(Nhà thơ Nguyễn Bình Phương) |
EM VÀ HOA - VÔ LỐI NGU TỐI
EM VÀ HOA (*)
Tiếng nói em
màu lam chuyển dần sang màu lục và cuộn lên một cái cây chưa tỉnh táo
Cuộn lên những
quả chuông vang reo trận mưa rào
Ngân nga giọng
của trăng sao
Da trắng vùi
dưới hoa
Hững hờ in
trên áo
Mang theo một
mùi hương chao đảo những bến mê
Da trắng vùi
dưới hoa
Hững hờ in
trên áo
Mang theo một
mùi hương chao đảo những bến mê
Này hồng trắng
cúc vàng sen mùa hạ
Hoa cau thì
thơm hoa điệp thì buồn
Hoa dâu da
ngọn lửa sáng chập chờn
Không ai thấy
khuôn mặt em bừng nở
Và em là bí
mật của muôn hoa
Em cuí xuống
giấc mơ yên ả
Hôn lên mùa
thu không còn tôi…
*
(Bài in trên báo Văn nghệ số: 5 +6+7 / tết
Quý Tỵ)
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
BÌNH GIẢNG:
(Nhà thơ Đỗ Hoàng) |
Đề tài Em và hoa thi nhân đã viết quá nhiều khi con người còn ăn lông ở lỗ.
Những tuyệt tác về đề tài này có thể chất cao lên đến Cung Quảng. Đọc bài vô
lối ngu tối “Em và hoa” của Nguyễn Bình Phương có cảm giác như khi đánh xi giày
đi hội ra đường dính vào đống cứt chó. Một cảm giác tởm lợm khó chịu, hôi hám,
bẩn thỉu rủi khi mình bị vướng vào!
Quả thật không có kiểu lập ngôn nào mà quái đản như thế này:
“Tiếng nói em màu lam chuyển dần sang màu lục và cuộn lên
một cái cây chưa tỉnh táo
Cuộn lên
những quả chuông vang reo trận mưa rào
Ngân nga
giọng của trăng sao”
Người ta ví “Tiếng hát của em ngân
dài như tiếng chuông trong nhà rông” (Dân ca Ê đê) còn có lý và hay. Dù sao
lấy âm thanh này so sánh với âm thanh kia có hơi quá đi nhưng chấp nhận được và
làm tăng thêm giọng hát hay của em - người đẹp. Đằng này Nguyễn Bình Phương
nhân hội họa hóa lên từ một hiện tượng vật lý (âm thanh - Tiếng nói em) sang
màu lam, màu lục, biến hóa thành hiện tượng hội họa ( màu sắc) thì từ xưa đến
nay chưa có ai làm được(!). Giọng nói có màu giống như tương lai sẽ xem ti vi
có mùi thịt chó vậy. Viết như thế này chắc Nguyễn Bình Phương tự sướng cho “mình là cách tân tư duy ngôn ngữ số một
đương đại(!). Ai biết được giọng nói có màu sắc như ta. Ta là người phát hiện
ra đầu tiên. Ta là người đầu tiên viết vào thơ giọng nói có nhiều màu sắc
chuyển hóa như màu con kỳ nhông luôn thay đổi để sống hợp với hoàn cảnh, môi
trường!”. Newton ,
Einstein và Picasso chắc cũng chào thua!
Nguyễn Bình Phương muốn mình tạo ra cách nghĩ, cách nói cho khác người,
chứng tỏ ta là loại siệu việt, loại nghìn năm mới có một nhân vật như ta (!).
Nói thật ra đó là cách nghĩ cách nói của một kẻ ngu độn, càng nghĩ càng nói
kiểu này bạn đọc hiểu biết họ cười vào mũi, họ sẽ phỉ nhổ không thương tiếc.
Chưa hết, tác giả cho “cuộn lên”: “Cuộn
lên một cái cây chưa tỉnh táo/ Cuộn lên những quả chuông vang reo trận mưa rào/
Ngân nga giọng của trăng sao”. Tiếng nói của em có màu sắc mới cuộn lên như
bão vậy. Tiếng nói mà cuộn được những quả chuông reo vang trận mưa rào thì
tiếng nói ấy phải hơn cả sói tru, hổ gầm; bét thì cũng phải như Trương Phi gầm
thét trên cầu Trường Bản làm kẻ địch sợ mất vía vỡ mật mà chết! Người đẹp
- em ấy sẽ là người “lỗ mũi mười tám gánh lông” “bánh đúc em xới cả lò,
rượu tăm em uống mười vò không say(!). Thân thể em thì khủng long thời tiền sử
cũng không so nổi(!)
Chưa hết, tác giả lại nhân cách hóa loài thỏa mộc “cuộn lên cái cây chưa tỉnh táo”. Cái cây chưa tỉnh táo này ở đâu
ra? Vì sao nó chưa tỉnh táo? Nó uống nhiều rượu hay bị người đẹp bỏ rơi? Toàn
là viết và nói ba lăng nhăng, dở dẩn, tối tăm hủ nút!
Rồi tiếp “Ngân nga giọng của trăng
sao”. Thì thôi rồi lượm ơi! Nhân loại phải chui hầm hoặc lấy bông nhét tai
hoặc đội mũ bào hiểm của phi công vũ trụ không thì âm thanh đầy trăng sao này
làm thủng màng nhĩ!
Kế theo là các câu là viêt tối tăm, hủ nút, đần độn kiểu trại thương binh
nặng Thuận Thành hoặc Trâu Quỳ…:
“Da trắng vùi dưới hoa
Hững hờ in trên áo
Mang theo một mùi hương chao đảo những bến mê
…
Em cuí xuống giấc mơ yên ả
Hôn lên mùa thu không còn tôi…”
Nguyễn Bình Phương còn viết những câu chưa sạch nước cản:
“Này hồng trắng cúc vàng sen mùa hạ”. Đã viết hồng trắng, cúc vàng thì phải
sen thắm! Đã viết sen mùa hạ thì phải “Này hồng mùa xuân cúc mùa thu sen mùa
hạ” chứ! Anh chơi quá lộn xộn như một em bé tập viết lớp hai!
Rồi “Hoa cau thì thơm” thì một đứa trẻ đang nằm nôi nó hít hít nó cũng biết
thơm. Cái điều tỷ người biết hàng triệu năm nay, nói ra có gì mới? Lại võ đoán
tiếp: “Hoa điệp thì buồn”. Làm sao anh biết hoa điệp buồn? Buồn trong hoàn cánh
nào?. Nói thế thì nói “hoa vung vang buồn” ai biết?. Buồn thì chỉ có loài động
vật có vú mới thể hiện rõ. Loài thực vật là do loài người, do văn nhân thi nhân
nhân hóa lên. Phải có trạng huống, hoàn cảnh tình cảm nào mới thể hiện buồn.
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Không thể ưa nói gì thì nói,
nói bất kể thời khắc.
Rồi một khẳng định rất chi là trơ trẽn, nói lấy được, thiếu suy nghĩ, nông
cạn, cả vú lấp miệng em:
“Và em là bí mật của muôn hoa”
Tự dâng ở đâu nhảy bổ vào nói một câu nhạt nhẽo, vô duyên, vô học đến như
vậy. Nói “Và em là bí mật của muôn hoa trong vũ trụ” thì sao?. Nói “Em là bí
mật của vũ trụ” cũng được chứ? Mà nói thế thì có gì là tìm tòi, khổ luyện sáng
tạo đứa con nít nó cũng nói được. Cần chi đến nhà thơ! Làm thơ mà thiếu
suy nghĩ, thiếu động não, kiến thức trống rỗng, con tim vô hồn, vô cảm thì làm
thơ cái chi.
Nhà thơ phải:
賈島
Nhị cú tam niên đắc,
Nhất ngâm song lệ lưu.
(Giả Đảo)
Đỗ Hoàng dịch thơ:
(Ba năm viết được câu thơ
Hai dòng lệ chảy làm mờ hàng mi)
Nguyễn Bình Phương chỉ có tình dục trác táng (Tôi anh lính phong tình - Tự
bạch thời bình) không có tình yêu làm sao viết về tình yêu chân thành để xúc
động hàng triệu con tim!. Trước đề tài “Em và hoa” bất tử như thế, người
viết phải lượng sức mình. Đừng “Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”
Hãy đọc “Triệu triệu bông hồng” của Andrei Voznesensky:
…Встреча была коротка,
В ночь ее поезд увез,
Но в её жизни была
Песня безумная роз.
Прожил художник один,
Много он бед перенес,
Но в его жизни была
Целая площадь цветов!
Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна, из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.
…Họ gặp nhau chỉ phút chốc vậy đó
Rồi nàng theo tàu về chốn xa xăm
Nhưng dù sao, trong đời nàng đã có
Khúc hát tình si của những bông hồng.
Còn chàng vẫn sống cuộc đời gian khó
Nhà không còn và chàng vẫn cô đơn
Nhưng dù sao, trong đời chàng đã có
Cả nghìn nghìn triệu triệu bông hồng!
Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em!
Nguyễn Viết Thắng dịch
Đọc tiếp “Ẩm tửu khán mẫu đơn” của Lưu Vũ Tích:
劉 禹 錫
ẨM TỬU KHÁN MẪU ĐƠN
Kim nhật hoa tiền ẩm
Đãn sầu hoa hữu ngữ:
Bất vị lão nhân khai.
Đỗ Hoàng dịch thơ:
Lưu Vũ Tích
UỐNG RƯỢU NGẮM HOA MẪU ĐƠN
Trước hoa giờ được uống
Mấy chén ngất ngư say.
Những e hoa sẽ nói:
Không nở cho lão này!
Không cần dẫn cổ kim đông tây, hãy đọc “Em và hoa” của Phạm Đình Ân, nhà
thơ cùng thời để xem người ta viết:
HOA VÀ EM
Em cầm hoa về
Em khen đẹp
Anh hững hờ mà em không biết
Mặt em hồng, hoa có nghĩa gì đâu.
Anh cầm hoa về
Chỉ cốt làm theo mọi người và chiều em một chút
Em cứ khen hoa mà không biết
Em đẹp quá rồi, anh chỉ ngắm em thôi.
Không ai ghét gì người thiểu năng trí tuệ, người không thông minh, không ai
thù gì người thiếu năng lực, người văn hóa, học vấn thấp; người ta cảm thương
nữa là đằng khác. Nhưng phải căm ghét và thù hận những kẻ ngu dốt, vô văn
hóa, vô học ở trong cái cơ chế xin cho bằng mánh khóe luồn lách, lưu manh, man
trá, xảo trá, che đậy sự ngu dốt của mình bằng vỏ bọc chức quyền, tiền bạc, lợi
dụng truyền thông tung hứng lăng xê mình lên trời xanh, những kẻ ấy phải lên án
và vạch mặt chúng ra. Nguyễn Bình Phương, Hoàng Quang Thuận… là những đứa như
thế!
Nguyễn Bình Phương cứ viết điên loạn tù mù, vô học, vô văn hóa, in hết bài
này đến bài khác, báo này đến báo khác, giải thưởng này giải thướng khác, luận
văn thạc sỹ này đến thạc sỹ khác viết về thơ Nguyễn Bình Phương rồi thăng trật
chức này chức khác. Thử hỏi có nguy cho nhân quần không?
*
Hà Nội ngày 27 tháng 05 năm 2016
ĐỖ HOÀNG
Quê
quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 0913369652
…………………………………………………………………………
- Cập
nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 01.06.2016.
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét