NGUYỄN QUANG THIỀU KHÔNG NÊN DÙNG QUYỀN HÀNH ÉP BÁO VĂN NGHỆ IN THI TẶC PHẢN THƠ CA - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

Leave a Comment

 


NGUYỄN QUANG THIỀU KHÔNG NÊN

DÙNG QUYỀN HÀNH ÉP BÁO VĂN NGHỆ

IN THI TẶC PHẢN THƠ CA

*

(Tác giả Đỗ Hoàng)

Tôi có hàng chục, hàng trăm bài viết về “Thơ Vô lối” - Thi tặc. Mấy lần định không viết nữa, vì viết chỉ mua tiếng chửi, oán thù vào mình. Mình thiệt chứ ai thiệt đâu. Trước hết là các báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ chính thống từ ngày Nguyễn Quang Thiều lên làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và đám Thi tặc có chân trong Ban chấp hành Hội Nhà văn, không một tờ nào in bài vở của tôi. Tôi không hề bị một cái án văn chương nào mà chúng tẩy chay tôi hơn các bậc tiền nhân trước đây.

Thứ nữa là họ loại tôi ra khỏi các cuộc sinh hoạt nghề nghiệp.

Thôi, mọi cái đó chả cần, may nhờ có internet! Đám thi tặc giờ cầm cương, nảy mực nền văn nghệ nước nhà, như Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Trần Hùng, Phan Hoàng, Hữu Việt…. - Ủy viên Ban Chấp hành, chúng tha hồ tác oai, tác quái in thơ vô lối tràn lan trên các báo chính thống! Vô cùng tai hại cho thế hệ mai sau!

Thế là đành phải viết lại.

Vừa rồi, phê phán, dịch bài vô lối “Những ô cửa” của Nguyễn Quang Thiều, nay phê tiếp chùm tho vô lối 5 bài của Thiều in kín nửa trang báo Văn nghệ số 36+37 ngày 3 – 9 - 2022!.

Như đã nói nhiều lần, Nguyễn Quang Thiều tiếng Việt kém nát, không biết làm thơ, học hành lổ mổ, chắp vá, nhảy cóc, hóng hớt cho dù được diện ưu tiên du học Cu ba ngành Công an!

Thiều cũng như đám thi tặc chuyên làm “thơ không vần! Các vị được những đám nịnh bút như Hữu Thỉnh, Văn Giá Ngô, Nguyễn Đăng Điệp, Văn Chinh, Thiên Sơn…cho là mới hơn mọi thời đại, biết bỏ vần, bỏ điệu để tung phá!”. Toàn là lũ nuốt nhút mít, hớp mắm cáy, ăn ốc nói mò, không biết biết bỏ vẫn, bỏ điệu nhân loạ, tổ tiên làm từ thuở sơ khai!

Đám thi tặc viết không có gì mới mẻ từ hình thức cho đến nội dung, chỉ có cái tù mù, tắc tỵ, sáo rỗng, đại ngôn, ba hoa chích choè, hô khẩu hiệu suông, dung tục bẩn thỉu, dâm ô thác loạn…

Quay lại 5 bài “thơ vô lối” của Nguyễn Quang Thiều. Đó là các bài “Sáng Chủ nhật”, “Mưa gần sáng”, “O:7”,”Hoa loa kèn”. “Lúc 4: 11”. Nó điển hình cho kiểu viết hủ, nút, tắc tỵ, uốn éo, gái già làm duyên, triết học đống rơm, chủi cùn, dâm dật, thắc loạn, đại ngôn, sáo rỗng, hô khẩu suông, ba voi không ngọt bát xáo… của Nguyễn Quang Thiều và đám Thi tặc! Cả 5 bài và cả đời thơ vô lối – thi tặc của Nguyễn Quang Thiều đều như vậy!

Bài “Sáng chủ nhật” mở đầu câu:

“Quả bóng bay hình cá

Tuột khỏi tay đứa trẻ hàng xóm

Bay vào phòng tôi

Nó chập chờn bơi

Mũi rúc vào giá sách…”

Nếu viết liền văn xuôi: “Quả bóng bay hình cá tuột khỏi tay đứa trẻ hàng xóm, bay vào phòng tôi. Nó chập chờn bơi, mũi rúc vào giá sách…”

Nếu viết liền văn xuôi như câu văn dở của trẻ học lớp ba, nó vô nghĩa 100%. Gọi nó vô lối – thi tặc thì được, gọi nó là thơ thì thật xúc phạm văn chương!

Nguyễn Quang Thiều viết tiếp:

“Tôi thấy nó lôi từ đó ra những con bọ

Không

Đó là những chữ

Và nuốt chúng từng con

Giờ những cuốn sách đã được dọn sạch sẽ

Để bắt chúng ta viết lại”

Viết liền câu văn xuôi:

Tôi thấy nó lôi từ đó ra những con bọ. Không, đó là những chữ và nuốt chúng từng con. Giờ những cuốn sách đã được dọn sạch sẽ để bắt chúng ta viết lại

Ý là quả bóng bay hính cá đã bay vào gia sách phòng tôi lôi những con chữ, ăn hết, bắt phải viết lại!

Hiểu rộng ra là những cuốn sách đã viết để trên giá, cũ kỹ, mốc meo thành bọ hết, giờ được dọn sạch để viết cái mới. Nó mới đúng một phần. Quá giản đơn, thô thiển! Nó là sách của bọn nô bút, bọn tàn phá nhân loại bỡi những cái chủ nghĩa không tưởng phi nhân văn… còn sách của các hiền triết, nhân đạo, sách của thánh thánh thần, thi nhân … làm sao thành bọ đươc. Lập luận phi lô gíc, điệu đàng, giả làm triết lý rơm, không phải lối!

Bài vô lối trên viết thanh câu văn xuôi:

Quả bóng bay hình cá tuột khỏi tay đứa trẻ hàng xóm, bay vào phòng tôi. Nó chập chờn bơi, mũi rúc vào giá sách. Tôi thấy nó lôi từ đó ra những con bọ. Không, đó là những chữ và nuốt chúng từng con. Giờ những cuốn sách đã được dọn sạch sẽ để bắt chúng ta viết lại”.

- Ai nói đây là thơ?

- Đám nịnh bút hãy trả lời đi!

*

Tiếp bài «Mưa gần sáng» cũng vậy. Cũng kiếu cách dùng từ ngữ mà từ ngữ cũ mèm, sến sáo: «Chiếc lá ký ức», «Khu vườn thời gian», «Nghĩa địa vọng giọng người xưa», «Trên biên giới mùa Thu mây trắng»….

Mở man mất 5 câu, 27 chắng nói lên được ý nghĩa gì, tù mù, tà mà,bệnh hoạn, hủ nút, tắc tỵ! Tầm rất cứt chuột!

Cụ Hồ không nhận nhà thơ nhưng Cụ viết hay vô cùng:

«Ngẩng đầu mặt trời đỏ

Bên suối một nhành mai

Tầm bao quát vũ trụ, nhân sinh!

Cụ chí có 10 chữ Việt thôi nhé!

Nguyên văn cũng chỉ 20 chữ.

上山

六月二十四

上到此山來

舉頭紅日近

對岸一枝梅

Thướng sơn

Lục nguyệt nhị thập tứ,

Thướng đáo thử sơn lai.

Cử đầu hồng nhật cận,

Đối ngạn nhất chi mai.

LÊN NÚI

Hai mươi tư tháng sáu

Lên ngọn núi này chơi

Ngẩng đầu mặt trời đỏ

Bên suối một nhành mai!

(Tố Hữu dịch thơ)

Còn Lý Bạch:

李白

靜夜思

床前明月光,

疑是地上霜。

舉頭望明月,

低頭思故鄉。

Tĩnh dạ tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

Đầu giường ánh trăng rọi,

Mặt đất như phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

(Nam Trân dịch)

Thiên tài Lý Bạch cũng dùng chỉ 20 chữ Hán!

Thi tặc Nguyễn Quang Thiêu dùng viết bài «Mưa gần sáng» tốn đên 96 chữ Việt chẳng nói điều mô, tê, răng, rứa gì cả! Thật vô bổ!

Liên tiếp ba khổ sau cũng dùng từ cũ mèm, ý tứ cũ mèm:

«Tuổi thơ hoang hoang cánh đồng», «Nghĩa địa vọng giọng người xưa», «Trên biên giới mùa Thu mây trắng», như đã dẫn và: «Có một đứa trẻ vừa gọi mẹ vừa lớn lên». Người ta nói nhiều rồi, lâu lắm rồi: «Hoa vừa đi vừa nở», «Bộ đội vừa đánh giặc vừa lớn lên»….

«Nhớ mãi giấc mơ xa xôi

Những ngày mẹ còn sống

Tuổi thơ hoang hoang cánh đồng

Cậu bé đứng im lặng

Thời gian cũng ngừng trôi

Bông cúc vạn thọ lay nhẹ

Nghĩa địa vọng giọng người xưa

Mẹ lau nước mắt cho con

Trên biên giới mùa Thu mây trắng

Có một đứa trẻ vừa gọi mẹ vừa lớn lên

Chợt già đi trong những cúc thẩm chiều.”

Người ta viết thay lời hàng xóm đọc còn xúc động, Nguyễn Quang Thiều viết về ngày giỗ mẹ như đi trên bãi bom B52 vừa ném xuống!

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Các bài viết của (về) tác giả Đỗ Hoàng0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0

- Bạn đọc cảm nhận bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl

 

Mời nghe ca khúc MÙA XUÂN THĂM NHAU

của Hoài An, qua tiếng hát Đan Nguyên và Hoàng Thục Linh:

*.

ĐỖ HOÀNG

Địa chỉ: số nhà 77, tổ 3, Bằng A, Hoàng Liệt.

quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Email: donguyenhn@yahoo.com

Điện thoại: 091.336.96.52

 

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 24.01.2024

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

0 comments:

Đăng nhận xét