“Quê quán” là gì
Theo Việt Nam Tự Điển, cuốn từ
điển tiếng Việt đầu tiên, do Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931, “quê” là
“nơi cội rễ của dòng họ nhà mình”, đồng nhất với “quê hương”, “quê quán”. Để
hiểu rõ hơn “quê quán” là gì, sẽ là cần thiết hiểu được “quán”.
Vẫn theo sách này, “quán” là “nhà
rộng để hội họp hay để làm công việc”. Kết hợp lại, “quê quán” là “nơi có nhà
hội họp của dòng họ của một người”. Nếu định nghĩa này được chấp nhận thì
“quán” chính là “nhà thờ Họ” hay “nhà thờ Tổ”, ngôi nhà mà một dòng họ lập ra
để thờ cúng tổ tiên của mình. Với cách hiểu như vậy thì “quê quán” là “nơi có
nhà thờ Họ của dòng họ của một người”.
“Quán” còn có thể hiểu một cách
đơn giản là “nơi chốn” (place trong tiếng Anh và tiếng Pháp) dựa trên định
nghĩa “sinh quán” cũng của Việt Nam Tự Điển, theo đó “sinh quán” là “nơi mình
sinh ra”.
Bất luận thế nào, “quê quán” là
“nơi dòng họ của một người sinh sống lâu đời”. Nói cách khác, về thăm “quê
quán” của ai đó tất gặp người trong dòng họ người ấy, không người này thì người
khác!
Vậy, phải chăng “quê quán” theo
pháp luật Việt Nam hiên tại cũng được hiểu như thế?
Mục “Chú thích” của Biểu mẫu giấy
khai sinh TP/HT-1999-A.2 được ban hành kèm theo Quyết định số 1203-QĐ/TP-HT
ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn ghi “quê quán” như
sau: “Ghi theo nơi sinh trưởng của cha đẻ; nếu không rõ cha đẻ là ai, thì
ghi theo nơi sinh trưởng của mẹ đẻ; trong trường hợp không xác định được cha,
mẹ đẻ, thì để trống”.
Thế nhưng, làm theo hướng dẫn này
của Bộ Tư pháp thì rất có thể “quê quán” thay đổi chỉ sau một đời. Lấy gia đình
tôi làm ví dụ. Bố tôi, Cù Huy Cận, sinh ra tại làng Ân Phú (nay là xã Ân Phú),
huyện Hương Sơn (nay là huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh, là Trưởng Tộc (Họ) Cù Huy,
một dòng họ sinh sống nơi đây ít nhất từ thế kỷ 15. Địa danh này cũng là nơi có nhà thờ họ Cù Huy (2).
Về phần mình, tôi sinh ra tại Hà Nội. Con trai đầu của tôi sinh ra tại thành
phố Hồ Chí Minh. Như vậy, “quê quán” của con tôi là Hà Nội, khác với “quê quán”
của tôi là “Hà Tĩnh”! Điều này rõ ràng khác với quan niệm truyền thống về “quê
quán”, và hơn thế nữa, vô cùng bất tiện với Nhà nước Việt Nam vốn coi trọng chủ
nghĩa lý lịch dựa trên nguồn gốc của gia đình cá nhân có liên quan.
Hẳn nhận thấy sự bất cập của hướng
dẫn trên nên tại Quyết định 01 ngày 29/3/2006, Bộ Tư pháp đã có hướng dẫn mới
về xác định “quê quán” trong giấy khai sinh. Theo đó, “quê quán” được ghi theo
quê quán của cha đẻ; nếu không rõ cha đẻ là ai thì ghi theo quê quán của mẹ đẻ;
trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đẻ thì để trống. Thông tư 01 ngày
2/6/2008 của Bộ Tư pháp cũng có hướng dẫn tương tự để xác định “quê quán”.
Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 đã chấp nhận hướng dẫn này của Bố Tư pháp
khi quy định “Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ
theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng
ký khai sinh.”
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất
cho việc xác định “quê quán” là định nghĩa thế nào là “quê quán” thì không một
văn bản pháp lý nào của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra. Thành
thử, “quê quán” chỉ có thể được xác định theo định nghĩa truyền thống, là “nơi
dòng họ của một người sinh sống lâu đời”.
Từ một bài báo Nhà nước
Ngày 3/3/2023, báo Tiền Phong đăng
bài “Vĩnh Long tự hào
về người con ưu tú ” (3) do phóng viên của báo viết sau khi “đến ấp
Phú An, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, quê hương của tân Chủ
tịch nước Võ Văn Thưởng.” Như trên đã đề cập, “quê quán” hay “quê hương” là
“nơi dòng họ của một người sinh sống lâu đời”. Oái oăm thay, bài báo tuyệt
nhiên không cung cấp bất cứ thông tin nào về cha mẹ của ông Thưởng, cũng không
cho thấy tác giả đã tiếp xúc với ai đó trong dòng họ của ông Thưởng!
Sự phi lý này chỉ có thể dẫn đến
kết luận rằng “ấp Phú An, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long”
không phải là quê quán/quê hương của ông Thưởng cũng như cha của ông không
sinh ra tại địa chỉ trên. Điều này đến lượt nó tăng độ khả tín cho thông tin về
cha ông Thưởng mà tôi đã có được cách đây mười mấy năm, khi tôi còn ở trong
nước.
Một người từng giữ trọng trách
trong hệ thống chính trị Việt Nam đã cho tôi, Cù Huy Hà Vũ, biết rằng thân phụ
Võ Văn Thưởng là Võ Chí Công. Vị này sinh tại làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân,
huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam), là một yếu nhân
của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Trong Chiến tranh Việt Nam, Võ Chí Công là phó
bí thư trung ương Cục miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay), phó
Chủ tịch Mặt trân dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau 1975, Ông là Phó
Thủ tướng phụ trách nông nghiệp rồi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987 – 1992),
chức vụ tương đương Chủ tịch nước.
Thông tin về gia đình riêng của Võ
Chí Công trên báo chí Việt Nam hỗ trợ giả thuyết ông là thân phụ tân Chủ tịch
Việt Nam.
Tấm hình kỷ niệm bên gia đình của Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước Võ Chí Công. Người mặc áo dài đen là bà Mễ, người vợ sau của ông
Công? Nguồn: Phụ nữ Việt Nam
Võ Chí Công có hai người vợ. Vợ đầu là Phan Thị Nể (4),
bà này có với ông 3 người con là Võ Thị Nghĩa, Võ Quốc Tấn và Võ Quốc Công. Bà Nể qua đời năm
1969 (5). Vợ thứ hai tên là Mễ. Bài viết “Chủ tịch Võ Chí
Công với văn nghệ dân tộc ” của Giáo sư Hoàng Chương (6) có đoạn sau
đây:
“Sau nhiệm kỳ làm Chủ tịch Nước,
đồng chí Võ Chí Công tiếp tục làm cố vấn Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Với cương vị
mới, ông vẫn quan tâm tới đời sống văn hóa nghệ thuật. Nhiều văn nghệ sỹ tuồng
và bài chòi ở Liên khu 5 gặp khó khăn về đời sống cũng như việc bảo tồn và phát
huy nghệ thuật dân tộc, đã nhờ tôi đưa tới gặp ông để giãi bày nguyện vọng. Có
lần tôi đưa Nghệ sỹ Nhân dân Lệ Thi tới gặp cố vấn Võ Chí Công. Trước khi trình bày nguyện
vọng của mình, chị Lệ Thi hát nhiều đoạn tuồng và bài chòi cho cố vấn Võ Chí
Công nghe. Ông tỏ ra thích thú và khuyên chị Lệ Thi hãy truyền nghề lại cho lớp
trẻ. Khi nghe chị Lệ Thi nói về nỗi khó khăn trong cuộc sống của mình, lương
không đủ sống, nhà cửa không có, ông xúc động nói: “Rất tiếc là tôi chẳng có
tiền để giúp đỡ cho chị. Trong nhà có chiếc tủ đứng còn tốt, không có gì đựng,
hay là chị mang về dùng tạm có được không?”. NSND Lệ Thi xúc động ứa nước mắt,
nói: “Em vô cùng cảm ơn anh chị, nhưng làm sao có thể mang cái tủ này về tới
Phan Thiết?”. Bà Mễ, vợ ông còn nói: nếu không mang về Nam được thì đem bán đi
lấy tiền tiêu tạm. Thật chỉ có những con người liêm khiết và có tấm lòng cao
cả, bao dung như vậy mới có những ứng xử đẹp đối với nghệ sỹ nghèo!”
Mễ (từ Hán Việt, nghĩa là gạo) là
cái tên của nhiều vùng đất cổ ở miền Bắc (Mễ Trì, Mễ Sơn (Hà Nội), Mễ Sơn (Hải
Dương), Cổ Mễ (Bắc Ninh), Mễ, Mễ Sở (Hưng Yên)…Do đó, khả năng nhiều bà Mễ là
người miền Bắc. Nếu tin rằng Võ Văn Thưởng là con Võ Chí Công thì bà Mễ chính
là mẹ ông. Trong trường hợp này, ngày sinh của ông Thưởng, 13/12/1970, cho thấy
ông Công rất có thể thành thân với bà Mễ khoảng đầu năm 1970, sau khi ông từ
Nam ra Hà Nội dự Hội nghị 18 của Trung ương Đảng khóa III họp vào tháng 1 cùng
năm. Cũng như vậy, nếu đúng là ông Công lấy bà Mễ thì cuộc hôn nhân này là hoàn
toàn hợp pháp bởi bà Nể, vợ đầu của ông Công, qua đời năm trước đó, 1969.
Ngoài ra, việc tân Chủ tịch nước
Võ Văn Thưởng kết thúc diễn văn nhậm chức (7)
bằng thơ của Xuân Diệu, thi nhân có “cha người Đàng Ngoài” (Hà Tĩnh) và “mẹ
người Đàng Trong” (Bình Định) (8), mà ông nói là mượn để “nói thay lòng mình”,
càng củng cố giả thuyết ông là kết quả của cuộc hôn nhân giữa Võ Chí Công, một
người Nam và bà Mễ, một người Bắc trong bối cảnh Chiến tranh Việt Nam.
Bất luận thế nào, Nhà nước Việt
Nam cũng như bản thân tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cần sớm công bố ai là
thân phụ và thân mẫu của ông. Bởi người dân Việt Nam có quyền được biết xuất xứ
của người đại diện cao nhất của họ trong tư cách đứng đầu Nhà nước “của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” mà Hiến pháp long trọng quy định!
Tác giả: Tiến sĩ Luật Cù Huy
Hà Vũ là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính
trị Việt Nam, nguyên là cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam trong 30 năm. Hiện ông
sống tại California, Hoa Kỳ.
________
Chú thích
1. Tiểu sử đồng chí
Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,
Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 09/03/2023.
2. Nhà thờ họ Cù Huy -
Niềm tự hào trong nền văn hóa đất Việt , Vietnammarch
3. Vĩnh Long tự hào về người con ưu tú , Tiền
phong, 3/03/2023.
4. Vĩnh biệt một con
người tài đức vẹn toàn , Hà Nội Mới.
5. “Võ Chí Công –
người con ưu tú của đất nước , Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam,
27/06/2012.
6. Chủ tịch Võ Chí
Công với văn nghệ dân tộc , Người đại biểu nhân dân, 12/08/2012
7. Toàn văn phát biểu
nhậm chức của ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại kỳ họp bất
thường lần thứ tư, Quốc Hội khóa XV , Cổng thông tin điện tử Quốc Hội
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 02/03/2023.
8. Nhà thơ Xuân Diệu (tên thật là
Ngô Xuân Diệu), bác ruột và là cha nuôi tôi, tác giả bài thơ “Cha Đàng Ngoài,
Mẹ ở Đàng Trong”, sáng tác tháng 6/1960, khi Việt Nam còn bị chia cắt làm hai
miền Bắc – Nam. Bài thơ có những câu: “Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang/ Đói
bao thuở, cơm chia phần từng bát/ Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát/ Bình Định
lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.”
-------------
Nguồn: https://vietluan.com.au/99458/co-chu-tich-nuoc-vo-chi-cong-la-than-phu-tan-chu-tich-nuoc-vo-van-thuong/
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn 0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1 l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2 l
Mời nghe Khề Khà Truyện
đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân
Xuyến:
VIDEO
*.
CÙ HUY HÀ VŨ
Địa chỉ : thành
phố Garden Grove,
tiểu bang California, Hoa Kỳ .
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email nguyenvan12322123@gmail.com
ngày 27.04.2023.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Ảnh minh họa cho bài viết được
sưu tầm từ nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét