HIỂU RÕ CƠ THỂ MÌNH ĐỂ
TỰ PHÒNG TRỊ BỆNH TẬT
1 - Bài học đầu
tiên tôi học được từ một vị chân y thầy tôi là: Trong số các biểu hiện mà
chúng ta cho là bệnh, có tới khoảng 95% là tự khỏi, chỉ có 5% gây biến
chứng thực sự trở thành bệnh, trong đó 3% có thể chữa khỏi và 2% “được phép
chết”, nghĩa là phải chấp nhận luật đào thải của tự nhiên. Trong số 95% số
bệnh tự khỏi đó, có tới khoảng 1/3 sau khi tự khỏi sẽ khỏe mạnh gấp
bội do sức đề kháng của cơ thể tự tăng lên. Những bệnh cần phải chữa trị không
có nhiều.
Hãy nhìn vào thiên nhiên hoang
dã, tất cả thú hoang, chim trời hay sinh vật đều khỏe mạnh, không có con nào
phải “chữa bệnh” cả, trong khi con người chúng ta ngày nay ai cũng là khách
hàng của các thầy thuốc và các hiệu thuốc.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều
vị chân y ở phương Đông là đại sư Phật giáo, ở nước ta có đại sư Tuệ Tĩnh. Đối
với các thầy, thân và tâm không thể tách rời. Chữa thân bệnh không chắc đã khỏi
bệnh, phải chữa tâm bệnh mới khỏi bệnh triệt để. Y học cổ truyền thấm đẫm tinh
thần Phật pháp. Đức Dược vương Phật chính là vị Phật thầy thuốc. “Tự khỏi”,
chính là chữa được tâm bệnh.
2 - Tiến sĩ Kary
B.Mullis, một nhà khoa học kiệt xuất người Mỹ đoạt Giải Nobel hóa học năm 1993,
là cha đẻ của kỹ thuật PCR được áp dụng rộng rãi trong công nghệ sinh học và
nhiều lãnh vực khác. Người ta sử dụng kỹ thuật của ông để phát hiện con virus HIV,
từ đó coi con virus này là nguyên nhân gây bệnh AIDS, rồi công bố đại dịch HIV/AIDS
trên toàn cầu. Nhưng Mullis không cho là như vậy. Theo ông thì PCR giúp dễ dàng
nhận ra rằng một số người bị nhiễm HIV và một số trong những người đó có các
triệu chứng của bệnh AIDS, nhưng điều đó không trả lời được câu hỏi, liệu HIV
có gây ra bệnh AIDS hay không. Ông nói: “Con người chứa đầy retrovirus, chúng
tôi không biết có hàng trăm hay hàng nghìn hay hàng trăm nghìn, chúng tôi chỉ
mới bắt đầu tìm kiếm chúng gần đây, nhưng chúng chưa từng giết chết ai”. Người
ta sử dụng thành tựu khoa học của ông, rồi “cắt cầu”, phớt lờ những phân tích
khoa học đầy trách nhiệm của ông, để thu lợi nhuận khổng lồ từ sản xuất thuốc
chữa cái gọi là căn bệnh thế kỷ kia.
Gần đây người ta lại dùng kỹ
thuật PCR của Mullis để xét nghiệm tìm ra con virus gây ra “đại dịch” Covid 19
để cung cấp thuốc ngừa đồng loạt cho nhân loại nhằm thu siêu lợi nhuận. Nếu như
Mullis còn sống, chắc ông sẽ có thái độ như đối với bệnh HIV/AIDS.
Mullis coi trọng các bác sĩ
chữa những căn bệnh như nối chân nối tay, chữa các thương tật do chiến tranh,
do tai nạn hoặc những căn bệnh mà họ biết rõ nguyên nhân. Ông phản đối những
thầy thuốc mà ông gọi là “witch doctors” (bác sĩ phù thủy), những người dùng
những thứ độc hại đưa vào cơ thể con người, nhân danh cứu người nhưng thực chất
là giết người, như việc dùng xạ trị và thuốc độc để chữa bệnh ung thư. Ông lên
án nhóm những người giàu có trong các tập đoàn dược phẩm hiện đại khi họ nói
rằng họ có thể bào chế ra các thứ thuốc chữa được những căn bệnh mà họ không
biết rõ nguyên nhân và sự thật là họ không thể làm được điều đó.
3 - Cuốn sách
thuốc cổ xưa nhất của phương Đông, có lẽ cũng là loại cổ xưa nhất của thế giới,
là cuốn “Thần Nông bản thảo”, tác giả của nó được cho là vua Thần Nông, là một
trong các thủy tổ của Hoa Hạ và cũng là thủy tổ của dân tộc ta, theo Đại Việt
sử ký toàn thư. Tương truyền rằng, Thần Nông đi tìm và khảo nghiệm cây thuốc có
ngày phải bị 72 lần ngộ độc. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây không phải sách
thuốc của một người mà là kết quả của sự khảo nghiệm hàng ngàn năm của các bậc
danh y, phát triển thành một hệ thống, sau này hàm chứa trong các cuốn sách
chân truyền danh tiếng khác, từ “Đường tân tu bản thảo” (thời nhà Đường) đến “Bản
thảo cương mục” của Lý Thời Trân (thời Nhà Thanh).
“Bản thảo”, như tên gọi của
nó, chủ yếu sử dụng cây cỏ và một số hoạt chất trong tự nhiên, không giết động
vật hoang dã làm thuốc. Nếu có dùng động vật thì cũng chỉ lấy những bộ phận của
con vật tự loại bỏ (như xác ve, xác rắn) hoặc một số bộ phận lấy từ các con vật
đã chết già. Nói khoa học là kết quả của những khảo nghiệm lặp đi lặp lại với
nhiều lần “thử sai”, thì các vị thuốc trong những cuốn sách thuốc chân truyền
này là khoa học nhất, vì đã thử nghiệm lặp đi lặp lại hàng ngàn năm. Những thảo
dược đó không chỉ được ghi thành sách, mà các bậc chân y còn phổ biến chúng
trong dân gian, truyền từ đời này qua đời khác.
Dù như vậy, các bậc chân y vô
cùng cẩn trọng trong việc dùng thuốc. Vì hiểu rõ cơ thể mỗi người là khác nhau,
không có một bài thuốc nào áp dụng chung cho mọi người được, nên các vị chân y
không truyền nghề qua sách vở mà chỉ truyền nghề cho những học trò có đủ tư
chất và y đức. Bởi vậy những sách thuốc đông y, cả những cuốn được cho là của
Hải thượng Lãn ông hay Tuệ Tĩnh của Việt Nam, đều không đáng tin cậy để mang ra
chữa bệnh. Ngay cả các cuốn sách thuốc cổ truyền được lưu hành được cho là của
Trung Quốc, đâu là chân truyền, đâu là tam sao thất bản cũng rất khó nhận biết.
Nguyên tắc chữa bệnh của y học
cổ chân truyền là phải biết đúng nguyên nhân gây bệnh của từng người và đặc
điểm cơ thể của người đó (thông qua mạch và biểu hiện của thần sắc), không một
thang thuốc nào giống thang thuốc nào, không một bài thuốc nào dành chung cho
mọi người dù có cùng một loại bệnh. Ngay cả việc hái thuốc, cây cỏ nào hái vào
lúc nào mới có công dụng cũng không ghi thành sách mà là sự truyền thừa của các
bậc chân y. Cho nên, người xưa bảo, chỉ những thầy thuốc chân truyền ít nhất ba
đời mới đáng tin cậy.
4 - Năm 2017, 3
nhà khoa học Mỹ là Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young được tặng
giải Nobel y học với những khám phá thú vị về “cơ chế điều khiển nhịp sinh học
hàng ngày”. Lần đầu tiên chiếc “đồng hồ sinh học” trong cơ thể con người, động
vật và cây cỏ vận hành trong nhịp điệu của vũ trụ được giới hàn lâm khoa học
xác nhận. Khám phá này cho thấy những tri thức khoa học đang được thừa nhận về
cơ thể con người lâu nay chỉ là tri thức về một cơ thể chết. Nhiều giải pháp
khoa học đồng loạt đang được ứng dụng để tác động vào cơ thể con người nhằm
chữa bệnh hay cung cấp dinh dưỡng, cũng dựa vào những tri thức về cơ thể chết
đó.
Với những khám phá nói trên,
ta biết cơ thể con người thay đổi theo nhịp thời gian, biến đổi theo từng
sát-na trong 24 giờ của một ngày, ngày hôm nay không giống ngày hôm qua, ngày
này của năm này không giống ngày này của năm trước, người Việt không giống
người Mỹ, người Việt ở Cà Mau không giống người Việt ở Lạng Sơn, người Việt
đang ngồi trên máy bay không giống người Việt đang ngồi ngắm biển.
Vì lẽ đó mà một con virus hay
một chất độc thâm nhập vào cơ thể những người khác nhau gây ra những tác hại
khác nhau, thâm nhập vào buổi sáng tác hại sẽ rất khác nếu chúng thâm nhập vào
buổi chiều. Vì lẽ đó mà cùng một nguyên nhân gây bệnh, người này phải được chữa
trị không giống như người khác. Vì lẽ đó, cùng một cây thuốc nếu hái vào mùa hè
sẽ có tác dụng khác với hái vào mùa đông, hái vào buổi sáng có tác dụng khác
với hái vào buổi trưa. Khám phá của ba nhà khoa học nói trên đã gián tiếp thừa
nhận sự đúng đắn của các bậc chân y từ hàng ngàn năm trước.
5 - Nói dài dòng
như trên để thấy các bậc chân y và các nhà khoa học chân chính vô cùng cẩn
trọng trong việc dùng thuốc chữa bệnh, để thấy các Big Pharma quốc tế đang lợi
dụng sự sợ hãi về bệnh tật để trục lợi trên cơ thể con người như thế nào.
Tây y có chữa được bệnh tiểu
đường không ? Xin thưa là không, vì nguyên lý của họ là: Ngăn đường và tiêm
Insulin nhân tạo vào cơ thể. Insulin là hormone tiết ra từ tuyến tụy, nó có tác
dụng chuyển hóa glucose (và lipid, protein) để nuôi sống tế bào. Tây y cho
rằng, do lượng đường trong máu cao, nên một mặt phải tiêm insulin để nó chuyển
hóa đường trong máu, mặt khác ngăn đường (bất kể loại đường nào) để tránh lượng
đường trong máu cao. Chữa như vậy là có hại. Tế bào của cơ thể cần đường, chất
béo, đạm và dưỡng khí, không có những thứ đó cơ thể sẽ chết. Tuyến tụy không
tiết ra insulin hoặc tiết ra insulin không có chất lượng là do sự bất ổn nhiều
nơi trong lục phủ ngũ tạng, tiêm insulin nhân tạo vào cơ thể không những không
cải thiện được tuyến tụy mà còn gây hại cho nó vì insulin nhân tạo có độc.
Đường mà cơ thể cần là đường tự nhiên (từ nước mía, trái cây, rau củ và tinh
bột). Ngăn đường là chỉ ngăn chất ngọt của đường tinh luyện, của nước ngọt và
bánh kẹo công nghiệp (insulin không chuyển hóa được đường công nghiệp), còn
đường tự nhiên nhất thiết phải nạp đủ để nuôi tế bào, nếu không sẽ khiến cho cơ
thể bị suy yếu (những bộ phận cơ thể bị hoại tử do tiểu đường không phải do
thừa đường mà chính là do thiếu đường tự nhiên). Cho nên, bệnh tiểu đường không
cần chữa, chỉ cần ăn uống các thức ăn tự nhiên, ăn uống nhiều đường tự nhiên,
tránh xa đường tinh luyện và thức ăn công nghiệp, chân thường xuyên tiếp đất,
cơ thể thường xuyên phơi nắng, hít thở không khí trong lành và giữ tâm bình an,
là khỏi bệnh.
Bệnh ung thư Tây y có chữa
được không? Xin thưa là không. Một bác sĩ người Nhật, tiến sĩ Makoto Kondo,
người có 40 năm chuyên điều trị bệnh ung thư, đã viết một cuốn sách công bố sự
thật về việc chữa ung thư. Ông khuyến cáo rằng bệnh ung thư không nên và không
cần phải chữa. Ông nói, ở Nhật mỗi năm có khoảng nửa triệu ngưới chết vì bệnh
ung thư, phần lớn không chết vì ung thư mà chết vì chữa ung thư. Ông cho rằng
mổ xẻ, hóa trị, xạ trị hoặc đưa chất độc vào cơ thể đều là nguyên nhân chính
dẫn đến cái chết. Trong khi nếu không chữa ung thư thì có thể sống lâu hơn,
nhiều trường hợp vẫn sống như người bình thường. Ông khuyến nghị không nên
“khám sức khỏe tổng quát”, vì nếu phát hiện ung thư sẽ khiến cho ta sợ hãi rồi
vội vàng đi điều trị, khiến cho cái chết dến nhanh hơn. Trong những trường hợp
bệnh nặng với nhiều biến chứng thì dù có chữa hay không chữa đều chết như nhau.
Lời khuyên của ông đối với những người mắc bệnh ung thư là: “Mặc kệ nó, không
cần chữa”. Có thuốc ngừa ung thư không? Makoto Kondo trả lời: “Không. Khối u là
các tế bào của cơ thể, hệ miễn dịch chỉ tấn công vào “kẻ lạ” từ ngoài xâm nhập,
không tấn công “người nhà”.
Ung thư không phải là bệnh nan
y. Một khối u hình thành bản thân nó không phải là bệnh mà là sự báo hiệu sự
không thông suốt của cơ thể. Chỉ cần ăn uống hợp lý, tránh xa hóa chất, sống
thuận với tự nhiên, yêu đời, vui vẻ với người xung quanh và không sợ hãi, phần
lớn bệnh ung thư sẽ tự khỏi.
6 - Trên đây là
lý do lão nông tôi dù nghiên cứu y thuật 15 năm, vẫn không dám hướng dẫn một
“bài thuốc” nào, mà chỉ dám hướng dẫn việc ăn uống hoặc dùng một số cây lá hoa
trái để phòng trị một số bệnh tật mà không gây tác dụng phụ.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Hoàng Hải Vân0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Thu Hương0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Ninh Ninh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phạm Lưu Vũ0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phạm Khang0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Bùi Thanh Hiếu0
Mời nghe Kim Yến đọc truyện
ngắn
“CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:
Vũ Thị Hương Mai giới thiệu
Tác giả: Hoàng Hải Vân - nguồn: facebook
Hoàng Hải Vân
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét