LUẬN VỀ CÁCH GIẢI ĐOÁN MỘT LÁ SỐ TỬ VI - Tác giả: Hoàng Hạc (Chưa Xác Định)

Leave a Comment


LUẬN VỀ CÁCH GIẢI ĐOÁN

MỘT LÁ SỐ TỬ VI

 

Cái khó của phép đoán tử vi

Phép đoán số Tử vi chẳng phải lấy năm, tháng, ngày, giờ lật sách ra mà ghi vào. Rồi nhìn vào đó, coi Miếu, Vượng…hay lạc hãm mà cho là tốt, xấu. Cái học về Tử vi là cái học Trương Đối Luận, tất cả đều chung vào một cái lý chung. Nhất là phải rành luật Âm Dương và Ngũ hành sinh khắc chế hóa. Quí bạn phải thật rành Dịch học trước đã, rồi mới đi vào Tử vi, nó gồm cả Dịch lý. Nhất là mấy đạo (trung) làm gốc, tức là lấy luật quân bình làm chính yếu. Nói đến những luật căn bản ấy thật là dài dòng, ít ra phải cần một quyển sách cả nghìn trang mới có thể nói sơ sơ những nguyên lý chính, lại còn phải biết áp dụng nữa là khác. Biết áp dụng là cả một nghệ thuật mà tôi đã nhiều lần bàn bạc với các cụ giỏi về Tử vi. Họ cũng đã thú thật là vô cùng khó khăn. Ngay cả sự thuận nghịch của Âm Dương là vô cùng khó khăn rồi, diệu dụng cực kỳ phức tạp. Hiểu nó, đâu phải bậc thường thường là hiểu nổi, và như thế cần nhiều công phu nghiền ngẫm mới có thể hiểu lần lần mà thôi.

Tất cả mọi khoa bói toán của Trung hoa đều căn cứ vào Dịch học nhưng khoa Tử vi có thể gọi là khoa gồm nắm cả Dịch học trong đó nhiều nhất, cả các khoa Nhâm độn cũng không lìa khỏi. Nó là cả một Vũ trụ quan gồm cả quá khứ hiện tại và vị lai

Nói thế không phải để cho quí bạn ngán. Nhưng là để quí bạn thận trọng. Các khoa khác đều chỉ biết một khía cạnh nào của hiện tại, để đoán một khía cạnh nào của tương lai kế cận, chớ không như lá số Tử vi có thể bao gồm cả tiền kiếp, hiện kiếp…và cả tương lai gần và xa đến hơi thở cuối cùng. Các bậc tu hành chính cống không một ai là không biết xem lá số của mình, không phải để mong cầu được phú quý mà mừng…hay chỉ để xu kiết tị hung mà thôi đâu. Mục đích của họ là để tu. Tôi chỉ nói sơ qua cái công dụng cao cả của nó.

 

Xét về năm, tháng và ngày, giờ sanh, âm hay dương.

Như đã nói: trước khi xem lá số nào, cần phải rõ Âm Dương, Ngũ hành của cái tuổi, cái tháng sinh cái ngày sanh và cái Giờ sinh trước hết.

Xin thử lấy một thí dụ là dễ nói hơn.

Đây là lá số của một người đàn ông, tuổi Mùi. Bạn thử tra rồi rõ. Trước hết phải biết cả Thiên can Địa chi của năm tháng, ngày giờ của tuổi này. Tôi thí dụ: Tuổi Đinh mùi, tháng 6, tức là tháng Đinh Mùi. Ngày mùng 2, tức là ngày Tân Dậu. Giờ sửu, tức là giờ Quý Sửu.

Giờ Ngày Tháng Năm

Quý Tân Đinh Đinh

Sửu Dậu Mùi Mùi

Cứ nhìn qua và để ý đến Âm Dương ngũ hành ta thấy cả 8 chữ ấy đều thuộc Âm cả, mà tuổi này là tuổi âm nam.

Theo phép, cả thảy thuần âm hay thuần dương là hay nhất. Bọn người Thuần Dương hay Thuần âm là những tay đáo để nhưng nếu đàn ông mà Thuần Dương, không hay bằng Thuần Âm. Và trái lại đàn bà Thuần Âm, không hay bằng Thuần Dương.

Đó là điều đầu tiên phải ý thức. Như ta đã thấy trong hàng giờ, ngày, tháng, năm ghi trên. Thời hàng Thiên Can là Âm cả, mà hàng Địa chi cũng thuộc về Âm cả. Nếu là đàn bà thì không mấy hay, nhưng là đàn ông thì hay nhất. Ta biết liền người này trong đời ít bị tai nạn dữ dằn, vì Âm thì nhu thuận. Theo phép đoán Năm sanh thuộc Âm thì Tháng sinh phải thuộc Âm mới thuận; Ngày sinh thuộc Dương, tháng sinh thuộc Âm là nghịch. Nếu cả thảy đều thuộc Âm hay thuộc Dương thì rất tốt. Đó là điều thứ nhất phải biết qua thì sự thuận nghịch giữa năm sinh, tháng sinh, ngày sinh và giờ sinh…

 

Năm, tháng, Ngày, Giờ tương sinh, tương khắc

Điểm thứ hai: Xem về lẽ tương sinh tương khắc của năm và tháng ngày giờ. Như năm Thủy, tháng phải là Mộc hay Thủy là tốt. Ngày sinh thuộc Hỏa, giờ sinh thuộc Thổ là tốt. Trái lại, khắc nhau là xấu. Lấy theo thứ tự nếu được năm sinh tháng, tháng sinh ngày, ngày sinh giờ thì rất tốt. Bằng không thì chỉ hai cặp Năm sinh tháng, Ngày sinh Giờ cũng tốt

 

Mạng và Cục

Điểm thứ ba: xem Mạng và Cục. Mạng sinh Cục tốt hơn Cục sinh Mạng. Còn về twowg khắc thì Cục khắc Mạng, tuy xấu nhưng không bằng Mạng khắc Cục, rất xấu, vì nó làm cho suy giảm độ số rất nhiều, dù số tốt bực nào.

 

Cung an mệnh

Điểm thứ tư: Coi tuổi Dương mà an Mạng tại cung Dương là thuận, còn tại cung Âm là nghịch. Suốt đời thường không được vui vẻ, có nhiều công việc bất đắc chí, nghĩa là thường bất mãn, gặp nhiều ngang trái.

Tuy vậy không phải thuận cảnh là hay đâu. Gặp nghịch cảnh để làm cho mình vượt bực và có nhiều cố gắng đã thành công.

Các vĩ nhân cần có nhiều cảnh Còn thành công hay chăng còn tùy lá số và các chi tiết khác. Nhìn sơ qua Bổn mạng…và cung An Mạng là biết sơ đại khái về cuộc đời người ấy rồi.

 

Coi ngũ hành các chính tinh

Đến khi lập thành lá số rồi, phải nhìn đến ngũ hành các chính tinh (tức là của vòng sao Tử vi) coi được miếu vượng hay hãm địa. Nhất là coi có hợp mạng của người xem không?

Kỵ nhất là chính tinh và Mạng khắc nhau

(….mờ quá không nhìn được, mất trang)

Hành Thủy sinh Mộc, là nguyên ý nhưng có khi Thủy chả sinh gì được Mộc cả là như trường hợp Đại hải Thủy thì làm gì sinh Dương liễu mộc hay bình địa mộc. Nước biển mà tưới cây…thì không thành vấn đề, hơn nữa nó là nước biển thì làm sao chảy vào cản cây cối trên đồng bằng để thấm nhuần gốc rễ? Nếu là “giang hà, thủy hoặc là “thiên hà thủy” (tức là nước trời mưa) thì tự nhiên có thể giúp ích cho cây cối sởn sơ.

CÒn như nhiều người cho rằng Mộc khắc Thổ, nhưng nếu là “thổ” (đất) trên thành, thì Mộc khắc thổ ấy làm gì – Huống chi Thổ là để nuôi Mộc: Cây mà không đất làm sao sống, như cây thiếu nước cũng vậy. Vì vậy mà Thổ và Thủy là điều kiện tất yếu của Mộc, và thổ với Thủy cùng đồng một nguồn gốc Trường sinh, đâu có khác nhau. Thổ khắc Thủy là nhờ Thủy thấm vào Thổ mà Thổ được nhuận mềm và trở thành hữu dụng, nhưng Thủy mà nhiều quá thì Thổ bị lấp đi…, cũng không dùng được.

Chồng mạng Thổ mà là “bích thượng thổ” gặp vợ mạng Kim cũng đâu có ích gì? Là bởi “đất ấy” làm sao sinh ra vàng; cũng như “phú đăng hỏa (lửa trong đèn)” giúp ích gì được “Thổ ở khu đất to (Đại dịch thổ)”…Cho nên cần hiểu cái lý chứ đừng cố chấp trong sự sinh khắc máy móc. Nhiều người yên trí rằng được sinh (về ngũ hành) thì tỏ ra sai lầm to vậy

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về khoa Tử Vi0

- Các bài viết về khoa Phong Thủy0

- Các bài viết về khoa Tướng thuật0

- Các bài viết về Tín ngưỡng0

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ CUỒNG YÊU:

Đào Anh Dũng giới thiệu

Tác giả: Hoàng Hạc - nguồn: Tạp chí KHHB

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

0 comments:

Đăng nhận xét