ĐỜI CHỊ - BÀI VÔ LỐI TẮC TỴ PHI VĂN CHƯƠNG - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

Leave a Comment
(Nhà thơ Văn Cầm Hải ; Nguồn ảnh: internet)
ĐỜI CHỊ - BÀI VÔ LỐI
TẮC TỴ PHI VĂN CHƯƠNG
*
Đời chị

đời chị
như viện bảo tàng
có nhiều mặt nạ đàn ông
giờ đây có ngày yên mạnh
tuổi chị vừa qua đôi chân dài óng mượt
người ta háo hức
lũ ruồi đòi làm cột thu lôi
nhưng dưới đất trần
sấm qua rồi gửi lại
lưỡi búa thiên thần
tôi tiếc mình đến chậm mấy mươi năm.
*.
Văn Cầm Hải

(Tác giả Đỗ Hoàng)
Tóm tắt:  - Chị rất đẹp, ta tiếc sinh sau chị, nếu ta sinh cùng thời thì ta cũng chiếm được mỹ nhân và có một mặt nạ trông đời người đẹp !… Văn Cầm Hải cố nói cái đẹp, cái khát khao cho mới, nhưng rất vô lối và buồn cười, không thơ chút nào rất phi văn chương!
Có một hội chứng trong thơ Việt hiện đại là khi Hoàng Cầm viết bài thơ Lá Diêu bông thành công về mối tình lệch pha em chị ít có tiền lệ trong thơ Việt thì các tác giả cả gái, cả trai đua nhau khai thác mối tình lệch pha như thế. Văn Cầm Hải cũng học đòi kiểu này nhưng viết theo kiểu vô lối tắc tỵ!
Bài vô lối này rất tàm phào, nhiều kẻ khen nức nở khi tác giả ví đời người đẹp như viện bảo tàng cất dấu nhiều mặt nạ đàn ông từng si mê, từng là tình nhân, tình lang với mình. Họ cho đấy là sáng tạo tạo là cách tân, tìm kiểu nói mới. Nhưng thật vô cùng tai hại. Một người đàn bà đẹp mà có hàng vạn đàn ông đến với mình để chất mặt nạ nên bảo tàng thi chỉ là con điếm. Trên thế giới cổ kim chắc không có con điếm nào có nhiều đàn ông đến thế.
Gái đâu có gái lạ đời
Chỉ riêng có một ông trời không chim!
                                (Ca dao)
Một cô ca ve thời hiện đại ở cõi Việt mỗi ngày bình quân tiếp 7 người, một tháng tiếp 140 người  (20 ngày /tháng), một năm  trên dưới 1 500 người, trong đời họ làm khoảng 20 năm, từ 16 tuổi đến 36 tuổi thì tống số đàn ông họ tiếp khoảng 30 000 người cũng chưa chất thành mặt nạ đàn ông trong ĐỜI CHỊ của Văn Cầm Hải.
Để nói về người đẹp, chính chuyên, cổ kim đông tây người nói hay biết bao nhiêu, chất đầy sách vở:
Trai tài dăm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên một chồng
                          (Ca dao Việt)
“Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập
Nhất cố khuynh nhân thành
Tái cố khuynh nhân quốc”
                   (Lý Tiên Niên, đời Hán)
(Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai)
                             (Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)
(Phương Bắc có người ngọc
Vẻ riêng rất tuyệt vời
Mới liếc thành quách mất
Liếc lại nước đổ rồi)
                               (Đỗ Hoàng dịch)
“Diễm sắc thiên hạ trọng
Tây Thi ninh cửu vi
Triêu vi Việt khê nữ
Mộ tác Ngô cung phi”
Nghĩa là:
Sắc đẹp quý hiếm đời đều trọng vọng,
Tây Thi không thể nghèo hèn mãi mãi.
Vì thế buổi sớm làm cô gái giặt sa bên khe suối nước Việt
Buổi chiểu đã được tuyển làm bậc vợ vua nước Ngô)
“Thế gian sắc đẹp ai bì,
Tây Thi khôn nhẽ hàn vi suốt đời
Sớm còn gái Việt bên ngòi
Cung vua tối đã lên ngồi cạnh vua”
                                (Tán Đà dịch)
(Sắc tiên ai chả quý 
Tây Thi đâu mãi buồn
Sáng gái quê khe Việt
Chiều bà chúa Ngô vương)
                               (Túy thì ca - Đỗ Hoàng dịch)
“Hồi đầu nhất tiếu bách mị sinh
Lục cung phấn đại vô nhan sắc”
Nghĩa là:
Một lần ngoảnh mặt nhoẻn cười lại lộ ra trăm vẻ đáng yêu
Tam cung lục viện - Ba nghìn người ngọc không còn ai
                                               đáng gọi là có nhan sắc cả!
                              (Trường hận ca - Vẻ đẹp Dương Quý Phi - Bạch Cư Dị)
(Một cười trăm vẻ thiên nhiên
Sáu cung nhan sắc thua hờn phấn son)
                               (Tản Đà dịch)
Oh! blest be thine unbroken light! 
That watched me as a Seraph's eye, 
And stood between me and the night, 
For ever shining sweetly nigh. 
Mơ ánh sáng em hưởng phép lành 
Mắt thiền chiếu sáng cả đời anh!
Giữa anh ngăn chặn màn đêm tới
Luôn được rạng soi ánh thánh thần!
                                  (Đỗ Hoàng dịch) 
(Song for the luddites - 
Bài ca phá máy - Byron - Anh)
“Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương”
                               (Bích Khê)
Người đẹp được thi nhân miêu tả vừa tuyệt thế, vừa thánh thiện, “diễm sắc thiên hạ trọng” (vẽ đẹp thiên thần làm thế gian trọng vọng) triệu người ngưỡng mộ mà không vẫn một sắc dục trần tục nào. Cái  người đẹp ĐỜI CHỊ của Văn Vầm Hải sao mà ô trọc mà hộp đêm mạt hạng chỉ có lũ ruồi mới bâu! Mà chỉ có lũ ruồi, lũ chuột, lũ chó mới ve vẫy đuôi,  xin làm thu lôi ăng ten tán tỉnh!
Điển hình của Văn Cầm Hải là cố viết cho tắc tỵ, cho không ai hiểu. Lấy cớ tìm tòi viết cho kiểu cách phách lối “Tuổi chị vừa qua đôi chân dài óng mượt”
Nhiều và nhiều lắm:
“Lũ ruồi làm cột thu lôi”, “Sấm qua rồi gửi lại lưỡi búa thiên thần”
Bài này viết ra câu văn xuôi vô nghĩa như thế này:
“Đời chị như viện bảo tàng có nhiều mặt nạ đàn ông, giờ đây có ngày yên mạnh. Tuổi chị vừa qua đôi chân dài óng mượt. Người ta háo hức, lũ ruồi đòi làm cột thu lôi, nhưng dưới đất trần, sấm qua rồi gửi lại lưỡi búa thiên thần. Tôi tiếc mình đến chậm mấy mươi năm”
Một kiểu nói ngô ngọng như người nước ngoài nói tiếng Việt!
Nhiều người ủng hộ cách việt tắc tỵ của Văn Cầm Hải, họ cho rằng độc giả không hiểu thơ của Hải (!), thơ khó mới hay mới được độc giả chú ý. Còn thơ tác giả chưa viết mà bạn đọc đã hiểu thì không là thơ. Điều đó rất nhầm. Tính cuốn hút hấp dẫn của thơ nằm ở tầm triết lý được chuyển hóa vào thơ chứ không phải viết khó hay viết dễ.
Ở xứ sở chim không di cư mà người phải di cư, lưu vong chính trên mình Tổ quốc (Chế Lan Viên)
Mặt trời rất vỹ đại
Hạt sương thật nhỏ nhoi
Mặt trời không chứa nổi
Một hạt sương nhỏ nhoi
Nhưng hạt sương chứa được
Cả hàng triệu mặt trời
                         (Trần Mạnh Hảo)
Còn thơ khó thì cha ông làm từ lâu lắm rồi. Đọc hiểu và giải được không nhiều người đâu, nó cũng chỉ là thứ tham khảo cho vui mà thôi:
“Lồn tròn thì cặc cũng tròn
Đâm vô thì cặc càng mòn càng hao”
                         (Ca dao)
Bài ĐỜI CHỊ là một bài vô lối thô lậu phi văn chương!
*.
Hà Nội, ngày 16 -11 -2014
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52








  ............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bảnác giả gửi qua email ngày 28.06.2017
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.      

0 comments:

Đăng nhận xét