt thế này:
ĐỌC THƠ THÔN VỸ
Từ
có người đề thơ Thôn Vỹ,
Lá
mới biếc xanh, trăng mới diệu huyền
Chẳng
biết có còn hàng cau thuở ấy
Mà
bâng khuâng nhớ gương mặt chữ điền!
Ai
đem phẩy nét buồn thành lá trúc
Giòng
nước buồn thiu tứ ấy chảy qua lòng
Qua
bao dòng sông cờ ngô phơ phất
Cứ
ngỡ trăng thôn Vỹ chảy theo cùng
Yêu
đến thế sao em thành khách lạ:
Anh
lại ngồi mơ áo trắng đường xa.
Mới
cảm hết nỗi đau Hàn Mặc Tử
Khi
sông trăng chẩy sáng trước nhà.
Nếu không chứng minh được bài thơ trên
là của mình, tôi sẽ là người mắc tội “Đạo văn”!
Giá không có khoảng cách gần hai nghìn
cây số Vũng Tàu - Hà Nội, tôi sẽ rủ người bạn thơ đã chứng kiến sự ra đời của
bài “Đọc thơ thôn Vỹ” của tôi đến toà soạn Bà Rịa - Vũng Tàu để kể lại chuyện
những năm tháng đầy mệt mỏi vì bao nhiêu lẽ,
nhà cửa, áo cơm, tình đời, tình người… Ngôi nhà nhỏ của bạn tôi ở thị
trấn Ngọc Hồi, ngoại thành Hà Nội, từng chứng kiến tôi đứng dậy về, không dắt
vững nổi cái xe, bạn tôi phải đỡ lên. Vậy mà mấy năm liền ngoài mấy giờ có mặt
tại cơ quan báo Người Hà Nội, chúng tôi nói chuyện khan, trên đời dưới đất,
buồn vui cơm áo… Xoay quanh lại vào chuyện thơ. Có hôm hai anh em gộp tiền lại
không đủ bữa ăn trưa, ba nghìn đồng. Mình thương mình chẳng đủ. Một hôm nói
chuyện về bài thơ: “Đây thôn Vỹ Dạ” bỗng thấy thương Hàn Mặc Tử lại chẳng được
trời cho vô tật bệnh như mình, tha hồ đi đó đi đây, có bạn có bè trò chuyện làm
thơ... Thế là cả tuần lễ ấy, gần như chỉ xoay quanh đời thơ Hàn Mặc Tử… Bạn tôi
đã viết được bài tiểu luận “Lối vào bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ” và tôi làm xong bài
thơ “Đọc thơ thôn Vỹ”, in số Tết năm ấy ở báo Người Hà Nội (1997). Sau đó, cũng
trên báo Người Hà Nội, có người vì quá yêu mến bài thơ đã khen đến mức làm số
người khác chạnh lòng về những câu thơ như “Ai
đem phẩy nét buồn thành lá trúc” là câu thơ cổ kim ít có!
Nghe rõ những chuyện buồn vui như vậy,
chắc toà soạn Bà Rịa - Vũng Tàu tin “Đọc thơ thôn Vỹ” là của tôi, không thể có
ông Duy Tân làm được. Còn ông Duy Tân lại vì quá mê bài thơ hoặc quá tin luận
điểm về “Tính duy nhất trong thơ” của Thạch Quỳ, dính hai việc ngẫu nhiên lại
với nhau thành chuyện.
Nhưng vì Hà Nội quá xa, tôi đành phô tô
những trang bản thảo được gạch xoá trong sổ tay, lưu từ năm 1996, và chút giấy
tờ cần thiết để gửi cho ông Phó tổng biên tập báo Bà Rịa - Vũng Tàu, người đã
kí công văn gửi tôi… chờ hồi âm của toà soạn và yêu cầu ông Duy Tân cũng phải
có lời…
Chiều nay 20 tháng 2 năm 2004, tôi nhận
được điện của ông Phó tổng biên tập báo Bà Rịa - Vũng Tàu (ông Nguyễn Nam Bình)
nói rằng: “Sau khi nhận được bản thảo và tài liệu của tôi, toà soạn đã ba lần
gọi điện cho ông Duy Tân mang tài liệu của mình để chứng minh. Nhưng ông ấy
không đến… Toà soạn đã kết luận, bài thơ “Đọc thơ thôn Vỹ” là của tác giả Chử
Văn Long. Xin tiếp tục gửi trả nhuận bút bác Long. Mong bác thông cảm”…
Nghe mà buồn lòng. Việc đời đơn giản
vậy ư? Người ta vừa viết yêu cầu công văn yêu cầu mình phải chứng minh giấy tờ…
May mà mình còn lưu được bản nháp trong sổ tay, rồi những tờ báo đã in bài thơ
từ những năm trước. Giả thử bài mới viết ra, và không có bản nháp như một số
thi sĩ “Tài tử” vẫn hay làm một khi họ hứng, tiện đâu, mượn bút, xin tờ giấy
viết ngay tại chỗ, bản nháp vo tròn ném sọt rác, còn bài viết thấy ổn cho phong
bì gửi ngay…, thì bây giờ mình đã thành kẻ đạo văn! Tôi nói với ông Phó tổng
biên tập Bà Rịa: Thế ông không nghĩ, việc công văn của ông gửi Văn phòng Hội
VHNT Hà Nội, đã có bao nhiêu người biết việc này giờ thì làm sao giúp tôi thanh
minh chứ? Ông Bình trả lời: “Chúng tôi gửi riêng cho bác, gửi tên bác, công văn
bị bóc là do trách nhiệm của Hội Văn nghệ Hà Nội, chúng tôi cơ quan báo địa
phương không làm gì khác được”.
Hoàn cảnh dẫn đến vậy, tôi phải viết
bài nhờ báo chí thanh minh cho mình. Trong bài viết tôi đã kể hết diễn biến câu
chuyện. Chắc thông cảm với những trớ trêu; như vậy, hơn một tuần sau, báo người
Hà Nội đăng trước, rồi đến phụ san thơ Văn nghệ, báo Công an Nghệ an (số cuối
tháng). Cuối cùng là tạp chí Sông Lam, rồi báo người cao tuổi, trích nội dung
của bài. Báo Văn hoá Văn nghệ Công an đưa tin, tỏ tình cảm minh oan và chia sẻ
với tác giả đã được các báo bạn ủng hộ…
Ngày mùng 7 tháng 3 (tức 17 tháng 2 âm
lịch) năm 2004. Đúng ngày giỗ mẹ tôi. Gia đình vừa hương khói xong, con cháu
đầy đủ. Các cháu vừa chúc mừng tôi vừa “minh oan” được cái chuyện không đâu… Có
chuông điện thoại reo, tôi cầm nghe… Người đầu giây bên kia xưng là Duy Tân ở Vũng Tàu, xin gặp nhà thơ Chử Văn Long.
Rồi ông thanh minh kể lể thật dài đến nỗi nhắc ông, điện thoại liên tỉnh chắc
sẽ tốn nhiều tiền. Ông vẫn nói tiếp rằng nếu nhà thơ không tha lỗi cho tôi,
chắc tôi phải uống thuốc chuột tự tử… Ông kể, ông người ở Nghệ An, năm nay đã
72 tuổi. Trước đây học Đại học Sư phạm Vinh, vì gia đình địa chủ, phải lưu lạc
vào tận Vũng Tàu dạy học, rồi phải giảm biên chế lấy một cục lương về nghỉ, kiếm
việc làm vặt nuôi gia đình… Có làm thơ được bầu làm tổ trưởng một câu lạc bộ
thơ Đường ở thành phố Vũng Tàu, nên mới xẩy ra cơ sự… Giờ tui xin đọc bài thơ,
nó không hay, dù có “rác tai” xin nhà thơ nghe hộ để thông cảm cho tôi không cố
tình nhầm lẫm… Tôi phải nhắc lại rằng điện thoại tỉnh xa là rất tốn tiền. ông
vẫn đọc… và cuối cùng nhắc lại, tôi đã định uống thuốc chuột!
Lòng buồn thật nhưng nghe một người
chưa gặp nhau bao giờ, vì mấy câu thơ mà ông ta nói định uống thuốc chuột tự
tử… Tôi chả nghĩ ngợi gì thêm và nói rằng “Thôi, tôi nghe mọi chuyện bác nói
vậy. Sự sống với bất kì ai ở trên đời thêm một ngày một tháng cũng đều quý giá.
Tôi đồng ý viết thư cho báo Vũng Tàu, nói rằng bác đã gặp tôi, mọi việc coi như
là xong!”.
Hồi sau tôi viết lá thư, tường thuật
cuộc điện thoại ấy cho ông Phó tổng biên tập báo Bà Rịa, trên đường đi Vinh,
tôi đã bỏ thùng bưu điện cho nhanh…
*.
CHỬ VĂN LONG
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Điện thoại: 035.881.82.63
Email: haicv08@gmail.com
...........................................................................................................
- Cập
nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 05.06.2020.
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét