CẦN CHẤM DỨT TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN HỮU TIẾN LÀ TÁC
GIẢ QUỐC KỲ
Bắt đầu từ nhà văn Sơn Tùng tự nhiên giở chứng, dở người, viết
tác phẩm tiểu thuyết “Nguyễn Hữu Tiến truyện”, trong đó,
tự quyết định nhân vật Nguyễn Hữu Tiến là tác giả lá cờ đỏ sao vàng (là quốc kỳ
hiện nay của Việt Nam). Khi phóng viên báo Tuổi Trẻ phỏng vấn “vì sao ông nhận định như vậy”. Sơn Tùng
trả lời nghe anh Nam Thái kể. Hỏi tiếp anh Nam Thái là ai? Sơn Tùng nói anh Nam
Thái là cán bộ? Hỏi tiếp gặp ở đâu? Đáp ở trong rừng. Truy tìm không có ông cán
bộ kháng chiến tiền khởi nghĩa nào có tên Nam Thái cả. Và sự tích Nguyễn Hữu
Tiến là tác giả quốc kỳ là câu chuyện bịa 100%, là sự bốc phét của một nhà văn
viết tiểu thuyết kiếm xu mà thôi.
Nhưng do Nguyễn Hữu Tiến quê ở Hà Nam, nên tỉnh Hà Nam đã chi
khá bộn tèng để nhận vơ tác giả quốc kỳ. Không những vậy, còn có sự vận động
các Sở giáo dục, các tổ chức đoàn thanh niên các trường học tuyên truyền về tác
giả quốc kỳ là ông Nguyễn Hữu Tiến, xây Nhà tưởng niệm tác giả quốc kỳ tại Lũng
Xuyên, tỉnh Hà Nam. Vậy là ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người tưởng
lầm ông Tiến là tác giả quốc kỳ, đặt tên đường, đặt tên trường học để giáo dục
thế hệ sau từ thông tin bá vơ.
Ngày 18/4/2001, Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành công văn số
1393/VHTT –BTCM khẳng định rằng, không có căn cứ nào, không có tài liệu nào để
chứng minh Nguyễn Hữu Tiến là tác giả quốc kỳ. Đây là một khẳng định mang tính
nhà nước một cách chính thức, bác bỏ thông tin bốc phét của một cuốn tiểu
thuyết muốn đánh lận con đen, nhảy vào ngồi chỗm chọe trong lịch sử.
Tuy nhiên, công văn 1393/VHTT ngày 18/4/2001 bị ém đi, bị khỏa
lấp trong sự tuyên truyền rần rộ về một nhân vật tiểu thuyết làm tác giả quốc
kỳ thiêng liêng. Cho đến khi, ngày 17/4/2025, tỉnh ủy Tiền Giang yêu cầu Bộ
VH-TT-DL (trước đây là Bộ Văn hóa Thông tin) cho sao chụp và phổ biến cái Công văn
1393 để làm căn cứ cho hoạt động làm phim “Báu vật trời Nam”, thì chúng ta cần
khẳng định rằng, với sự thẩm định khoa học, việc bác bỏ nhận định hàm hồ “Nguyễn
Hữu Tiến là tác giả quốc kỳ” là sự cần thiết.
Không phải một nhân vật tiểu thuyết của nhà văn hư cấu, tác giả
lá quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng năm cánh nhọn, là ông Lê Quang Sô, một nhân sĩ yêu
nước, với nhiều chứng cứ xác tín và cuộc đời bí ẩn của ông, cần được làm rõ
trong lịch sử.
Con cháu của ông và nhiều bà con xứ Tiền Giang mong muốn được sự
công nhận này.
----------
- Các bài viết của
(về) tác giả Đặng Chương Ngạn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Ninh Ninh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Quang Đạo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Đức Tín (Khét)0
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ
CON MUỐN VỀ QUÊ NỘI, NỘI ƠI...:
Đinh Như Quang giới thiệu
Tác giả: Lê Học Lâm - nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét