SỰ THÂM HIỂM CỦA PHẠM LƯU VŨ
KHI VIẾT TRUYỆN “BA VIÊN XÁ LỢI”
Trong bức Tâm Thư gởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà văn
Chiến sĩ Trúc Phương cho biết Văn Chinh không thuộc nhân sự của Báo Văn nghệ,
nhưng lại có thể chọn truyện ngắn “Ba Viên Xá Lợi” để in và nói về tác
giả Phạm Lưu Vũ: “Người ăn thịt uống rượu
mà bàn về giáo lý nhà Phật thấu triệt sáng tỏ đến như Phạm Lưu Vũ không nhiều
trên thế gian”. Trúc Phương cho lời Văn Chinh là “sự xảo ngôn và ngoa biện, thích tâng bốc, hoặc làm phù thủy cho nhau”.
Vậy trước khi viết về truyện ngắn “Ba viên xá lợi”, tôi viết một chút
về Văn Chinh.
Văn Chinh hơn chục năm trước là người từng thích bài này bài nọ
của tôi, đã chủ động điện thoại, thư từ bày tỏ, tâm sự, rồi mời tôi viết bài,
trao đổi học thuật với ông ta trên trang web thử nghiệm của Hội Nhà văn Việt
Nam. Nhưng rồi đột nhiên ông ta cắt ngang. Tôi thông cảm vì một người trình độ
chuyên tu văn chương như ông ta làm sao có thể đối thoại với tôi được về khoa
học, triết học? Lần thứ hai, ông ta đã đăng bài của tôi “Về một sự so sánh khiên cưỡng
giữa Einstein và Lão Tử của Nguyễn Huệ Chi”, rồi tùy tiện bóc xuống.
Tôi hỏi thì ông ta trả lời là do tôi viết sai về Huệ Chi. Tôi buộc phải lên
tiếng để chỉ ra cái sai của ông ta thì ông ta đã viết gởi cho tôi: “Ông vị kỷ và cũng bất trắc hệt Trần Mạnh Hảo”.
Tôi trả lời “Nếu tôi ngậm miệng, quỵ luỵ
trước những sai trái, dốt nát của ông thì không vị kỷ, bất trắc phải không?”
Số là Nguyễn Huệ Chi đã công bố một “công trình” nghiên cứu rất
buồn cười. Một hôm ông ta đi xe ô tô, bỗng thấy một chú ruồi cất cánh bay bình
thường trong xe. Ông ta hết sức kinh dị, vì thấy ô tô đang chạy rất nhanh, tại
sao chú ruồi lại bay bình thường mà không bị chiếc xe đẩy tụt lại phía sau? Ông
ta giả sử có cách gì nhích người lên khỏi ghế, lơ lửng giữa không trung thì tất
nhiên mình sẽ bị vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau là cái chắc. Ông ta làm thêm
một thí nghiệm, xé một mảnh giấy, vo viên lại và thả xuống. Ông ta cũng kỳ dị
khi thấy viên giấy rơi thẳng xuống sàn ô tô mà không rơi xéo ra phía sau như
ông ta tưởng. Rồi ông ta mới lờ mờ cảm nhận rằng những việc “lạ” đó liên quan
đến Thuyết Tương đối của Einstein.
Tôi đã viết, hiện tượng “ruồi bay”, “giấy rơi” như vậy là do xe
chạy thẳng với vận tốc đều, không gian trong xe như một hệ quy chiếu quán tính.
Mà theo Nguyên lý Quán tính: “Nếu một vật
không chịu một lực nào thì nó sẽ đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động không đổi”.
Tương tự như ta trong xe lửa hoặc trên máy bay (lúc không rung, không xóc,
không tăng tốc) thì việc đi lại, rót nước vào cốc và mọi chuyển động sẽ xảy ra
y như lúc xe lửa, máy bay đứng yên. Không có liên quan gì đến Thuyết Tương đối
của Einstein hết!
Nguyên lý Quán tính là như nhau với mọi vật trong hệ quy chiếu,
nó không phân biệt ông Chi với con ruồi. Vì vậy, không chỉ ông Chi, ông Văn
Chinh, mà còn nếu có cả con bò “nhích lên
lơ lửng được trong xe” thì nó cũng không bao giờ bị “vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau” như ông Huệ Chi nghĩ đâu.
Là người có quyền chọn đăng bài vở cho trang web của Hội Nhà Văn
Việt Nam, Văn Chinh đã gỡ bài của tôi tuỳ tiện theo trình độ thấp kém như vậy.
Không ngờ sau cả chục năm, một ông dốt như vậy vẫn chi phối được việc in bài ở
báo Văn nghệ của Hội Nhà văn, đã chọn in truyện ngắn “Ba viên xá lợi” của Phạm
Lưu Vũ. Nguyễn Quang Thiều chỉ có dốt mới bị Văn Chinh dắt mũi. Như Nhà Văn
Chiến sĩ Trúc Phương cho biết, Thiều đã rất phấn khích cướp quyền duyệt bài của
Tổng Biên tập báo để cho in sớm truyện của Phạm Lưu Vũ.
*
Về truyện ngắn “Ba viên xá lợi”. Đặt đầu đề như vậy
chứng tỏ Phạm Lưu Vũ đã dốt vì lệch trọng tâm câu chuyện. Cốt truyện chính
không phải về ba viên xá lợi mà về hành động tuẫn tiết của một người sĩ quan
“phía bên kia” khi Sài Gòn đã được giải phóng 3 ngày. Mạch chính câu chuyện để
dẫn đến cái kết cục này được nhân vật “tôi” kể về cuộc đời của một người thuộc
thế hệ cha, chú, tên là Lương, cùng quê ở Miền Bắc. Khi còn nhỏ, một lần do cơ
duyên mầu nhiệm, chú bé Lương như được Phật ban cho một viên xá lợi, chú đã cất
giữ như vật báu nên được gọi là “Lương xá lợi”. Theo Đạo Phật, Xá lợi là những
viên ngọc được kết tinh từ thân xác sau khi được hoả thiêu của Phật hoặc các vị
cao tăng. Ai có duyên có được xá lợi sẽ có được phước lành, được ân sủng, và
chống được tà ác. Chú bé Lương lớn lên, rồi đi bộ đội, thành người “lính Bắc
kỳ” chiến đấu ở vùng đồng bằng “Nam kỳ”.
Một lần, hai người trong tổ tam tam của Lương làm một điều ác,
bắn hai con khỉ để cải thiện bữa ăn, sau đó cả hai đã bị quả báo nhãn tiền, bị
chết, riêng Lương (có xá lợi che chở) đã thoát chết, còn lại. Đến những ngày
cuối cùng của chiến tranh, Lương lại bị rắn choàm quạp rất độc cắn, nhưng cũng
không chết. Lần này, phước lành được ban cho Lương bởi một người sĩ quan “phía
bên kia”. Lương đã bị ngất đi, tỉnh dậy thì rất ngạc nhiên và sợ khi thấy mình
đang ở trong phòng của người sĩ quan đó, và biết mình đã được chính người đó
cứu và chăm sóc cả tháng trời. Cuối cùng, người “lính Nguỵ”, sứ giả của Phật,
đã cho người “lính Bắc kỳ” biết Sài Gòn đã được giải phóng ba ngày rồi, và chỉ
đường, lấy la bàn cho người lính Bắc trở về đơn vị, còn mình thì ăn mặc chỉnh
tề, mang súng ngắn ra bờ suối, tự sát!”
*
Không như truyện “Chị Cả Bống”, Phạm Lưu Vũ trắng trợn
viết “công an”, “uỷ ban” và “luật pháp” đã bao che cho Bọn ''blu'' (Medical
coat) bệnh viện ngang nhiên mổ bụng xác chết của con chị Cả Bống để lấy mật bán
chác ăn chia, truyện “Ba viên xá lợi” Phạm Lưu Vũ viết cao
tay hơn. Không hề có thái độ du côn, không hề có một chữ chống phá, còn thâm ý
của Phạm Lưu Vũ để cho văn chương của mình tự nói. Người đọc bình thường sẽ
không nhận ra được sự thâm hiểm, lưu manh của Lưu Vũ, được giấu kín trong một
không gian bảng lảng, linh thiêng của Đạo Phật.
Viết như vậy, Phạm Lưu Vũ đã cho người sĩ quan Nguỵ như thuộc
đội quân nhà Phật. Chỉ theo tinh thần của giáo lý Phật người ta mới từ bi, vị
tha cứu chữa cho kẻ thù, còn chỉ đường cho để về đơn vị cũ. Trong thực tế, có
thể có những trường hợp cá biệt. Trong một đội quân phi nghĩa cũng có thể có
những cá nhân nhân nghĩa, ngược lại, trong đội quân chính nghĩa cũng có thể có
những cá nhân ác nhân. Cái tứ của truyện ngắn, cái ý chính của Phạm Lưu Vũ, đã
thể hiện qua hành động tự sát của người sĩ quan “phía bên kia” trước sự kiện
quân Giải Phóng chiếm được Sài Gòn. Một người từ bi, vị tha lại tự sát trước
một sự chiến thắng thì chiến thắng đó chỉ có thể là chiến thắng của một đội
quân phi nghĩa, chiến thắng của những kẻ ác, và như tuyên truyền, là chiến
thắng của bọn cộng sản man rợ, độc tài, xâm lược, chiếm đóng thế giới tự do,
dân chủ, văn minh. Phạm Lưu Vũ đã nói leo theo Dương Thu Hương, Bảo Ninh, và
thằng San hô Huy Đức… Có điều đó chỉ là những cái nhìn lộn ngược. Phạm Lưu Vũ
do mù lương tri nên những điều cơ bản nhất về chính danh, chính nghĩa đã không
nhận ra; nhân danh viết theo ánh sáng của Phật Pháp lại vô minh, xuyên tạc lịch
sử, đổi đen thành trắng. Như vậy, Phạm Lưu Vũ đã làm ô uế Đạo Phật khi núp bóng
Phật để chống phá chế độ, khơi dậy hận thù, chống phá cuộc sống yên bình của
nhân dân.
Văn Chinh, Nguyễn Quang Thiều chỉ có ngu mới ủng hộ Phạm Lưu Vũ.
Qua các vụ tranh luận, tôi thấy Văn Chinh tính thích làm dáng tri thức, hoang
tưởng, có thể đúng là ngu thật. Còn người như Nguyễn Quang Thiều leo lên được
chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam danh giá thì không thể ngu. Nhưng Thiều sốt
sắng, ra mặt để truyện ngắn được in sớm, chứng tỏ tâm địa của Thiều cũng y hệt
Phạm Lưu Vũ.
Bây giờ để khách quan, tôi sẽ đưa ra những ý kiến của những ông
chủ Mỹ đã nặn ra chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nói về chế độ và “đội quân Nhà Phật”
của Phạm Lưu Vũ. Chúng sẽ như những cái tát vào mặt bọn Nguyên Ngọc, Dương Thu
Hương, Văn Chinh, Nguyễn Quang Thiều,…, và Phạm Lưu Vũ, kẻ viết truyện ngắn “Ba
viên xá lợi”.
*
Tổng thống Donald Trump, khi trả lời phỏng vấn của Piers Morgan,
nhân dịp thăm Anh (6-2019), đã cho cuộc chiến mà Mỹ thế chân Pháp ở Việt Nam là
một cuộc chiến tồi tệ (I thought it was a terrible war).
Về cái sự ra đời chế độ Việt Nam Cộng Hòa, thượng nghị sĩ (4 năm
sau trở thành Tổng thống) John F. Kennedy tuyên bố vào ngày 1/6/1956:
“Nếu chúng ta không phải
là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu
của nó. Chúng ta là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng
ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta
không thể bỏ rơi nó…”.
Nhưng rồi, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara, “công
trình sư” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, trong hồi ký của mình đã phải thú
nhận: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm
khủng khiếp!”
Maxwell Taylor, từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa, đã
nói: “Tất cả chúng ta đều có phần của
mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Không hề có
một anh hùng nào mà toàn là những kẻ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”.
(We all have a share in it, and none of it is good. There are no heroes, just
bums. I include myself in that.
https://en.wikiquote.org/wiki/Maxwell_D._Taylor).
Về các lãnh tụ Việt Nam Cộng Hòa, theo "Fire
In The Lake" by Frances Fitgerald, Vintage Books, New York 1985, pp.
134-139, khi viết về Ngô Đình Diệm, tác giả viết: “Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng
đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương. (For
him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the
blood of the countryside and the lucre of the West)”. Còn Nguyễn Văn Thiệu,
Henry Kissinger trong hồi ký của mình đã cho rằng: “Nguyễn Văn Thiệu đã điều hành quốc sự theo một kiểu "tàn
bạo", "xấc láo", "ích kỷ, độc ác" với những "thủ
đoạn gần như điên cuồng" khi làm việc với người Mỹ”. Kissinger cũng
tiết lộ rằng, khi nói về việc Nguyễn Văn Thiệu ngăn cản Mỹ ký hiệp định Paris,
Tổng thống Nixon đã giận dữ thốt lên: "Ông
sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó không chịu chấp thuận. Ông hãy
tin lời tôi."
Về phía chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu cũng đã thú
nhận tính chất đánh thuê vì tiền: "Nếu
Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng
hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!"
Khi gặp lại những người Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn tại quận Cam
năm 1990, Nguyễn Văn Thiệu nói toạc móng heo thân phận nô lệ của Việt Nam Cộng
Hòa: “Nguyên nhân mất nước là bởi vì mình
chịu một cái sự nô lệ về viện trợ”. Tướng Nguyễn Cao Kỳ, năm 2005, khi về
Việt Nam và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, đã nói: "Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm
"kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người
Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê".
Bảo Ninh khi trả lời phỏng vấn đã cho Chiến tranh Việt Nam là
“nội chiến”, không phải đã quá dốt về lịch sử mà vì là một kẻ cơ hội, đón gió,
trở cờ, một kẻ phản bội, vì tiền!
Những phát ngôn của những nhân vật chóp bu phía Mỹ và Việt Nam
Cộng Hòa ở trên đã như những cái tát giáng thẳng vào miệng lưỡi kẻ nói ngược
như Bảo Ninh.
Về đích danh chữ “nội chiến”, Nhà sử học Frances FitzGerald
viết:
"Chiến thắng của họ
(Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) là
chiến thắng của dân tộc Việt Nam - người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với
một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là
một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên
bố ủng hộ rồi phản bội".
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ
Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách "Những
Bí mật về Chiến tranh Việt Nam" đã viết:
"... Cuộc chiến đó
không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc
tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một
phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một
quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền
lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến
chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa
nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Cựu Tổng thống Bill Clinton, người từng phản đối chiến tranh ở
Việt Nam, khi phát biểu trước sinh viên Hà Nội, nói: "Bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là một trong những khoảnh
khắc đáng tự hào nhất trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của tôi".
Như vậy, quan hệ với một nước Việt Nam thống nhất là một niềm tự
hào của cựu Tổng thống Clinton thì chắc chắn nước Việt Nam đó không thể như bịa
đặt một cách lưu manh trong truyện của Phạm Lưu Vũ, đã khiến một người có tâm
Phật không thể chung sống, phải tự sát!
*
Còn tôi, là một công dân của nước Việt Nam thống nhất đó, là một
cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi luôn chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối của Đảng và Nhà nước về Hoà hợp Dân tộc và Bình thường hoá quan
hệ với Mỹ. Tôi còn như một hình mẫu của sự hoà hợp dân tộc khi đã lấy một người
vợ, tuy gia đình không ai đi lính Việt Nam Cộng Hòa nhưng họ hàng có nhiều. Tôi
đã gặp họ rất nhiều, rất thân thiện, cũng như trong xã hội, không còn chút nào
cái chuyện Ta-Địch. Còn với nước Mỹ, tôi đã đi chơi hai lần, ngang dọc khắp các
Trung tâm nước Mỹ, chơi đến 90 ngày, chán thì về. Tôi nhận thấy Việt Nam và Mỹ
nơi nào cũng có cái sướng, cái khổ, nhưng với cùng một lượng tiền thì sống ở Việt
Nam mới là thiên đường chứ không phải Mỹ.
-
Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
-
Các bài viết của
(về) tác giả Tạ Duy Anh0
-
Các bài viết của
(về) tác giả Phạm Lưu Vũ0
- Các
bài viết của (về) tác giả Nguyên Ngọc0
-
Các bài viết của
(về) tác giả Trần Mạnh Hảo0
-
Các bài viết của
(về) tác giả Trần Đăng Khoa0
-
Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0
Mời nghe Kim Yến đọc truyện ngắn
"CÔ" VƯƠNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:
*.
ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)
Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn
Email: donglasg@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ messenger
facebook Vũ Thị Hương Mai
ngày 10.03.2024.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn:
internet.
- Bài viết không thể
hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét