MỘT BÀI
THƠ PHẢN ĐỘNG
ĐƯỢC CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
VÀ NHIỀU
HỘI VIÊN YÊU THÍCH
*
Chả là trong một status
lớn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã trân trọng giới thiệu một bài thơ văn xuôi
của nhà thơ Larry Rottman, giáo sư đại học, cựu binh Mỹ đã từng tham chiến ở
Việt Nam.
Đây là
bản dịch bài thơ văn xuôi đó:
CÁC NHÀ
THƠ HÀ NỘI THUỘC LÒNG TẤT CẢ THƠ CỦA MÌNH
Các nhà
thơ Hà Nội thuộc lòng tất cả thơ của mình
Họ đứng
lên và đọc
Và trong
khoảnh khắc
Đôi mắt
họ đỏ hoe
Ngân Vịnh
nói :
- Tôi
cõng bạn tôi trên lưng
Máu từ
vết thương bạn
Những
giọt mưa đỏ
Rơi đầm
đìa mặt tôi
Các nhà
thơ Hà Nội thuộc lòng tất cả thơ của mình
Giọng họ
át đi tiếng trò chuyện rì rầm
Át tiếng
quạt trần cót két
Át tiếng
ồn ào ngoài phố
Qua ô cửa
sổ vọng vào
Xuân
Thiều nói :
- Hỡi các
bà mẹ Mỹ, chúng tôi nghe thấy tiếng khóc của người gọi những đứa con. Chúng tôi
không cần ai phiên dịch cho chúng tôi về nỗi khổ đau của các bà mẹ Mỹ. Vì chúng
tôi cũng mang những nỗi đau như vậy.
Các nhà
thơ Hà Nội thuộc lòng tất cả thơ của mình
Tinh thần
họ bay qua những đám mây khói thuốc
Lên
khoảng trời phía trên
Hữu Thỉnh
nói :
- Vẫn còn
những quả thủy lôi chưa nổ trên cảng và những trái bom trong rừng. Và vẫn còn
chất nổ chứa trong trái tim và khối óc hai dân tộc. Đặc biệt với các cựu binh
và gia đình của họ.
Các nhà
thơ Hà Nội thuộc lòng tất cả thơ của mình
Họ kể
chuyện về mình bằng gương mặt
Bằng hai
bàn bay
Bằng cuộc
đời của họ
Phạm Tiến
Duật nói :
- Năm
1963, cả những bài ru con của những bà mẹ Việt Nam cũng nói về chiến tranh.
Và Phạm
Hổ nói :
- Khi tám
tuổi, con gái tôi viết một bài thơ và hỏi tại sao Mỹ lại muốn giết những bông
hoa, những hàng cây, những con dế và trẻ con
Các nhà
thơ Hà Nội thuộc lòng tất cả thơ của mình
Giọng họ
vang lên, ngân lên
Dù
mi-cờ-rô mất điện
Nguyễn Cơ
Thạch nói :
- Những
vấn đề chính trị giống như thơ, tinh lược và huyền ảo. Nó đòi hỏi phải mất
nhiều năm mới có thể chạm tới.
Các nhà
thơ Hà Nội thuộc lòng tất cả thơ của mình
Họ vẫn
đọc thơ
Cả khi
chương trình đã hết
Cả khi
độc giả đã về
Xuân
Thiều nói :
- Tôi
không hiểu lính Mỹ. Trong tác phẩm của mình tôi tả họ như một cái máy bắn. Tôi
chưa bao giờ biết một người lình Mỹ. Vì vậy thật dễ dàng miêu tả họ như một con
vật không có tính người.
Các nhà
thơ Hà Nội thuộc lòng tất cả thơ của mình
Họ ra
khỏi hội trường vẫn đọc thơ
Họ khoác
tay nhau ra hè phố vẫn đọc thơ
Họ khuất
vào bóng tối vẫn đọc thơ
Cao Tiến
Lê nói :
- Tôi có
đủ kỷ niệm chẳng thú vị gì để có thể nhớ đến 1000 năm
Hồ Phương
nói :
- Các bạn
hãy đến. Chúng ta hãy trao nhau những lời nói thay cho những viên đạn.
Lê Lựu
nói :
- Chén
tình say nồng hơn mọi chén vốt-ka
Võ Nguyên
Giáp Nói :
- Nào
chúng ta hãy thưởng thức trái cây, uống trà, trò chuyện và đừng nói gì thêm nữa
về chiến tranh
--------------
Thật sự
tôi không biết ông Nguyễn Quang Thiều đăng cho vui hay với mục đích gì. Không
hiểu nó có liên quan đến sáng kiến và lập trường “cách tân thơ” của ông hay
không. Hay ông muốn biểu thị một nội dung nào khác?
Riêng tôi
chỉ muốn ghi lại chút cảm nhận của mình.
Nếu liên
quan đến lập trường “thơ văn xuôi” theo cách nói, cách nghĩ của ông Thiều thì
cá nhân tôi vẫn mong ông ấy, người lãnh đạo thơ ca Việt Nam, thấu hiểu rằng thơ
Mỹ là thơ Mỹ, thơ Việt Nam là thơ Việt Nam. Thơ Việt Nam ngày nay phong phú, đa
dạng, cầu thị, hội nhập, nhưng vẫn là thơ Việt Nam. Như chiếc áo dài Việt có
nét tương đồng với sườn xám Trung Hoa nhưng thế giới đều vẫn nhận ra đặc trưng
của áo dài Việt Nam và có sự phân biệt áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Hoa.
Người Việt có đặc trưng riêng về thi ca, ngôn từ, nhip điệu, thanh âm và cách
diễn đạt tư tưởng tình cảm. Nên khi tiếp cận với thơ dịch, ít ai phân tích về
hình thức, nghệ thuật của bài thơ đó, mà nghiêng về nội dung ngữ nghĩa mà thôi.
Về bài
thơ của Larry Rottman, theo tôi, ông Nguyễn Quang Thiều không nên đăng một bài
thơ có nội dung PHẢN ĐỘNG như thế, nếu đó là một bản dịch sát nghĩa.
Có vẻ như
Larry Rottman ghi lại một buổi hội thảo hay đại hội thơ nào đó. Điều làm tác
giả ngạc nhiên là:
"Các
nhà thơ Hà Nội thuộc lòng tất cả thơ của mình"!
Nhan đề
có ý nghĩa gì? Là các nhà thơ Hà Nội đã làm thơ bằng tất cả tâm huyết của mình!
Và bây giờ họ đọc thơ của họ cũng bằng tất cả tấm lòng sục sôi, cảm xúc vẫn
tươi mới, rung động mãnh liệt:
"Họ
đứng lên và đọc
Và trong
khoảnh khắc
Đôi mắt
họ đỏ hoe
...
Giọng họ
át đi tiếng trò chuyện rì rầm
Át tiếng
quạt trần cót két
Át tiếng
ồn ào ngoài phố
*…" *
Không chỉ
giọng đọc, mà họ còn "kể" bằng gương mặt, hai bàn tay, thậm chí bằng
“cuộc đời” của họ nữa. Chứng tỏ họ vẫn sống ngùn ngụt với những bài thơ của họ!
Các nhà
thơ Hà Nội họ đã viết gì, đọc gì? Là những ký ức họ không thể nào quên. Trong
thơ của họ có máu của người bạn trên lưng, tiếng khóc của những bà mẹ có con
chết trận. Có những quả thủy lôi chưa nổ và những trái bom trong rừng. Có chất
nổ vẫn chất chứa trong “trái tim và khối óc hai dân tộc”...
Đó khác
nào Larry Rottman không giấu nổi thái độ ngán ngẩm các nhà thơ Hà Nội. Đánh Mỹ
tụt quần rồi, chiến thắng rồi, trong không khí giao lưu tràn đầy tinh thần yêu
chuộng hòa bình sâu sắc, vẫn còn muốn ăn vạ bắt đền những nhà thơ hữu nghị Mỹ!
Trong khi cả hai dân tộc đều đau khổ:
"Xuân
Thiều nói:
- Hỡi các bà mẹ Mỹ, chúng tôi nghe thấy
tiếng khóc của người gọi những đứa con. Chúng tôi không cần ai phiên dịch cho
chúng tôi về nỗi khổ đau của các bà mẹ Mỹ."
(?)
Ám chỉ
thơ Xuân Thiều khơi dậy vết thương chiến tranh, Larry Rottman còn xúc phạm,
xuyên tạc rằng người Việt bị nhồi sọ quá nặng nề, đến nỗi mẹ hát ru con cũng
cho bé sơ sinh bú mớm hận thù (Phạm Tiến Duật nói), thơ văn của bé gái 8 tuổi
cũng trở nên cằn cỗi như bà cụ non, cũng nói về chiến tranh, cũng hỏi tội Mỹ
tại sao lại muốn giết những bông hoa, những hàng cây, những con dế và trẻ con!
( Phạm Hổ nói)
Đặc biệt,
Larry Rottman cho biết nhà thơ Xuân Thiều tự thú nhận chưa bao giờ biết một
người lính Mỹ:
"--
Tôi không hiểu lính Mỹ. Trong tác phẩm của mình tôi tả họ như một cái máy bắn.
Tôi chưa bao giờ biết một người lình Mỹ. Vì vậy thật dễ dàng miêu tả họ như một
con vật không có tính người.
Lưu manh,
Rottman mỉa mai Xuân Thiều "chưa bao giờ biết" mà tả bừa họ như một
con thú, một cái máy bắn!
Larry
Rottman còn cố ý nói về không gian nghệ thuật của các nhà thơ Hà Nội:
"
Tinh thần họ bay qua những đám mây khói thuốc
Lên
khoảng trời phía trên
Giọng họ
vang lên, ngân lên
Dù
mi-cờ-rô mất điện"
Hắn lại
mỉa mai. Nhưng thông cảm cho hắn thôi. Có lẽ Larry Rottman sinh ra, lớn lên với
một nền kinh tế- văn hóa khác. Người Mỹ có thể hút thuốc nơi ăn chơi hoặc không
gian riêng của họ, nhưng không hút thuốc nơi công cộng. Hắn không thể hiểu tình
trạng khói thuốc của người Việt Hà Nội trong hội nghị hay đại hội những năm 80,
90 của thế kỷ trước!
Cũng
không thể hiểu nổi Larry Rottman có ẩn ý sâu xa gì khi đồng hóa thơ Hà Nội với chính
trị, lại còn “ tinh lược” với “huyền
ảo” ( ?), với mất “ nhiều năm “ (?) mới
có thể chạm tới":
" Nguyễn
Cơ Thạch nói:
-
Những vấn đề chính trị giống như thơ, tinh lược và huyền ảo. Nó đòi hỏi phải
mất nhiều năm mới có thể chạm tới."
Tên Larry
Rottman đáng ghét, hắn muốn ám chỉ chủ nghĩa xã hội của ta chẳng bao giờ với
tới được hay sao? Kết thúc bài thơ hắn còn xuyên tạc rằng các nhà thơ Hà Nội
toàn nói chuyện mâu thuẫn với lòng mình:
“Cao Tiến
Lê nói :
- Tôi có
đủ kỷ niệm chẳng thú vị gì để có thể nhớ đến 1000 năm''
Mặc dù
trước đó, các nhà thơ Hà Nội đã "ghi tạc" trong thơ của họ những ký
ức kinh khủng trong 20 đánh cho Mỹ cút ngụy nhào.
"Hồ
Phương nói :
-
Các bạn hãy đến. Chúng ta hãy trao nhau những lời nói thay cho những viên đạn."
Mặc dù
hàng loạt các nhà thơ Hà Nội đã thay nhau "nói" liên tiếp,
"nói" râm ran không biết bao nhiêu là lời chì chiết cay đắng dằn vặt
về tội ác của Mỹ. Trời ơi, chắc phải dòn tan mịt mù hơn đạn pháo!
Sau khi
buộc nhà thơ Mỹ phải nghe cho hết tội ác tày trời của Mỹ thì mới mời hắn rượu
trà và khuyên nhau "đừng
nói gì thêm nữa về chiến tranh". Thử hỏi hắn ăn bánh uống trà
có nghẹn không?
"Lê
Lựu nói :
- Chén
tình say nồng hơn mọi chén vốt-ka
Võ Nguyên
Giáp Nói :
-
Nào chúng ta hãy thưởng thức trái cây, uống trà, trò chuyện và đừng nói gì thêm
nữa về chiến tranh”
"Nói"
là "nói" thế, chứ các nhà thơ Hà Nội vẫn không nguôi đọc thơ:
"Cả
khi chương trình đã hết
Cả khi
độc giả đã về
Họ ra
khỏi hội trường vẫn đọc thơ
Họ khoác
tay nhau ra hè phố vẫn đọc thơ
Họ
khuất vào bóng tối vẫn đọc thơ "
Vẫn đọc
thơ, vẫn đọc thơ, vẫn đọc thơ... Cảm giác như những kẻ say rượu .... mà thơ gì
thì biết rồi đấy, trong thơ có máu của người bạn trên lưng, tiếng khóc của
những bà mẹ có con chết trận. Có những quả thủy lôi chưa nổ và những trái bom
trong rừng. Có chất nổ vẫn chất chứa trong “trái tim và khối óc hai dân tộc”.
Có bài hát ru con của những bà mẹ Việt Nam… và những "chính trị giống như
thơ" , "tinh lược", "huyền ảo"... Thật là hiếu khách,
thật là hữu nghị.
Tóm lại, bài thơ của tên nhà thơ văn xuôi đế quốc Mỹ kia cực kỳ trào lộng, cực kỳ xuyên tạc, cực kỳ phản động. Vậy mà ông Nguyễn Quang Thiều hân hoan, trịnh trọng đăng lên. Hàng ngàn hội viên nao nức thả icon như bài thơ đó không chỉ nói lên vẻ đẹp tâm hồn của các nhà tiền bối mà còn khơi dậy niềm say sưa, niềm tự hào chói sáng của họ vậy. Thật là kỳ quặc! Thật là xấu hổ! Bị nhà thơ Mỹ chơi khăm mà không biết!
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe LIÊN KHÚC BOLERO ACOUSTIC GUITAR
qua tiếng hát của Quán quân Bolero 2022
Nguyễn Lê Bá Thắng,
với sự phụ diễn của diễn viên Đặng Tuấn Hưng:
Đinh Hoàng Long giới thiệu
Tác giả: Minh
Nhiên Nguồn: facebook.minhnhien
Ảnh minh họa sưu tầm từ
nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
thế này thì khác gì tung hô phản động
Trả lờiXóa