VÀI LỜI TRAO ĐỔI VỚI ÔNG NGUYỄN HỒNG TUNG - Tác giả: Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)

1 comment

 


VÀI LỜI TRAO ĐỔI VỚI ÔNG

NGUYỄN HỒNG TUNG

*

- NHÂN ĐỌC BÀI THAM LUẬN VỀ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC TRONG TRƯỜNG HỌC -


(Tác giả Nguyễn Thế Duyên)

Thưa ông! Tôi đã đọc rất kĩ bài tham luận của ông và cái cảm giác đầu tiên của tôi là ĐÂY LÀ BÀI THAM LUẬN CỦA MỘT NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO, CỐ GẮNG LÈO LÁI, ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN, ĐẦU ĐỘC HÀNG TRĂM THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ SAU NÀY VỀ CUỘC CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUÓC TẠI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979 CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ THAM LUẬN CỦA MỘT NHÀ SỬ HỌC.

Điều đó thể hiện ở mấy điểm sau.

Thứ nhất - Về mục đích học lịch sử trong các trường trung học.

Ông viết GIÚP HỌC SINH HÌNH THÀNH NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP, THÁI ĐỘ VÀ TÌNH CẢM LÀNH MẠNH, TÍCH CỰC, TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN NHÂN CÁC CỦA CÁC EM.

Thực ra điều này là không sai nhưng đây là mục đích chung của giáo dục chứ không phải là mục đích để lịch sử được giảng dạy trong các trường phổ thông và càng không phải là mục đích để môn khoa học lịch sử tồn tại. Cần phải nhấn mạnh với ông rằng “MÔN KHOA HỌC LỊCH SỬ RA ĐỜI NHẰM TÁI HIỆN LẠI MỘT CÁCH CHÂN THỰC NHỮNG DIỄN BIẾN CỦA LỊCH SỬ, RÚT RA ĐƯỢC NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM TRÁNH CHO NHỮNG THẾ HỆ SAU NÀY KHÔNG BỊ MẮC LẠI NHỮNG SAI LẦM CỦA CHA ÔNG MÌNH”.

Đấy mới là mục đích ý nghĩa của môn lịch sử, càng không thể có CÁCH NHÌN NHÂN VĂN trong lịch sử như ông nói, ông viết: “PHẢI QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM NHÂN VĂN, NHÂN BẢN TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ.”

Vậy xin hỏi ông “Thế nào là nhân văn?” Phải chăng nhân văn của ông là khi chúng tàn sát một cách man rợ đồng bào ta thì ta phải giấu đi. Biến một cuộc chiến tranh xâm lược với sự tham gia của sáu trăm ngàn quân tàn sát hàng chục ngàn đồng bào và chiến sĩ, phá hủy gần chục thành phố của chúng ta thành một cuộc đụng độ, xô sát biên giới thông thường chăng? Ông là ai? Người việt nam hay là người trung quốc?

Ông viết: “CHIẾN TRANH KHÔNG BAO GIỜ CÓ MỤC ĐÍCH TỰ THÂN MÀ LUÔN LUÔN LÀ MỘT PHƯƠNG THỨC ĐỂ NGƯỜI TA HIỆN THỰC HÓA CÁC Ý ĐỒ CHÍNH TRỊ.”

ĐiỀU này là rất chính xác nhưng tôi xin hỏi ông: Vậy cái mục đích chính trị trong cuộc chiến tranh biên giới là gì? Sao không nói cho học sinh biết?

Như tôi đã nói: Nhiệm vụ của môn lịch sử là tái hiện trung thực lịch sử, chỉ ra nguyên nhân nhằm tránh cho những thế hệ sau này của đất việt mắc vào những sai lầm của tiền nhân” Vậy che dấu đi nguyên nhân của cuộc chiến tranh biên giới liệu các thế hệ sau này của đất việt có rút ra được những bài học lịch sử hay không?

Tôi xin hỏi ông một câu nữa: Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc về phía chúng ta, chúng ta có mắc vào sai lầm nào không?

Chúng ta đã mắc một sai lầm đó là “Mất cảnh giác”. Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra quân đội chúng ta ở đâu? Chúng ta vẫn nghĩ Trung Quốc và chúng ta chung một ý thức hệ nên dù cho là có bất đồng thì cùng lắm chỉ là những xung đột lẻ tẻ mang tính răn đe. Nhưng chúng ta đã sai. Mà bài học lịch sử về những người cộng sản Trung Quốc đâu phải đây là lần đầu tiên chúng ta mắc phải, nó có từ hồi hiệp định Giơ Ne Vơ năm 1954, từ hồi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa cơ mà. Phải chăng vì lịch sử không dạy điều này nên chúng ta không rút ra được bài học nào của lịch sử?

Tái hiện một cách trung thực quy mô của cuộc xâm lược, nói rõ cái hậu quả thảm khốc của nó, chỉ rõ nguyên nhân nổ ra xung đột chỉ có như thế thế hệ sau này của người Việt mới không mắc vào bài học mất cảnh giác của chúng ta bốn năm về trước.

Thứ hai - Ông đã cố tình lập lờ đánh lận con đen khi ông viết về cuốn sách lịch sử chung giữa Đức và Pháp để rồi ông dấn một bước sâu hơn nữa khi ông viết: “NGƯỜI ĐỨC VÀ NGƯỜI PHÁP ĐÃ THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI LỊCH SỬ CHO NÊN NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC NHẤT ĐỊNH SẼ THÀNH CÔNG NẾU CHÚNG TA CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI TƯƠNG LAI CỦA THẾ HỆ TRẺ.”

Đây là một sự ngụy biện trắng trợn và hết sức nguy hiểm. Sự ngụy biện và lập lờ nằm ở hai điểm.

A - Cuốn lịch sử chung ấy là có thật nhưng sao ông không nói những vấn đề hòa giải lịch sử ấy là những điều nào?

B - Ông đã cố tình không đề cập đến hoàn cảnh lịch sử hiện tại của hai nước Pháp và Đức vậy thì để tôi vạch ra cho ông và mọi người rõ nhé.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã kết thúc cách đây 74 năm. Pháp là nước bị Đức chiếm đóng nhưng những tội ác mà người Đức đối với người Pháp là không nhiều. Các thành phố của Pháp hầu như không bị tàn phá khi người Đức chiếm đóng. Số người chết trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai của Pháp chỉ khoảng 620.000 người, kể cả binh lính tham chiến lẫn dân thường (Kết thúc chiến tranh pháp có 14 sư đoàn tham chiến). Vậy số dân thường bị chết do chiến tranh là dưới 500.000 người, con số này bao gồm cả những người Pháp chết do những cuộc ném bom của quân đồng minh trên đất Pháp. Nếu trừ cả số này đi thì dân thường của Pháp bị Đức giết hại là không lớn vì vậy sự thù hận là không quá sâu sắc. (Nên nhớ rằng cuộc chiến tranh biên giới của chúng ta diễn ra trong vòng một tháng mà đã có 30.000 người chết kể cả binh lính và dân thường).

Nhưng điều này không phải là cơ bản. Điều cơ bản là xu thế của châu Âu hiện tại. Đó là xu thế hòa nhập của châu Âu. Liên minh châu Âu ra đời, biên giới bị bãi bỏ, đồng tiền chung châu Âu hình thành, hàng rào thuế quan giữa hai nước bị bãi bỏ, người Đức và người Pháp tự do đi lại, sống trên đất nước của nhau, liên minh quân sự Nato hình thành với mục đích giữ gìn hòa bình trên lục địa châu Âu mà Pháp và Đức đều là thành viên. Từ là hai nước cựu thù, bây giờ họ chung một mảnh đất châu Âu (Biên giới bị bãi bỏ tự do sinh sống ở bất cứ đâu trên châu Âu), chung một đồng tiền, chung một liên minh quân sự và hơn thế nữa họ có chung một thể chế chính trị (Liên minh châu Âu). Vậy có thể coi họ chung một đất nước. Trong điều kiện như vậy không có lí do gì để họ không thể quên đi quá khứ đau thương thời xa xưa hai đất nước. Nếu liên minh châu Âu mà tan rã, các nước châu Âu lại quay lại thời trước năm 19945 thì tôi dám chắc với ông rằng cuốn sách hòa giải lịch sử đó lập tức bị xé bỏ. Cứ nhìn vào cuộc tranh cãi của Nhật bản và Hàn quốc về cuốn sách lịch sử mà hai nước đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông trung học của hai nước ta sẽ thấy ngay điều đó. Sao ông không nhìn ra điều này nhỉ?

Còn chúng ta hiện nay thì sao? Cuộc chiến biên giới đã lùi xa 40 năm nhưng cuộc chiến với người Trung Quốc vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên mảnh đất Việt thân yêu này.

Hòa giải lịch sử ư? Liệu có thể hòa giải được không khi Trung Quốc chiếm thêm nhiều đảo trên biển Đông của chúng ta? Xây thêm những căn cứ quân sự trên những hòn đảo ấy?

Hòa giải lịch sử ư? Liệu có thể hòa giải được không khi hàng ngày họ đâm chìm các tàu thuyền đánh cá của chúng ta, cấm ngư dân ta đánh bắt cá trên những miền biển của tổ quốc?

Hòa giải lịch sử ư? Sao có thể hòa giải khi họ không cho ta khai thác dầu trên thềm lục địa của mình.

Và cuối cùng liệu có hòa giải được không khi truyền thông Trung Quốc luôn hô hào đã chiến thắng chúng ta hàng năm khi đến ngày kỉ niệm cuộc xâm lược này?

Về chính trị, về ngoại giao với vị thế là một nước nhỏ bên cạnh một nước láng giềng to lớn tôi rất đồng tình với các giải pháp khôn khéo và mềm dẻo của Đảng và Chính phủ trong quan hệ với Trung Quốc. Nhiều bài học của lịch sử đã dạy chúng ta đều đó. Chúng ta có thể không nói về thù hận, không kích động. Nhưng đấy là trong chính trị và ngoại giao không phải là trong môn Khoa học Lịch sử. Với lịch sử chúng ta phải nhớ!

Còn một điều nữa tôi muốn nhắc để cho ông biết.

Lịch sử là một môn học khơi gợi lòng tự hào dân tộc. Những trang sử chói sáng của dân tộc này là một chất keo vô cùng bền chắc gắn kết những người Việt Nam lại với nhau. Chính điều đó là một trong những nguyên nhân khiến cho chúng ta tồn tại trong suốt bốn nghìn năm.bên cạnh một gã khổng lồ. Hãy nhìn lại lịch sử của dân tộc. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của triều Trần, đông nhất là cuộc kháng chiến lần thứ ba chúng ta chống lại 50 vạn quân Nguyên ta đánh bại chúng trong vòng 5 tháng. Nhưng cuộc chiến tranh biên giới là sáu mươi vạn quân xâm lược mà chúng ta đánh bại chúng chỉ trong vòng một tháng. Thật huy hoàng biết bao thế mà ông với tư cách một sử gia lại muốn che mờ đi trang sử này.

Những bạn đọc bài viết này xin tặng các bạn một câu nói của Dimitrop.

HỠI NHỮNG NGƯỜI TA HẰNG YÊU MÊN! HÃY CẢNH GIÁC.

Chúng ta không chỉ cảnh giác với quân xâm lược mà còn phải cảnh giác với nhưng kẻ muốn bán nước trong học thuật.

 

-------------

MỜI NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:

- Cuộc chiến tranh Biên giới 1979l

- Những bài thơ chống giặc Tàul

- 2014 Nhìn lại cuộc chiến tranh Biên giới 1979 chống quân Trung Quốc xâm lượcl

- Những tấm bản đồ do Trung Quốc và Nhật Bản phát hành không ăn cướp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Naml

- Không được quên tội ác của bá quyền Trung Quốcl

- Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sửl

- Vị Xuyên ơi! Nỗi đau không quên!l

- Gạc Ma - Nỗi đau không được quênl

- Vạch trần dã tâm thâm đọc của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đôngl

- Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974l

- Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược: Hoàng Sa năm 1974l

- Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năml

- “Đặc Khu 99 năm” - Tiếng nói của người dânl

*.

NGUYỄN THẾ DUYÊN

Địa chỉ: số nhà 19 ngõ 695 phố Bạch Đằng,

Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email nguyenhung967812@gmail.com ngày 15.11.2022.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến       

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

1 nhận xét: