TỰ BẠCH THỜI BÌNH vô lối, nông cạn, hời hợt, kém học, PHI VĂN CHƯƠNG - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

1 comment
(Nhà thơ Nguyễn Bình Phương)
TỰ BẠCH THỜI BÌNH
vô lối, nông cạn, hời hợt, kém học
PHI VĂN CHƯƠNG
*
TỰ BẠCH THỜI BÌNH

Tôi lính mới
Biết con mắt là con mắt của gió
Biết bàn tay là bàn tay của gió
Xanh thế kia chắc chắn là cây đấy
Chậm và cồng kềnh như thế sẽ là mây

Tôi yêu mến xiết bao thời thơ bé
Chạy say mê suốt cả mùa hè
Giờ nhìn núi nghiêng trôi dần nhớ
Người của trời cao thì vỗ cánh trong mơ
Người của đất lầm lỳ như bóng tối
Và bóng tối thông minh đứng cùng tôi

Trong phiên gác đêm đêm tôi thường thấy
Trắng bồng bềnh như vậy đúng là em
Em chẳng nhớ chút gì về mưa cả
Mưa thuở ấy như một người xa lạ
Ngồi miên man tự vấn trái tim mình

Tôi anh lính phong tình
Ngắm sương núi vờn quanh thân súng
Lòng cồn cào vũ điệu giao long
*
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
(* In trên tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 7-2014)
LỜI BÌNH
Đây là một loại bài điển hình cho Vô lối Nguyễn Bình Phương - môt thứ Vô lối uốn éo, nhạt nhẽo, nông cạn, thô thiển, kém cỏi vô văn hóa trong sử dụng từ ngữ tiếng Việt, trong đặt câu chọn từ, trong sắp xếp câu cho có logic, hỏng trong tư duy đời thường, trong tư duy thơ ca. Nói một cách khiên cưỡng, định nghĩa lung tung, không chính xác. Không một thông tin gì mới, không một biểu cảm tình người, không một nghệ thuật thi pháp, lại đầy lỗi trong cuộc đời dù vô tình hay hữu ý. Nó là một quái thai trong sáng tạo văn chương!
Trước hết là việc đặt tựa đề. TỰ BẠCH THỜI BÌNH không có gì sai,
(Nhà thơ Đỗ Hoàng)
nhưng nó không hay vì nó dùng toàn âm Hán Việt, dù từ Thời bình đã Việt hóa. Nghĩa của bài và tựa đề ở đây là tác giả muốn bày giải cái u tình của mình trong thời bình - Tự bạch là - sướng tự u tình - Bày giải.  Có thể đặt TÌNH LÍNH BUỔI YÊN. Tôi đã nhắc rất nhiều lần đặt tựa đề hay là thành công 50% bài thơ, cách đặt tựa đề dở thì ngược lại.
Vào bài tác giả đưa ra hai câu vô cùng tối nghĩa không biết đầu cua tai nheo ở đâu ra:
Tôi lính mới
Biết con mắt là con mắt của gió
Biết bàn tay là bàn tay của gió
Từ đó đến cuối bài tác giả liên tục đưa ra định nghĩa những mệnh đề, khái niệm không nên định nghĩa, những mệnh đề khái niệm chí có mô tả thế mà tác giả viết rất xơ cứng không có một chút chất thơ, như câu nói phán đoán chính trị:
Xanh thế kia chắc là cây đấy.
Có thật không? Hết chưa?
- Xanh thế kia chắc chắn là biển ở độ sâu một nghìn mét!
- Xanh thế kia chắc chắn là cô du kích mang dù ngụy trang màu lục.
Tiếp:
Chậm và cồng kềnh như thế sẽ là mây.
Hết chưa? Đúng chưa?
- Chậm và cồng kềnh như thế sẽ là người gánh rơm
- Chậm và cồng kềnh như thế là người gánh đăng đó đi đơm
- Chậm và cồng kềnh như thế là xe bò chở củi
Tiếp:
Trắng bồng bềnh như vậy đúng là em
Thật không, còn nữa không?
- Trắng bồng bềnh như vậy đúng là mây
- Trắng bồng bềnh như vậy đúng là bệnh viện…
Rồi lại liên tiếp nói tù mù, ú ớ vô nghĩa, uốn éo rất vô duyên:
Người của trời cao thì vỗ cánh trong mơ
Người của đất thì lầm lỳ như bóng tối
Có nhiều câu thể hiện sự kém cỏi trong nhận thức:
Và bóng tối thông minh đứng cùng tôi.
Thông minh, tiếng thuần Việt là sáng dạ. Người ta dùng từ này để chỉ sự phát triển của não đối với các loài động vật, không ai dùng để chỉ cho thực vât, lại càng không dùng chỉ những khái niệm hư vô, khía niệm phi vật thể. Nếu dùng bóng tối thông minh thì dùng được ánh sáng thông minh, âm thanh thông minh…
Trong Tự bạch thời bình - Nguyễn Bình Phương tự thú:
Tôi anh lính phong tình
Ngắm sương núi vờn quanh thân súng
Lòng cồn cào vũ điệu giao long
Khổ kết bài vô lối này làm tai hại cho tác giả và cho triệu người lính khác và độc giả, nó chả để lại bài học gì cả. Nó chỉ là sự ẩn ức sinh lý của người lình trẻ thời bình không đạn bom, không giặc giã khi nghĩ đến sex làm tình kiểu rồng nhào lộn (vũ điệu giao long) trong ảnh hình hoặc ngoài đời thực.
Người lình trẻ sung sức đời nào chả thế, họ thèm khát tình dục, thèm sex vô vùng, nhìn chó giao hoan họ cũng cường dương. Đàn bà vô cùng hiếm trong quân đội, nên nhìn lợn sề cứ tưởng là gái tơ!
Tam niên tại ngũ
Trư lão như tiên
(Ba năm ở lính
Lợn sề gái xinh)
Người lính phương Đông như vậy, người lình phương Tây cũng không khác gì, nhìn quả đạn ngỡ vú người yêu, nhìn mông ngựa tưởng mông người tình:
Tes seins sont les seuls obus que j’aime
Ton souvenir est la lanterne de repérage qui nous sert à pointer la nuit
En voyant la large croupe de mon cheval j’ai pensé à tes hanchcs
(FUSÉE - Apollinaire, poèmes, France )
(Cặp vú em là những quả đạn duy nhất anh yêu
Kỷ niệm em là cây đàn định vị giúp các anh ban đêm hướng súng
Nhìn cái mông con ngựa của mình anh nghĩ tới hông em
(Hỏa châu - Appllinaire, nhà thơ Pháp - Hoàng Hưng dịch)
Họ viết thơ thật hay hơn vượt lên sự ẩn ức sinh lý của Nguyễn Bình Phương.
Quân đội các nước từ cổ chí kim, dù thế chế nào đi nữa không có ai đi tuyển quân đám thanh niên phong tình ngoài đời. Quân đội bệ rạc như ngụy Sài Gòn, IS… cũng không chấp nhận anh lính nào được sống phong tình phóng đãng. Quân đội không phải là nhà chứa nhà nghỉ, nhà thổ!
Quân đội các nước tư bản như Mỹ ngụy trước đây chẳng hạn sau những giờ giao tranh quyết liệt với đối phương họ có thể chở gái điếm các nơi về hoặc đưa lính, sỹ quan đến nghỉ các nhà thổ bãi biển chứ không có mở nhà thổ trong trại lính thì dù lính quý tộc đi nữa cũng không thể có chỗ mà sống phong tình.
Nếu mai đụng độ ta còn sống
Về ghé sông Mao phá phách chơi
Chia bớt nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một giờ vui
(Nguyễn Bắc Sơn - Quân đội Sài Gòn )
Sau phút huy hoàng rồi chập tối ấy họ phải trở về đơn vị chiến đấu!
Lính Đại Hàn, lính Mỹ đen từng là ổ bệnh lậu, giang mai một thời làm kinh hoàng gái miền Nam Việt Nam cũng chưa dám xưng mình là anh lính phong tình.
Kẻ phong tình trong đời thực chỉ kể trên đầu ngón tay. Một Lý Thân nhà thơ đời Tống lấy hành viện làm nhà, lấy gái điếm giải quyết tình dục, chết được gái điếm làm ma đưa tang là đặc biệt hiếm. Còn Dong Juan, Mã Giám Sinh chỉ là hình tượng văn học. Kẻ phong tình chỉ thích ăn chơi về gió trăng, về trai gái phải được đời công nhận chứ không phải tự mình tấn phong như Nguyễn Bình Phương –Tôi anh lính phong tình!
Mã Giám Sinh đâu nhận mình là kẻ phong tình, nhân gian chỉ ra chất nhà thổ của lão đấy chứ:
Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh
Vẫn là một đứa phong tình đã quen
Quá chơi lại gặp hồi đen
Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa
(Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du)
Hay:
Mã Quy tôi kẻ rượu chè
Chơi bời nên để miều nghè tan hoang
Cũng vì kiếm bữa cơm xoàng
Gây nên bao nỗi án oan cho người!
(Kiều Thơ - Đỗ Hoàng)
Quân đôi các nước Xã hội Chủ nghĩa, nhất là quân đội nhân dân Việt Nam vấn đề phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người lính có thể nói tốt nhất thế giới. Họ hy sinh tình dục để hoàn thành công vụ. Bởi thế họ được nhân dân kính trọng, dễ dàng trong thăng tiến quân sự, chính trị, trong hôn nhân tình yêu.
Nhiều nhà thơ quân đôi nhân dân Việt Nam viết về người lính gác của họ rất chân thật, rất hay:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo!
(Chính Hữu)
Hoặc viết về đề tài binh thường nhưng đặt ra việc muôn đời nêu bật thân phận người lính vừa gian khổ vừa sang trọng với tình yêu cao đẹp chứ không loại phong tình rác rưởi:
Ác bút đề thi dị
Hạ qua chinh thú nan
Quán tòng uyên bị noãn
Khiếp hưứng Nhạn Môn hàn
Sấu tận khoan y đái
Đề đa tí chẩm đan
Thí lưu thanh đại trước
Hồi nhật họa mi khan!
(Ký gia nhân - Vô danh thơ cổ Trung Quốc)
Cầm bút viết thơ dễ
Khó vô cùng cầm gươm
Từng ngủ trong chăn ấm
Cửa Nhạn lạnh thấu xương
Thân gầy đai áo lỏng
Bên gồi lệ như sương
Dành một chút son phấn
Ngày về nàng điểm trang!
(Gửi người nhà - Đỗ Hoàng tạm dịch thơ)
Còn -  Tôi anh lính phong tình Nguyễn Bình Phương thì sớm bị tước quân tịch đuổi ra khỏi Quân đội nhân dân Việt Nam!
Thật ra Nguyễn Bình Phương không thể phong tình được như Mã Giám Sinh, Dong Juan, Lý Thân…và những kẻ thời 8x bây giờ, họ đã từng: they fuck two thousand woman - họ từng ngủ 2000 đàn bà. Nguyễn Bình chưa được một phần nghìn của họ, lấy đâu phong tình, trác táng.
Nhưng anh không ai khảo mà xưng, tự mình bày giải khối u tình ẩn ức sinh lý thì sẽ bị người đời phê phán. Anh không có như vậy thì lỗi lớn của anh là anh không am hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, nhất là âm Hán Việt khi dùng để viết, để nói. Anh lại sính dùng âm Hán Việt (vũ điệu, giao long, tự vấn, phong tình…) nên gây nhiều tai hại cho thơ.
Nguyễn Bình Phương phải thực sự cầu thị đi học lại một cách nghiêm túc chương trình tiếng Việt từ cấp một đến cấp 3 (phổ thông trung học), chương trình lớp 2 cấp một  trở lên có học âm Hán Việt, để khi nói khi viết, khi đặt câu cho chính xác, tránh sơ suất như vừa nêu trên! Sau đó rồi hãy làm thơ. Vì làm thơ không phải làm xiếc chữ viết tù mù hổ lốn uốn éo, kém học như vậy:
Như quả dục học thi
Công phu tại thi ngoại
(Lục Du)
Nếu con muốn học thơ
Thơ hay ở trong đời
(Đỗ Hoàng tạm dịch thơ)
*.
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 0913369652
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
TÌNH LÍNH BUỔI YÊN

Tôi lính mới, con mắt của gió
Bàn tay tôi nối những bàn tay.
Xanh mút mùa màu xanh cây lá
Bồng bềnh ngăn ngắt tận chân mây!

Tôi yêu mến xiết bao thời bé
Chạy suốt hè nồng cháy tình thơ
Giờ nhìn núi nghiêng trôi dần nhớ
Người của đất trời vẫn vỗ cánh mơ

Trong phiên gác đêm đêm tôi thấy
Trong trắng hồng ảo ảnh có em
Mưa thuở ấy như một người xa lạ
Trong miên man anh hỏi trái tim mình!
*
Hà Nội, ngày 29-11-2014
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 26.07.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến. 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

.

1 nhận xét:

  1. Uốn éo làm dáng giống Nguyễn Quang Thiều chứ thơ khỉ gì mấy thứ này

    Trả lờiXóa