KỂ CHUYỆN TÔ HOÀI - Tác giả: Nguyễn Bảo Sinh (Hà Nội)

Leave a Comment

 

KỂ CHUYỆN TÔ HOÀI

*

(Tác giả Nguyễn Bảo Sinh)

Trong các cuộc trò chuyện, nhà văn Tô Hoài chỉ uống bia, uống rất nhiều bia và cười cười. Cụ thường đặt ở giữa bàn một bình rượu dân tộc mầu nâu sẫm, thắt nơ đỏ thẫm, đề chữ mầu xanh: “rượu Tô Hoài”.

Đề tài mà Tô Hoài thích bàn nhất là cách chơi gái. Cụ nhớ rất rõ các loại nhà thổ thời tạm chiếm, thậm chí nhớ cả tên một số cave ở ngay cạnh nhà tôi mà tôi quên bẵng từ lâu. Cụ bảo, thời tạm chiến, mỗi lần nghe tin Pháp ném bom khu kháng chiến là một số bạn bè cụ lại rủ nhau đi chơi cave đầm, đè nó xuống chiếu, dập thật mạnh để trả thù cho dân tộc.

“Hận đời nát ruột bầm tim

Trả thù đành phải sờ chim giải sầu”

Cụ kể, cái nhà văn hóa quận Hai Bà Trưng thời tạm chiến là nhà thổ ế, vì có mấy đôi trai gái mại dâm với nhau đã treo cổ tự tử tập thể.

Khách hỏi: “Ngày xưa nhà thổ có nộp thuế môn bài, vậy có được đề thương hiệu không?”. Cụ bảo: “Thương hiệu của nhà thổ là sơn đen”.

Tô Hoài khoe được nhà nước cho đi thăm quan Ấn Độ đã mục sở thị các sư sãi phải quán chiếu 72 cách làm tình đến chán ốm mới thôi.

Có lẽ chỉ mê gái, yêu văn, thích rượu, ít bàn về chính trị mà Tô Hoài trở thành đại thọ, đại thọ trong tuổi đời, đại thọ trong “Cụ dế”.

Gần đây, khi báo An ninh thế giới cuối tháng phỏng vấn về chuyện trăng hoa của Tô Hoài. Cụ bảo chỉ là “nhặt cánh hoa tàn về chơi” thôi và nhờ trời khi chia tay không để lại hậu quả gì nghiêm trọng cả. Còn về văn chương cũng chỉ “may thuê, viết mướn kiếm ăn lần hồi”. Hỏi về tính xu thời chính trị, cụ bảo chỉ là loại xu thời cò con thôi, còn cò to là Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi kia. Thời chiến tranh, một lần đoàn tù binh phi công Mỹ giải đi qua đường phố Hà Nội, Tô Hoài nhảy lên đấm tên phi công cao lênh khênh. Có người hỏi cụ đấm để làm gì? Tôi Hoài bảo:

- Tôi chỉ đấm giả vờ để tỏ lòng yêu nước thôi.

Theo Tôi Hoài, bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi là bài “Sám hối”:

“Người tôi còn nhiều bùn tanh

Mặt tôi nhuộm xanh nhuộm đỏ

Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ

Nhiều dây nhợ tự buộc mình

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm

Và quên đi mọi dối lừa khoác lác

Tôi biết tôi đã nhiều lần ác

Và ngu dại còn nhiều lần hơn”

Cụ khen Nguyễn Đình Thi là người khéo bắt chước mặc dầu vốn sống thực tế rất hời hợt.

Hỏi tác phẩm “Đến thượng đế cũng phải cười”, trong đó Nguyễn Khải tự nhận là cháu 7 đời của quận công Nguyễn Bặc thì cụ bảo đó là do già rồi sinh lẫn:

“Xưa khoe là mõ ba đời

Nay khoe lý lịch bẩy đời quận công”

Còn chuyện “Chí phèo” của Nam Cao là do vợ chịu ảnh hưởng của AQ rồi mô-li-phê kể cho Nam Cao chép lại.

“Món khoái khẩu của nhà văn là bất tử

Nhưng tiếc rằng thượng đế chỉ mời rơi

Món chán nhất là bùa mê cháo lú

Diêm vương mời chắc chắn phải xơi”

Khi Tô Hoài ngoài 90 tuổi, Như Mạo cố nài Bát Phố đến thăm cụ. Như Mạo bấm điện thoại cho bạn bè khoe đang ngồi cạnh Tô Hoài và tha thiết Tô Hoài nói chuyện điện thoại với bạn mình để thêm oai. Bát Phố thấy mà nhục. Như Mạo nhờ Tô Hoài viết hộ đề tựa một tập thơ. Tôi Hoài bảo mình chỉ viết văn chứ không biết làm thơ. Như Mạo bảo, trong tự truyện cụ có làm thơ. Tôi Hoài nói:

- Thời ấy vì ngu xuẩn, tôi tưởng nhầm mình là thi sĩ.

Như Mạo ỉu xìu như bánh mì gặp nước.

Biết chuyện này, nhà thơ đường phố Đắc Hậu vịnh bài thơ:

“Như thật còn chẳng ăn ai

Mày còn Như Mạo đéo ai dám gần”

------------

(Trích từ: BÁT PHỐ)

 

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc CHUYỆN CỦA

GÃ KHỜ, truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến:

*.

NGUYỄN BẢO SINH

Địa chỉ: Nhà số 30, ngõ 167, Trương Định

Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

 

 

 

 

..........................................................................................................

- Cập nhật từ email: tranchicuong27@yahoo.com.vn ngày 21.04.2022

- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét