HAI
NGƯỜI VỢ
CỦA
NHÀ THƠ HỮU LOAN
Mình
rất kính nể nhà thơ Hữu Loan về nhiều mặt, rất yêu thích bài thơ Màu Tím hoa Sim bất tử của ông và
cũng rất thích những bản nhạc được phổ theo bài thơ đó. Đây là một bài thơ được
phổ nhạc nhiều nhất, tất cả là 8 bài; Áo
Anh Sứt Chỉ Đường Tà (Phạm Duy) Chuyện
Hoa Sim (Anh Bằng), Chuyện Người Con
Gái Hái Sim (Hồng Vân), Màu Tím Hoa
Sim (Duy Trá), Màu Tím Hoa Sim
(Song Ngọc), Những Đồi Hoa Sim (Dũng
Chinh), Tím Cả Chiều Hoang (Anh
Bằng), Tím Cả Rừng Chiều (Thu Hồ).
Mình
có cách nghe nhạc hơi khác người, nghe bản nào thì nghe đủ các giọng ca hoặc đủ
các bản không lời trình bày về bản nhạc đó. Chẳng hạn như nghe Nhạc Nga Đôi bờ thì nghe đủ tiếng hát của
Thảo Vân, Lê Cát Trọng Lý, Lê Dung, Ngọc Anh, Maya Kristalinskaya (Ca sĩ
Nga trình bày đầu tiên bản nhạc này), Minhhankiev, Dva Begara … Hoà âm
thì nghe Hoàng Cường (Pianist), Đức Thao (Tiêu - Sáo), Bossa Band…, nghe cả mp3
đến nghe và xem video,
Hôm
nay, để thư giãn, nghe lại mấy bài hát phổ thơ Màu Tím Hoa Sim, xong bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, của “phù thủy âm nhạc” Phạm Duy, bỗng
nhớ tới những lời nhạc sĩ Phạm Duy nói khi nghe tin nhà thơ Hữu Loan mất; “Anh Hữu Loan mất thì mình tiếc thương cái
tài của anh ấy. Chứ còn anh ấy 95 tuổi, mà chết đi thì mình mừng chứ! Bởi nếu
như tôi không nhầm thì lúc này anh ấy đã bị lẩm cẩm rồi. Mà người già, như tôi
chẳng hạn, năm nay cũng đã 90 rồi, chỉ thua anh Hữu Loan vài tuổi thôi, đều sợ
nhất một điều là về già mà bị lẩm cẩm”.
Trong
lòng mình hiện lê hình ảnh nhà thơ Hữu Loan, rất thi nhân nhưng cũng rất quắc
thước can trường và bất khuất, chép lại mấy dòng từ chính những lời ông thổ lộ.
Như
chính nhà thơ Hữu Loan thổ lộ: “Tôi sinh
ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn
trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà… Đến
năm 1938, lúc đó cũng đã 22 tuổi, tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng
con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai”.
Có
bằng tú tài, nhà thơ Hữu Loan về Thanh Hóa dạy học. Ông làm gia sư ở nhà của
ông Lê Đỗ Kỳ - Tổng thanh tra canh nông Đông Dương và dạy đọc, dạy viết cho cô
bé Lê Đỗ Thị Ninh. Kháng chiến chống Pháp bùng lên, nhà thơ Hữu Loan vào quân
đội và làm công tác tuyên truyền. Ông hành quân qua những ngả đường và làm những
bài thơ thời sự để phục vụ cách mạng.
Đầu
năm 1948, nhà thơ Hữu Loan nghỉ phép về Thanh Hóa, và gặp lại cô bé Lê Đỗ Thị
Ninh mà mình đã dạy học thuở nào, giờ đã thành một thiếu nữ 17 tuổi xinh đẹp.
Họ cưới nhau ngày 6/2/1948, rồi nhà thơ Hữu Loan ra Nghệ An làm chủ nhiệm Báo
Chiến sĩ của Sư đoàn 304. Chỉ ba tháng sau, nhà thơ Hữu Loan nhận được tin vợ
mất.
Theo
hồi ức nhà thơ Hữu Loan: “Hôm đó là ngày
25/5 âm lịch, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn thuộc ấp Nhị Long - Nông
Cống, vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi nên trượt chân chết đuối! Con
nước lớn đã cướp em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại
cho tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi!”
Nước
mắt nhà thơ Hữu Loan khóc vợ, đã trào ngược vào tâm can mà thành “Màu tím hoa sim” cay đắng: “Má tôi ngồi bên mộ con/ Đầy bóng tối/ Chiếc
bình hoa ngày cưới/ Thành bình hương/ Tàn lạnh vây quanh”. Sau hình thức
phổ biến bằng cách chép tay và đọc cho nhau nghe, “Màu tím hoa sim” chính thức được Nguyễn Bính in trọn vẹn trên
Báo Trăm Hoa vào năm 1956. Nửa thế kỷ vừa qua, “Màu tím hoa sim” là một trong những bài thơ được nhiều người
tán tụng nhất trong thi ca Việt Nam! Và “Màu tím hoa sim” cũng là bài thơ đầu
tiên được mua bản quyền như một hình thức bảo tồn văn hóa, với giá 100 triệu
đồng, vào năm 2004.
Niềm
xót xa “những đồi hoa sim dài trong chiều
không hết/ màu tím hoa sim/ tím cả chiều hoang biền biệt”, sau này đã trở
lại trong thơ Hữu Loan qua bài “Thánh
mẫu hài đồng” day dứt: “Em đi tím
đất chiều hoang/ Ta như mất mẹ khóc tang hai lần”.
Ngày
16/11/1953, nhà thơ Hữu Loan cưới vợ lần thứ 2. Năm ấy, bà Phạm Thị Nhu cũng 17
tuổi như Lê Đỗ Thị Ninh thuở nào “tóc
nàng xanh xanh, ngắn chưa đầy búi”. Họ sống bên nhau gieo neo và đầm ấm đến
cuối đời, có chung 10 đứa con, 6 trai 4 gái. Bà Phạm Thị Nhu cũng được Hữu Loan
viết tặng bài thơ “Hoa lúa”
vào năm 1955: “Em ca giữa đồng xanh bát
ngát/ Anh nghe quê ta sống lại hội mùa… Xa em năm nhớ, gần em mười thương/ Còn
bàn tay em, còn quê hương mãi”
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Bàng0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Ninh Ninh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Khôi0
- Các bài viết của
(về) tác giả Vũ Thị Hương Mai0
- Các bài viết của
(về) tác giả Châu Thạch0
Mời thư giãn với
nhạc phẩm NHỮNG ĐỒI HOA SIM
của Dzũng Chinh, thơ Hữu Loan, qua tiếng
hát Đan Nguyên:
*
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: 61B, ngõ 311, đường Đằng Hải,
quận
Hải An, thành phố Hải Phòng.
Email: bnguyen37@gmail.com
.
.............................................................................................................
-
Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 15.07.2018.
-
Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
-
Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét