LONG HƯNG ĐẤT DỰNG NGHIỆP
TRIỀU ĐÌNH NHÀ TRẦN
Địa danh Long Hưng xưa thường đi kèm với mỹ tự Ngự Thiên để chỉ
miền đất có sự hưng thịnh của rồng, được trời (và con trời là nhà vua) sử dụng
làm nơi ở. Phạm vi đất Long Hưng xưa gồm ba huyện; Hưng Nhân, Diên Hà, Tiên
Hưng và một phần các huyện Quỳnh Côi, Phụ Dực, Thái Ninh. Đây vốn là đất tỉnh
Hưng Yên do vua Minh Mạng đặt năm 1831. Kể từ tháng 3-1890 người Pháp cắt vùng
đất này nhập cùng các huyện của phủ Kiến Xương, thuộc tỉnh Nam Định cũng do vua
Minh Mạng đặt vào năm 1831, lập thành tỉnh mới Thái Bình, truyền đặt tên Long
Hưng là để ghi dấu miền đất đã gắn bó mật thiết với gốc gác và sự dấy nghiệp
của triều Trần.
Sử cũ đều ghi: Đầu thời Lý Thần Tông (1128-1138) dòng họ Trần
nối đời làm nghề đánh cá đã phát hiện ra vùng đất “Tiền tam thai, hậu thất tinh”
thuộc làng Thái Đường, hương Tinh Cương (nay thuộc huyện Hưng hà, tỉnh Thái
Bình). Một người họ Trần tên Hấp, tục danh là “Ông Cá Trắm”, khi ấy đã di mộ tổ
từ Tức Mặc (Nam Định) sang đây.
Họ Trần định cư đầu tiên ở Đông Triều - Quảng Ninh, đi đánh cá
và dừng lại ở Tức Mặc- theo truyền thống dân chài lưới đi đến đâu mang theo mộ
tổ đến đấy - tính từ đời Trần Cảnh tức Trần Thái Tông là đời thứ năm, ngược trở
lên thì đó là đơi tổ thứ nhất; Trần Kinh, tục gọi là “Ông Cá Kình”.
Trần Hấp là con Trân Kinh, đầu tiên định cư ở Hải Ấp - vùng cửa
song Luộc giao nước với sôgn Hồng. Trần Hấp sinh ra Trần Lý, tục gọi là “Ông Cá
Chép”, và Trần Hoằng Nghị. Trần Lý lấy chị gái Tô Trung Tự tướng quân nhà Lý,
sinh ra Trân Thị Dung, tên tục gọi là “Cô cá Ngừ”. Còn Trần Hoằng Nghị thì sinh
ra Trần Thủ Độ, sau này là người cùng với Trần Thị Dung giữ va trò quyết định
trong việc sang lập triều đại nhà Trần- Trần Cảnh, tục gọi “Chú cá Lành Canh”,
tức Trần Thái Tông, vị hoàng đế đầu tiên của triều đình nhà Trần. Tất cả đều
chào đời và lớn lên tại vùng đất Ngự Thiên - Long Hưng.
Từ giữa thời Lý, họ Trần đã phát triển thế lực ở Ngự Thiên - Long
Hưng để dần dần bước lên chính trường, đặc biể là sau khi Trần thị Dung - con
gái Trần Lý - lấy Thái tử Sảm, người thứ tám kế vị ngai vàng triều đình nhà Lý,
sau trở thành vua Lý Huê Tông. Trần Lý cùng với các con: Trần Thừa, Trần Thị
Dung và cháu là Trần Thủ Độ, em vợ là Tô Trung Tự … chiêu mộ trai tráng vùng
Long Hưng kéo về Thăng Long giúp nhà Lý dẹp loạn Quách Bốc, đưa thái tử Sảm từ
Hải Ấp về Thăng Long, đồng thời đón vua Cao Tông nhà Lý - phụ hoàng của Thái tử
Sảm, khi ấy chạy loạn lên mạn Phú Thọ - cùng trở về kinh đô, do đó dần dần nắm
hết binh quyền nhà Lý.
Trần Thủ Độ đã cùng Trần Thi Dung khéo dàn xếp việc Lý Chiêu
Hoàng (con gái Lý Huệ Tông) lấy Trần Cảnh, sau đó nhường ngôi cho Trần Cảnh vào
đầu năm 1226. Triều đinh nhà Trần ra đời từ đấy. Nhà Trần coi Long Hưng - Ngự
Thiên là đất Tôn miếu, nơi tập trung nhiều lăng mộ quan trọng của các vua Trần;
Thái Tổ Trần Thừa chôn ở Thọ Lăng, Trần Thái Tông chôn ở Chiêu Lăng, Trần Thánh
Tông chôn ở Dụ Lăng, Trần Nhân Tông chôn ở Đức Lăng… Ngoài ra còn lăng mộ của
Thái sư Trần Thủ Độ, Quốc mẫu Trần Thị Dung, Khâm Thiên đại vương Trần Nhật
Hạo…. Tất cả đều nằm trên vùng đất Long Hưng thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình
ngày nay.
Long Hưng đã trở thành miền đất thiếng gắn bó mật thiết với nhà
Trần. Trước khi mở cuộc tổng tấn công có tính quyết định trong cuộc tổng tấn
công có tính quyết định trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai,
ngày 15-5-1285, vua Trần đã làm lễ bái yết long trọng trước lăng miếu nhà Trần
ở Long Hưng.
Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba kết thúc thắng
lợi. Trước khi trở về kinh đô Thăng Long, ngày 18-4-1288, vua Trần cùng đại
quân từ chiến trường sông Bạch Đằng kéo thẳng về Long Hưng, đem theo các viên
tướng giặc bị bắt làm tù binh: Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi, Sầm Đoạn, Phàn Tiếp… làm
lễ “hiến phù” dâng chiến tù mừng thắng trận trước Tôn miếu nhà Trần.
Ở nơi ấy, vào ngày trọng thể ấy, trước toà Chiêu Lăng của vua
Trần Thái Tông, vừa bị tướng giặc Ô Mã Nhi tháng trước đưa quan tới phá phách-
vị hoàng đế anh hùng của các cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và
lần thứ ba- Trần Nhân Tông- nhìn thấy chân những con ngựa đá đứng chầu nơi cửa
lăng bị lấm bùn, bỗng dưng hiện lên điều liên tưởng: Chính tổ tiên linh thiêng
đã điều những con ngựa chiến này cùng mình đi trận trở về, ông đã thốt lên
những vần thơ bất hủ:
Xã tắc lưỡng hồi lao
thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện
kim âu
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Vùng đất thiêng Long Hưng - Ngự Thiên - quê hương dấy nghiệp và
dựng nghiệp của nhà Trần, cũng còn chính là địa bàn mà nhà Lý trước đấy đã dựa
vào để lấy thêm sức mạnh cho vương triều: Nhiều điền trang, Thái ấp của các
vương hầu, quan tướng nhà Lý đã xây dựng ở đây. Không phải ngẫu nhiên mà vào
năm 1038, vua Lý Thái Tông đã thân hành từ Thăng Long về Kỳ Bố hải Khẩu (Thành
phố Thái Bình ngày nay) cày tịch điền, với lời tuyên ngôn rành rẽ, được sử sách
cẩn thận chép lại: “Nếu Trẫm không (về đây) tự cày ruộng thì lấy gì làm xôi
cúng tổ tiên và làm gương (trọng nông) cho dân chúng noi theo”.
Vùng đất này còn là nơi hùng cứ của Bát Nạn Tướng Quân - nữ
tướng của Hai Bà Trưng, quê hương của Lưu Khánh Đàm - Thái uý nhà Lý, Tô Trung
Từ, điện tiền tướng quân nhà Lý, sứ thần Phạm Đôn Lễ, Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị
Lộ (vợ của Nguyễn Trãi) nhà bác học Lê Quý Đôn.
Ngoài ra đất Long Hưng xưa- Hưng Hà nay nói riêng và vùng đất
Thái Bình nói chung còn là quê hương của Trần Lãm - thủ lĩnh hùng mạnh nhất
trong 12 sứ quân-cha nuôi và là người thầy của Đinh Bộ Lĩnh, Ngô Thị Ngọc Dao
(mẹ vua Lê Thánh Tông)…. Cũng vùng đất này, kế tiếp các đời sau cho đến nay đã
sản sinh ra bao nhiêu nhân vật tài danh của đất nước như: Quách Đình Bảo, Quách
Trí Nghiêm, Bùi Viện, Nguyễn Quang Bích, Tạ Hiện, Kỳ Đồng… Đây cũng là vùng đất
của quê vợ Nguyễn Du (Thuộc huyện Quỳnh Phụ ngày nay) là nơi nhà đai thi hào đã
từng sống đến mười năm tại nhà vợ. Điều kỳ lạ là mỗi khi gặp gian khó, biến
động, thì những danh nhân, anh tài như Ngô Thì Nhậm, Phạm Thái, Nguyễn Du… cũng
đều tìm về nương náu ở nơi này…
Đến thời hiện đại, vùng đất giàu truyền thống cách mạng này lại
là nơi sinh ra những người con anh hùng tài trí của đất nước; Nguyễn Đức Cảnh -
một trong những người thành lập nhóm cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, người sáng
lập ra Công hội Đỏ - tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Trần Cung (một trong những người thành lập nhóm cộng sản đàu
tiên ở Việt Nam, đại tướng Hoàng Thái (Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Quân
đội Nhân dân Việt Nam), Thượng tướng Đào Đình Luyện, Trung tướng Trần Độ,
Nguyễn Thị Chiên - nữ anh hùng quân đội đầu tiên; Tạ Quốc Luật - người cắm cờ
trên hầm Đờ Cát ở Điện Biên Phủ; Bùi Quang Thận - người cắm cờ lên nóc Dinh Độc
Lập của chế độ Sài Gòn cũ; Phạm Tuân- phi công vũ trụ đầu tiên của Châu Á; Vũ
Ngọc Nhạ - tướng tình báo trong vai cố vấn an ninh của ba đời Tổng thống chính
quyền Sài Gòn…và đây cũng lại là vùng đất được coi là cái nôi của sân khấu
chèo, múa rối nước, nơi khai sinh ngành Dầu khí Việt Nam.
Long Hưng - Ngự Thiên nói riêng, Thái Bình nói chung xứng đáng
là một căn cứ lớn của nhiều thời đại, là nơi mà lớp lớp con cháu nhà Trần nói
riêng và nhân dân cùng đất này nói chung, kế tiếp nhau đấu tranh, bảo vệ, và
qua nghìn năm lao động, xây dựng, tạo nên miền quê hương mãi mãi giàu đẹp, anh
hùng.
----------
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Kỷ niệm khó quên
thời là lính văn nghệl
- Hôn quân Lưu Tử
Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệtl
- Vài cảm nhận khi
xem phim BỐ GIÀ (web drama) của Trấn Thànhl
- Tản mạn chuyện
giới tính của “sao”l
- Tản mạn chuyện
nghệ danh của các “sao” Việtl
- Tâm sự về việc
soạn sách “văn hóa tâm linh”l
- Những lưu ý khi
xem tướng bàn tayl
- Trao đổi thuật
xem tướng tay với bạn đọcl
- Chuyện của tôi
và chị Nguyễn Thị Ngọc Diệpl
- Giải phẫu thẩm
mỹ và kỳ vọng cải sốl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ QUÊ SỚM:
Nguyễn Đình Văn giới
thiệu
Tác giả: Đào Ngọc Du - nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét