ĐỌC CÔNG TRÌNH KHOA
HỌC
NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIỌNG QUẢNG NAM
*
(Tác giả Thái Hạo) |
“Những
ý kiến cho rằng giọng Quảng Nam có diện mạo phát âm như chúng ta thấy ngày nay
là do ảnh hưởng từ việc tiếp xúc giữa người Chăm và người Việt hoàn toàn không
có chứng cứ gì về mặt ngôn ngữ và lịch sử […].
Trong khi đó, các chứng cứ cho nguyên nhân biến
đổi lại nằm ngay trong bản thân tiếng Việt, ở những vùng xa ngái, được tìm thấy
rõ ràng nhất là trong tiếng Việt giọng Nghệ Tĩnh và Thanh Hóa, nơi xuất phát
của đa số các nhóm di dân đầu tiên vào Quảng Nam […]
Giả thuyết giọng Quảng Nam được xây dựng trên cái
nền giọng Thanh Hóa và thu nhận, điều chỉnh một số nét độc đáo ở giọng Nghệ
Tĩnh tuy cũng chỉ là một cách giải thích, nhưng nó thận trọng, có cơ sở ngôn
ngữ và dựa vào lịch sử di dân, cho nên vững chãi hơn rất nhiều những suy đoán
không có hoặc không đủ chứng cứ”. (Andrea Hoa Phạm, Nguồn gốc hình thành giọng Quảng Nam).
Đây là một cuốn sách thú vị và gây bất ngờ. Bất
ngờ bởi nó khác với những đoán định từ trước đến nay vẫn cho rằng giọng Quảng
Nam là do người Chăm nói tiếng Kinh mà thành! Nay, với những bằng chứng ngôn
ngữ học, tác giả Andrea Hoa Pham công bố một kết luận khác: nó là giọng được
mang từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh vào.
Nó bất ngờ và sẽ còn bất ngờ rất lâu nữa với
những độc giả không chuyên, thậm chí còn gây ra những cãi cọ rất buồn cười ở
nhiều người do bập bõm về tri thức ngôn ngữ học. Đây là một công trình khoa
học, không phải là tản văn chuyên chở những ý tưởng lãng mạn bay bổng. Có rất
nhiều trang trong cuốn sách này là không thể đọc được đối với người không có
chuyên môn sâu về âm vị học và ngôn ngữ học nói chung.
Âm vị học, ngôn ngữ học lịch sử là những ngành
học gần giống như toán học (cao cấp), nó đòi hỏi tính chính xác và giá trị chân
lý phổ quát; vì thế, những tri thức ấy chỉ dành cho một thiểu số các nhà khoa
học chuyên sâu. Rất may mắn, ngoài những nội dung có tính chuyên ngành đó, cuốn
sách còn mang đến những tri thức về lịch sử, di dân, văn hóa, về dân tộc học…,
với những chuyến đi điền dã gây cảm hứng phiêu lưu, đủ để hấp dẫn chúng ta.
Cuốn sách được viết bởi một giáo sư đại học Mỹ
gốc Việt, dù xa quê hương đã lâu nhưng văn phong tiếng Việt thì rất trong sáng,
và đẹp. Có nhiều trang trong sách mang đến cho người đọc những xúc cảm đặc biệt
về quê hương và tiếng nói quê hương như một tài sản vô giá, làm khơi dậy tình
yêu tiếng Việt và yêu lịch sử các tộc người anh em trên đất nước Việt Nam.
Tôi đã đọc cuốn sách này với tâm thế của một học
trò. Cảm ơn tác giả Andrea Hoa Pham vì một công trình tham khảo có giá trị
nhiều mặt, đặc biệt là sự chặt chẽ và nghiêm cẩn trong nghiên cứu nhưng không
độc đoán và “học phiệt” như càng ngày càng xuất hiện nhiều trong thời gian gần
đây, nhất là giữa bối cảnh mà mạng xã hội đã gây nên “ảo tưởng thông thái” ở
khắp nơi.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Thái Hạo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phùng Hiệu0
- Các bài viết của
(về) tác giả Hoàng Hải Vân0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phan Huyền Thư0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hưng Hải0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Đức Tín (Khét)0
- Các bài viết của (về) tác giả Phạm Xuân Nguyên0
Mời nghe Khề Khà
Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CU TỐ LÀNG
TÔI của Đặng Xuân Xuyến:
*.
THÁI HẠO (tên thật: Lường Tú Tuấn)
Địa chỉ: Thôn Tào Sơn, xã Thanh Thủy.
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
.............................................................................................................
- Cập nhật từ messenger facebook Đinh Dũng ngày
02.08.2022.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang
Đặng Xuân Xuyến.
- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ
nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét