TRÀO LƯU THƠ TỤC - NÉT ĐỘT PHÁ HAY QUÁI THAI TRONG VĂN HỌC? - Tác giả: Hàn Phi Nhạn ; Vũ Thị Hương Mai giới thiệu

Leave a Comment

 

TRÀO LƯU THƠ TỤC -

NÉT ĐỘT PHÁ HAY QUÁI THAI

TRONG VĂN HỌC?

*

Vũ Thị Hương Mai giới thiệu

Tác giả: Hàn Phi Nhạn - Facebook Trần Tố Ngọc

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

 

Mấy năm gần đây, trên thi đàn thơ Việt bỗng xuất hiện ngày càng nhiều những bài thơ tục. Hình như người người đua nhau làm thơ tục, nhà nhà thi nhau sản xuất thơ tục, thượng vàng hạ cám đủ loại, tạo thành một trào lưu rộng khắp từ trong nước cho đến hải ngoại.

 

CÓ PHẢI NÉT ĐỘT PHÁ?

Thơ tục là một dạng thơ miêu tả chi tiết những cảnh làm tình của con người, những tên gọi bộ phận sinh dục "rất thật" của con người, tả một cách tự nhiên, gọi một cách tự nhiên không hề biết ngượng ngùng hay e ngại. Thơ tục giống như đoạn phim sex, trần trụi về nội dung và tất nhiên không bao giờ mang bất cứ một giá trị nghệ thuật nào.

Những người làm thơ tục cho rằng: thơ tục là nét đột phá trong văn chương, là sáng tạo, là tiếng nổ phá tan bức tường văn chương truyền thống, nó giống như một luồng ánh sáng làm mới nền văn học vốn dĩ đã cổ lỗ sĩ không còn phù hợp với thời đại ngày nay.

Những người làm thơ tục cho rằng: họ là những người dũng cảm, dám đi đầu trong công cuộc khai phá, đặt nền móng cho sự cách tân văn học, thách thức giá trị cơ bản chân thiện mỹ, phản pháo, đi ngược lại tư tưởng khuôn mẫu mà họ mĩa mai là đạo đức giả tồn tại trong nền văn học dân tộc hơn 4.000 năm.

Thậm chí họ còn cho rằng: thơ tục đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX qua các tác phẩm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, họ là kẻ kế thừa, nối gót Hồ Xuân Hương mà thôi.

 

QUÁI THAI VĂN HỌC

Nền tảng văn học truyền thống luôn lấy chân, thiện, mỹ làm nền tảng cơ bản, lấy đạo đức làm kim chỉ nam, định hướng, hình thành nhận thức con người đạt đến tột cùng của văn hóa thuần túy đã được ông cha ta chắt lọc, sàng sảy qua hơn 4.000 năm lịch sử.

Mỗi chúng ta, từ lúc mới mở mắt chào đời, tâm hồn chúng ta ai không một lần được tắm gội, được lặn ngụp, hòa quyện, tan chảy trong những câu ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, bên chiếc nôi in hằn bàn tay của mẹ, để từ đó văn hóa thuần khiết bắt đầu hình thành nên nhân cách chúng ta.

Văn hóa ấy có phần của văn học, dù nó sinh ra và hiện hữu dưới dạng nào, hình thức nào, nó vẫn luôn là dòng chảy trong vắt, thánh thiện, lấp lánh những chân thiện mỹ.

Vậy mà giờ đây trong mắt những người làm thơ tục, sự tốt đẹp ấy lại biến thành thứ cổ lỗ sĩ, thứ cần phải thay đổi, thứ phải phá bỏ đi, bởi nó là vật cản của nền văn học hiện đại. Họ phản bác, họ phỉ báng, họ kêu gào cách tân đổi mới văn học và thơ tục chính là thứ vũ khí họ lựa chọn để hy vọng đánh gục nền văn học truyền thống.

Tôi xin hỏi họ : từ lúc họ sinh ra và lớn lên, ông bà cha mẹ họ đã dạy họ những gì, có phải đã dạy họ những điều mà họ cho rằng đạo đức giả ấy không? Và họ đã dạy lại con cháu họ những gì, có phải những điều mà hôm nay họ mĩa mai là đạo đức giả ấy không? Những bài thơ tục họ sáng tác ra, họ có dám đọc cho con cháu họ nghe không? Họ có đủ can đảm ngâm nga những câu thơ ấy mà ru cho con cháu họ ngủ không?

Tất nhiên là không rồi, bởi thứ họ hí hửng, huênh hoang luồng " gió mát" ấy chẳng qua chỉ là cặn bã, rác rưởi, là những lọ thuốc độc thì làm sao họ dám kề lên môi, đổ vào miệng con cháu họ?

 

THƠ TỤC VÀ HỆ LỤY

Thơ tục nhìn ở góc độ nào đó, thật ra chỉ là chiêu trò của những người muốn nổi tiếng nhưng không biết làm cách nào để nổi tiếng, nên họ chọn cách đi ngược lại dòng chảy văn học, đi ngược lại đạo đức, thuần phong mỹ tục, phỉ báng, đạp đổ những giá trị sống đã nuôi dưỡng họ, với hy vọng sẽ được mọi người chú ý đến họ, biết đến họ, dù người ta chú ý đến họ, biết đến họ bằng những suy nghĩ xấu xa, bằng những ánh nhìn xem thường, khinh bỉ. Họ sẵn sàng chấp nhận cởi bỏ hết quần áo, trần truồng giữa chợ để được mọi người nhìn vào họ, dù người ta nhìn vào họ để ngao ngán lắc đầu.

Thơ tục, đối với người trẻ cũng giống như phương tiện, bệ đỡ giúp họ sớm nổi danh, đối với người già cũng giống như những tiếng thét đứt quảng, hấp hối cuối đời mà họ cố vùng vẫy gào lên, để được người ta nhớ đến cái tên của họ, trước khi họ tắt thở về bên kia thế giới.

Thơ tục đã trở thành trào lưu, mà trào lưu thì không ít người tham gia, không ít người bán rẻ nhân cách mình, bôi bẩn mặt mũi mình để hóa thân vào nó. Thơ tục có phe phái đàng hoàng, có hội nhóm đông đúc, tiền hô hậu ủng, kẻ hứng người tung, đánh bóng cho nhau bằng những mỹ từ tự phong : nhà văn, nhà thơ, thi sĩ. Họ giống như một dàn đồng ca, kẻ bè người hát, từ trong nước ra tới hải ngoại, sẵn sàng quật lại, trù dập, chửi bới những ai lên tiếng phản đối sự " cách tân " văn học của họ.

Tất nhiên, thơ tục gây ra những hệ lụy khôn lường. Nó làm ô uế nền văn học thuần khiết, nó chối bỏ những giá trị đạo đức cơ bản, nó phá hoại tư tưởng, làm xói mòn, lệch lạc nhận thức của con người. Xấu hổ hơn, khi những bài thơ tục ấy được phát hành, đăng tải trên các tạp chí nước ngoài, thế giới sẽ nghĩ gì về nền văn hóa dân tộc Việt Nam?

Sáng tạo, đổi mới trong văn học có nhiều cách, không nhất thiết phải mượn danh sáng tạo đổi mới để sinh ra thứ quái thai, kỳ quặc như vậy. Bùi Hiền từng cải cách tiếng Việt, từng đẻ ra những thứ quái thai dị hợm, nhưng rồi cũng bị xã hội lên án đào thải, bởi nó không phù hợp, không phục vụ cho lợi ích nhân dân. Thơ tục rồi cũng bị chết yểu, bị xã hội đào thải, lãng quên nó, như đào thải lãng quên những con người sinh ra nó mà thôi.

Hàn Phi Nhạn xin mạn phép đăng lại một bài thơ của NGUYỄN VIỆN để minh họa cho bài viết.

1.

Tôi nhâm nhi đầu vú nàng

và tôi uống từng ngụm thinh không

giữa háng nàng

những mùa màng ẩm ướt

và rừng cây xanh lên cơn ngái ngủ

2.

Nàng mớm cho tôi chút nước nguồn tinh khiết

từ dưới vực sâu tôi thức dậy

mùi của trần gian mênh mang quá

và nấm hoang vu mọc thiết tha

3.

Tôi úp mặt xuống chân trời và ngửi

thấy mùi khai nồng nước đái trên chùm lông lồn của nàng

những con chim sa đà hót khản

giọng vào hư không niềm thương tiếc

màu xanh của nấm mồ

và linh hồn tôi tan rữa

4.

Tôi cắn ngập răng bờ vai nõn

trong lúc hai tay bóp vú nàng

cơn mưa trái mùa bất chợt đổ xuống

những thanh âm của đổ vỡ từ muôn kiếp

và thất lạc trong vũng lầy của thời gian

5.

Nàng đẻ ra tôi một đêm lồn ứa máu

và thổi vào tôi ngọn gió ban mai

mùa xuân trên những cánh đồng

hoang dại lầm lũi quay về

tôi quỳ xuống hôn nỗi biệt ly trong vực thẳm vẫn nồng cháy

*.

Tác giả bài thơ: NGUYỄN VIỆN

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

“CÔ” SƯỚNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:

0 comments:

Đăng nhận xét