NGÔ
HƯƠNG GIANG, HÀNH ĐỘNG ĐẠO VĂN
VÀ
NHỮNG PHẢN ỨNG KỲ LẠ
*
Bài “Bàn thêm về
cái gọi là ‘đạo văn” của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da
Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô
Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc.
Đầu đuôi câu chuyện như sau:
Ngày 4/1/2010, nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng
từ Huế chuyển sang Úc cho tôi một email có đính kèm 5 bài tiểu luận của sinh
viên Ngô Hương Giang.
Ngày 5/1/2010, tôi giở ra đọc bài “Bàn về khái niệm huyền thoại trong văn học”
của Ngô Hương Giang. Vừa đọc đoạn đầu tiên, tôi lập tức có cảm giác rằng Ngô
Hương Giang đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Tôi đọc tiếp và nhận ra rằng Ngô
Hương Giang đã chép nguyên văn một đoạn rất dài khác từ một bài tiểu luận của
Nguyễn Hưng Quốc.
Tôi lập tức chuyển bài viết ấy của Ngô
Hương Giang cho Nguyễn Hưng Quốc xem lại.
Ngày 6/1/2010, Nguyễn Hưng Quốc gửi
email xác nhận với tôi rằng đúng là Ngô Hương Giang đã chép y nguyên nhiều câu
và đoạn trong bài “Chủ nghĩa hậu
hiện đại và những cái (cần) chết trong văn học Việt Nam”.
Nhận được email của Nguyễn Hưng Quốc,
tôi giở bài của Ngô Hương Giang ra so sánh với bài của Nguyễn Hưng Quốc. Tôi tô
màu vàng những đoạn giống nhau và gửi lại cho Nguyễn Lãm Thắng, cùng với lá thư
sau đây:
--------------------
Nguyễn Lãm Thắng thân,
Khi em chuyển cho anh 5 bài tiểu luận
của sinh viên Ngô Hương Giang, anh rất vui vì thấy giới trẻ đã có người chịu
khó đi vào lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết văn học đương đại.
Nhưng đang vui, thì… rất tá hoả, vì ngay
ở bài đầu tiên, “Bàn thêm về khái niệm huyền thoại trong văn học”, sinh viên
Ngô Hương Giang đã chép nguyên văn nhiều đoạn từ bài tiểu luận “Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái (cần)
chết trong văn học Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc.
Ngay cả việc trích lại những trích dẫn
từ một tiểu luận của người khác, thì sinh viên Ngô Hương Giang cũng phải ghi rõ
xuất xứ của sự trích lại ấy.
Đằng này, sinh viên Ngô Hương Giang đã
chép nguyên văn những lời dẫn giải và tư kiến của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc, rồi
cố tình ghi xuất xứ khác để che lấp sự đạo văn, làm ra vẻ đó chính là công
trình nghiên cứu, tư duy và diễn giải của mình. Hành vi này vi phạm đạo đức
nghiên cứu khoa học (academic misconduct) một cách trầm trọng. Ở nước ngoài,
một sinh viên có hành vi này nhất định phải bị đuổi học và không được theo học
ở bất cứ trường đại học nào trong thời gian ít nhất là 3 năm.
Anh đính kèm theo đây bài “Bàn thêm về khái niệm huyền thoại trong văn học” của
sinh viên Ngô Hương Giang, trong đó có ghi rõ những đoạn đạo văn đã bị phát
hiện.
Điều đáng kinh ngạc là sinh viên Ngô Hương Giang đã đạo văn từ Tiền Vệ rồi bạo
phổi gửi ngược cái công trình đạo văn ấy cho Tiền Vệ!!!
Trong email gửi cho Nguyễn Lãm Thắng,
sinh viên Ngô Hương Giang viết: “Thay
oi, em thuong doc bai cua cac nha nghien cuu tren trang tien ve. Day la trang
(theo em) co su nhay ben voi tinh hinh ly luan moi, em rat muon thu suc viet
cua minh tren trang nay…”
Sinh viên Ngô Hương Giang vừa đạo văn từ
Tiền Vệ, lại vừa làm ra vẻ cao đạo, khen Tiền Vệ là trang “có sự nhạy bén với
tình hình lý luận mới”!
Hành vi này khiến anh không thể tin
tưởng những gì còn lại trong bài tiểu luận này và những bài khác của sinh viên
Ngô Hương Giang là không đạo văn từ những nơi khác.
May thay, những bài này của sinh viên
Ngô Hương Giang chưa in thành sách! Nếu đã in thành sách, thì đúng là tai hoạ
tày trời cho “tác giả” Ngô Hương Giang. Và dù chưa in thành sách, những bài này
nếu được sử dụng trong phạm vi trường đại học thì quả là bằng chứng thảm hại
của nền giáo dục và trí thức Việt Nam vậy.
Sinh viên Ngô Hương Giang còn trẻ. Nghĩa là còn thì giờ để uốn nắn. Vậy em hãy
khuyên bảo sinh viên Ngô Hương Giang tự suy xét lại và dũng cảm sửa đổi để còn
có cơ may trở thành một nhà nghiên cứu, hay một nhà giáo khả tín trong tương
lai.
Vài hàng trao đổi và chia buồn cùng em.
Thân,
Hoàng Ngọc Tuấn
PS: Xem bài đính kèm [attached].
--------------------
Ngày 8/1/2010, tôi nhận được một email
từ Ngô Hương Giang. Kèm theo bức email đó là bức email Ngô Hương Giang gửi cho
Nguyễn Lãm Thắng rồi forward lại cho tôi với nội dung rất lạ lùng, kết án tôi
là “mặc cảm đối với đất nước”, “kỳ thị dân tộc” và “thực dân luận”!
Đọc xong bức email ấy, tôi gửi bức email
dưới đây chung cho Nguyễn Lãm Thắng và Ngô Hương Giang:
--------------------
Thân gửi Nguyễn Lãm Thắng,
Ngô Hương Giang vừa chuyển cho anh bức
email mà sinh viên ấy đã gửi cho em.
Ngô Hương Giang cũng gửi thêm cho anh
một email, nguyên văn như sau:
Nhung trich dan cua chau trong bai viet
la tu van ban goc cua Derrida (da co trich dan nguon TLTK phia duoi). Viec chau
co hoi huong giong tac gia Nguyen Hung Quoc, mot la “vo thuc sang tao”, hai la “cung
tham khao mot tai lieu”
Mong duoc noi chuyen voi chu nhieu, chuc
chu mot nam moi anh khanh- hanh phuc
--------------------
Có mấy vấn đề mà anh muốn nêu ra ở đây.
1/ Ngô Hương Giang nói rằng Ngô Hương
Giang đã trích dẫn từ văn bản gốc của Derrida:
Điều này tuyệt đối không thành
thật, vì những câu trong bài của Ngô Hương Giang hoàn toàn giống với
Nguyễn Hưng Quốc, và những câu đó lại không phải là văn bản của Derrida,
mà CHÍNH LÀ VĂN BẢN CỦA NGUYỄN HƯNG QUỐC.
Để khỏi mất thì giờ, ta hãy đi thẳng vào
NHỮNG CÂU GIỐNG NHAU NHƯ ĐÚC.
Nguyễn Hưng Quốc viết:
Ngày nay, thân thể trở thành một thứ thân thể thậm phồn
(hyperbody)
Ngô Hương Giang đạo văn:
Con người đang phải đối mặt với sự xâm
lấn vô tận của các lớp ký hiệu mang nghĩa và trở thành một thứ thân thể thậm phồn (hyperbody).
Nên nhớ:
Thuật ngữ “thân thể thậm phồn” là do Nguyễn Hưng
Quốc tạo ra để dịch ngữ “hyperbody”. Thuật ngữ “thân thể thậm phồn” chưa từng có trước đây
trong ngôn ngữ Việt Nam.
--------------------
Nguyễn Hưng Quốc viết:
mỗi
thành phần xã hội có một thương hiệu chung, mỗi nghề nghiệp ít nhiều có một
phong cách chung, qua đó, cá nhân bị đánh mất tính chất độc sáng và tính chất
tự trị trong thân thể của mình
Ngô Hương Giang đạo văn, HOÀN TOÀN GIỐNG
TỪNG CHỮ:
Mỗi
thành phần xã hội có một thương hiệu chung, mỗi nghề nghiệp ít nhiều có một
phong cách chung, qua đó, cá nhân bị đánh mất tính chất độc sáng và tính chất
tự trị trong thân thể của mình (J.
Baudrillard).
Nên nhớ: Câu này là câu văn của
Nguyễn Hưng Quốc diễn giải tư tưỏng của Baudrillard, chứ câu này
không phải là câu của Baudrillard. Ngô Hương Giang chép nguyên văn Nguyễn
Hưng Quốc, rồi làm ra vẻ như tham khảo Baudrillard. Thực tế, trong thư mục
tham khảo dưới bài của Ngô Hương Giang, hoàn toàn không hề có một cuốn sách nào
của Baudrillard cả!
--------------------
Nguyễn Hưng Quốc viết:
Từ
khởi điểm chung ấy, Derrida càng ngày càng đẩy tư tưởng của mình ra xa
Saussure. Khác với Saussure, người chủ trương ngôn ngữ và chữ viết (writing) là
hai hệ thống ký hiệu khác nhau, ở đó, cái sau hiện hữu chỉ với mục đích để thể
hiện cái trước; trong hệ thống ngôn ngữ, ngôn (language/langue), chứ
không phải ngữ (speech / parole), mới là đối tượng đích thực của ngôn
ngữ học; Derrida cho “không
có ký hiệu ngôn ngữ nào có trước chữ viết”[37]
Ngô Hương Giang đạo văn, HOÀN TOÀN GIỐNG
TỪNG CHỮ, GIỐNG TỪNG DẤU CHẤM, PHẨY, KỂ CẢ NHỮNG CHỮ VIẾT XIÊN:
Từ
khởi điểm chung ấy, Derrida càng ngày càng đẩy tư tưởng của mình ra xa
Saussure. Khác với Saussure, người chủ trương ngôn ngữ và chữ viết (writing) là
hai hệ thống ký hiệu khác nhau, ở đó, cái sau hiện hữu chỉ với mục đích để thể
hiện cái trước; trong hệ thống ngôn ngữ, ngôn (language / langue),
chứ không phải ngữ (speech / parole), mới là đối tượng đích thực của
ngôn ngữ học; Derrida cho rằng: “không
có ký hiệu ngôn ngữ nào có trước chữ viết”(6)
Nên nhớ:
Tất cả những câu tô màu vàng là của
Nguyễn Hưng Quốc.
Chỉ có câu tô màu xanh nằm trong ngoặc
kép là của Derrida do Nguyễn Hưng Quốc trích dịch.
Chỉ có chữ rằng là của Ngô
Hương Giang!!!
--------------------
Nguyễn Hưng Quốc viết:
và
chỉ có các văn bản viết (writing) mới là kiểu mẫu để tìm hiểu về cách thức vận
hành của ngôn ngữ vì những gì được viết không bị tan biến theo thời gian, do
đó, còn giữ trong chúng những quá khứ với những thay đổi về ý nghĩa của chữ,
hơn nữa, còn tiếp tục chi phối những văn bản khác sẽ được viết trong tương lai:
với Derrida, mọi văn bản, như vậy, đều được sản xuất bằng cách chuyển hoá các
văn bản khác [38] và đọc một văn bản, cũng vậy,
bao giờ cũng hướng đến những văn bản khác.[39]
Ngô Hương Giang đạo văn, HOÀN TOÀN GIỐNG
TỪNG CHỮ, GIỐNG TỪNG DẤU CHẤM, PHẨY, TỪNG CHỖ ĐÁNH SỐ CHÚ THÍCH:
và
chỉ có các văn bản viết (writing) mới là kiểu mẫu để tìm hiểu về cách thức vận
hành của ngôn ngữ vì những gì được viết không bị tan biến theo thời gian, do
đó, còn giữ trong chúng những quá khứ với những thay đổi về ý nghĩa của chữ,
hơn nữa, còn tiếp tục chi phối những văn bản khác sẽ được viết trong tương lai:
với Derrida, mọi văn bản, như vậy, đều được sản xuất bằng cách chuyển hoá các
văn bản khác (7) và đọc một văn bản, cũng vậy,
bao giờ cũng hướng đến những văn bản khác.(8)
Nên nhớ:
Đoạn văn tô màu vàng trên đây là hoàn
toàn của Nguyễn Hưng Quốc. Ông ta viết để diễn giải về Derrida. Đây không phải
là văn của Derrida.
Ngô Hương Giang chép nguyên văn Nguyễn
Hưng Quốc.
--------------------
2/ Tôi có đôi điều muốn nói thêm với Ngô
Hương Giang:
- Ngô Hương Giang nói sự giống nhau từng
chữ, từng chi tiết chấm phẩy… như thế là do “một là, vô thức sáng tạo”
“hai là, tham khảo cùng một tài liệu”!
Trong thế giới con người, không bao giờ
có cái chuyện “vô thức sáng tạo” lạ lùng đến thế! Hai người “tham khảo cùng một
tài liệu” cũng không thể nào viết ra những đoạn văn giống nhau đến từng dấu
chấm, dấu phẩy như thế!
Thậm chí, có ráng sức học thuộc lòng,
cũng khó lòng mà nhớ đúng từng dấu chấm, dấu phẩy như thế.
Lối biện bạch loanh quanh này chứng tỏ
Ngô Hương Giang vô cùng bướng bỉnh, không biết phục thiện, và không còn một
chút thành thật nào cả.
Tôi tưởng những điều tôi trình bày hôm
qua và gửi riêng cho thầy của Ngô Hương Giang, nhờ thầy nói lại với trò, là đã
đủ để giúp Ngô Hương Giang giật mình mà tự suy xét và hối cải. Nhưng không ngờ,
hôm nay Ngô Hương Giang lại phản ứng như thế này, thì quả là hết hy vọng.
- Ngô Hương Giang đã không biết cảm ơn
tôi, mà còn phản công lại tôi bằng cách chụp cho tôi cái mũ “thực dân luận” và,
tệ hơn nữa, “kỳ thị dân tộc”.
Thú thật, tôi có cảm giác rất kinh khủng
khi đọc bức email Ngô Hương Giang gửi cho thầy Nguyễn Lãm Thắng (mà Ngô Hương
Giang đã chuyển lại cho tôi).
Tôi, với tuổi đời và tuổi học có lẽ còn
dài hơn cả thầy của Ngô Hương Giang, tôi xin nói vài lời chân thành cuối cùng,
rằng:
Nếu tôi không có lòng đối với giới trẻ
có học ở Việt Nam, thì tôi đã không mất công đọc kỹ bài viết của Ngô Hương
Giang, phát hiện cái sai lầm to lớn, và thông báo riêng cho thầy của Ngô Hương
Giang để thầy nói riêng lại cho trò sửa đổi. Ở cương vị của tôi, thì một người
khác có thể chỉ đọc qua, thấy có chất lượng, rồi cho đăng lên báo. Sau đó, nếu
có gì xảy ra thì tác giả Ngô Hương Giang sẽ hoàn toàn lãnh đủ. Mà tất nhiên là
tác giả sẽ lãnh đủ, vì sớm muộn gì cũng có người phát hiện và tố cáo. Khi đó,
tác giả sẽ hoàn toàn mất danh dự trước văn giới và độc giả.
Nhưng tôi thì khác. Tôi không chỉ là một
nghệ sĩ, mà tôi còn là một nhà nghiên cứu và một nhà giáo yêu nghề suốt mấy
mươi năm. Tôi làm việc bằng lương tâm và tình yêu. Tôi không thể thiếu cẩn
trọng. Tôi không thể thiếu ân cần đối với giới trẻ. Tôi cũng không thể thiếu
nghiêm khắc đối với giới trẻ. Vì thế, tôi đã đọc rất kỹ và đã bỏ thì giờ để
viết thư giải thích cho thầy của Ngô Hương Giang.
Một tên “thực dân” “kỳ thị” đối
với “dân tộc” Việt Nam sẽ không bao
giờ bỏ công sức ra để làm những điều như tôi đã làm (không chỉ đối với trường
hợp của Ngô Hương Giang, mà còn đối với nền văn học và nghệ thuật Việt Nam)
trong mấy mươi năm qua.
Nếu Ngô Hương Giang khăng khăng không
chịu nhận lỗi lầm, thì tôi đành chịu vậy. Nếu Ngô Hương Giang khăng khăng thấy
mình là hoàn toàn đúng đắn, thì Ngô Hương Giang hãy giữ y nguyên bài viết, đem
ra công bố, in thành sách, để giúp cho nước nhà nâng cao học thuật, trí thức và
đạo đức! Nếu Ngô Hương Giang khăng khăng thấy mình là hoàn toàn lương thiện,
thì Ngô Hương Giang hãy giữ nguyên lối sống, lối làm việc, lối ứng xử như vậy,
để trở thành một nhà nghiên cứu khả tín, một người thầy khả kính, một công dân
đạo đức, đáng làm gương cho hậu thế của tương lai!
Tôi xin hết lời.
Hoàng Ngọc Tuấn
--------------------
Sau khi gửi bức email trên cho Nguyễn
Lãm Thắng và Ngô Hương Giang, tôi nhận được một email của Nguyễn Lãm Thắng cho
biết rằng trước khi gửi bài đạo văn ấy cho Tiền Vệ, Ngô Hương Giang đã lỡ đăng
bài ấy ở tập san Văn học trẻ ở Khoa Ngữ văn Đại học Khoa học Huế. Vì
đã lỡ đăng như vậy, nên Ngô Hương Giang đã chống chế đến cùng.
Nguyễn Lãm Thắng có hứa sẽ sưu tầm, chụp
lại nguyên văn bài “Bàn thêm về khái niệm huyền thoại trong văn học” của Ngô
Hương Giang (trong đó có những đoạn đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc) và sẽ gửi cho
tôi để lưu làm tài liệu.
Từ sau ngày 8/1/2010 đến nay, Ngô Hương
Giang đã liên tục gửi những email với nội dung gây hấn đến Nguyễn Hưng Quốc và
tôi, nhưng chúng tôi hoàn toàn không trả lời, không còn muốn đối thoại với một
kẻ đã đánh mất lòng tự trọng.
Trên đây là đầu đuôi câu chuyện đạo văn
và những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang.
Sydney, 11/2/2010
Hoàng Ngọc Tuấn
--------------------
Tái bút:
1. Trong bài “Bàn thêm về cái
gọi là ‘đạo văn” của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da
Màu ngày 10/02/2010, Ngô Hương Giang có nói rằng tôi đã gửi cho Ngô Hương
Giang “một bài viết”. Đây là điều bịa đặt hoàn toàn, vì tôi chưa từng gửi
cho Ngô Hương Giang bất cứ bài viết nào.
2. Ngày 21/01/2010, bài “Bàn thêm về
cái gọi là ‘đạo văn” của Nguyễn Hưng Quốc” của Ngô
Hương Giang đã xuất hiện trên
báo Văn Thơ Trẻ. Ngày 10/02/2010, nó lại tái xuất hiện trên
trang Da Màu. Đây cũng là một chuyện kỳ lạ khác.
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyên Lạc0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Phan Quế Mai0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phan Huyền Thư0
- Điểm danh một số vụ
đạo văn ở Việt Naml
- Các bài viết của
(về) tác giả Ngô Văn Giá0
Mời nghe Khề Khà
Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ
của Đặng Xuân Xuyến:
Đỗ Anh Tuyến giới thiệu - Nguồn: damau.org
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét