VẤN ĐỀ CỦA VĂN CHƯƠNG
NƯỚC NHÀ:
TỪ HỘI VIÊN THƠ PHẢI
NÂNG
VÀI CẤP THÀNH NHÀ THƠ
Hội viên các hội là
gì? Là đánh trống ghi tên, có ai muốn nhập hội thì chủ hội đều mừng cả. Ngay cả
đảng viên các nước cũng vậy thôi, ai xin gia nhập đảng, đảng ấy mở toang cửa
mừng húm đón chào. Ngay như Đảng cộng sản Pháp, chỉ cần ai đó mua tờ báo của
Đảng là l’Humanite’ tức Nhân Đạo, thì có người đến tận nhà mời vào đảng (đó là
xã hội cạnh tranh, các đảng đua nhau mời mọc người ta, chứ không như ở ta có
mỗi một đảng độc quyền, phải phấn đấu mới được chọn vào).
Nhưng tham gia hội là
gì? Ít nhất người vào hội cây cảnh thì phải có vài cây cảnh cỡ trăm ngàn hay
vài đô. Người không có cây cảnh sao vào hội cây cảnh?!
Vậy tham gia hội gì
dễ nhất? Hội nhà thơ! Chỉ cần tay trắng, hoặc “tay không bắt giặc”, về hưu
chẳng biết làm gì, vải đã hết nhung - hết tuyết, có sao đâu, không may được
quần áo mới thì làm giẻ lau, Hà Nội là thủ đô cả nước, vậy mà cũng có đến 800
hội thơ, toàn những “hàm răng móm” đến sinh hoạt nghê nga xoan xẩm nghiệp dư để
mua vui.
Có nhiều nhà thơ hát
bài ca cũ rằng: chúng tôi làm thơ, chúng tôi có làm hại ai đâu, sao mọi người
cứ chê bai chúng tôi thơ thẩn?
Ở đời chỉ hám vui đã
là tội lỗi rồi. Giống như mọi ngành nghề thì phải lao tâm khổ tứ ra mồ hôi. Còn
gái điếm vừa rên rỉ sung sướng lỗ trôn vừa thu tiền thì bị khinh liền. Đằng này
vô tích sự à ơi ngâm nga. Nhạt nhẽo mua vui mọi nơi mọi lúc, giống cười nhạt ở
khắp nơi, thì chẳng tội lỗi thì là gì?! Cho nên có một câu chuyện phổ biến
rằng, mấy người thích đọc thơ, liền bị người khác vỗ mặt: “anh, chị muốn đọc
thơ thì phải trả nhuận đọc, chứ không cứ oang oang tự nhiên đọc, làm ô nhiễm
môi trường sống của mọi người”. Và cụ thể còn có thơ:
Gặp nhau tay bắt mặt mừng
Tặng gì thì tặng xin đừng tặng thơ
Vậy người ta đã khinh
thơ thẩn như điếm chưa?
Giờ đến việc vào hội,
nhiều vị chạy cửa nọ cửa kia, rút cục đơn được chấp nhận, được đóng con dấu,
thế là thành nhà thơ trung ương à? Than ôi, đấy là anh chị thành hội viên thơ,
cán bộ thơ chứ làm sao thành nhà thơ được?
Chữ NHÀ quan trọng
lắm, tiếng Anh là Home, tiếng Pháp là Maison. Không đâu thân thiết như nhà của
mình, homeland – là Quê hương. Nhà là bản năng Gốc của mỗi người, giống tiếng
mẹ đẻ vậy. Vậy khi gọi Nhà thơ, tức anh ta thân thiết với thơ như một người nói
tiếng mẹ đẻ và chuyên nghiệp.
Nói đến nghề thơ
chuyên nghiệp, như thợ mộc vậy, anh ta phải biết mài sắc dụng cụ, cưa, đục, đẽo
gọt, lắp ráp vào mộng. Người Việt rất coi trọng các làng nghề và coi làng nông
dưới một cấp độ, như câu thơ về làng Bát Tràng đã trở thành thương hiệu:
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Nhà thơ thì phải có
tay nghề, biết chữ nghĩa, biết cú pháp, biết cái hay cái dở của một câu thơ…
chứ ù ù cạc cạc làm thơ ú ớ rồi bảo “tôi thích thế” thì không phải thợ thơ,
càng không được là nhà thơ. Nhà thơ ít ra cũng phải biết bình luận về thơ mình
hay thơ người khác?!
Vì thế diện mạo các
hội viên thơ của xứ ta cứ nhàn nhạt nước ốc như cán bộ, không cá tính, tư cách
như những nhà chuyên nghiệp mơ sao - theo gió - đuổi trăng, mà lúc nào cũng đàn
đúm thẻ hội như hội viên hợp tác xã, thì làm sao được gọi là Nhà Thơ được?! Vui
thơ, kỳ cạch được chăng hay chớ với thơ, đó cũng là tuỳ tiện thơ đấy chứ…
Vậy thì thơ xứ ta
đang có vấn đề là làm sao thanh tẩy, kiểm soát cả ngàn hội viên thơ cán bộ kia,
có được mấy ai đã vượt ngưỡng hội viên đánh trống ghi tên, để trở thành Nhà
thơ. Trong ngàn hội viên kia, liệu chúng ta có nổi 50 nhà thơ không? Mà 50 nhà
thơ chuyên nghiệp đã quá nhiều?! Nước Nga chỉ một mình Puskin, biến xứ sở bạch
dương thành cường quốc thơ, còn chúng ta có ngàn hội viên chính thức, và cả
triệu hội viên xếp hàng thành cường quốc cơ bắp câu vần lẩn thẩn, đâu có hoá nổi
dân tộc tam nông thành cường quốc yêu chữ nghĩa, mà vẫn chỉ là ngồi bệt chữ
nghĩa hát xẩm hát xoan?!
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
-
Các bài viết của
(về) tác giả Đỗ Hoàng0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Mạnh Hảo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Hoàng Vũ Thuật0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Bình Phương0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ SAY YÊU:
*.
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
Địa
chỉ: Số nhà 100, đường Nguyễn
Xiển
(ngã 4 Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển)
quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội.
Email: Paulnguyenhoangduc@gmail.com
..........................................................................................................
-
Cập nhật từ email: huongmai8081@yahoo.com.vn ngày 31.12.2022
- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét