CÁCH GIẢI THÍCH, THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC - Tác giả: Trần Tiến (Hà Nội)

Leave a Comment
(Ca sỹ Noo Phước Thịnh - Nguồn ảnh: Internet)
CÁCH GIẢI THÍCH,
THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC
*
Trong cuộc sống, sẽ không thể tránh khỏi phải giải thích hay thuyết phục ai đó về một điều gì đó. Nhưng phải làm thế nào để những lời giải thích, thuyết phục có hiệu quả tốt nhất? Điều này cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và vận dụng sáng tạo những kỹ năng biểu đạt ở một mức độ nào đó như:
- Thực sự cầu thị, mạch lạc, lời lẽ minh bạch.
- Lời lẽ khiêm tốn lễ phép, ngữ khí dịu dàng.
Tuy nhiên, nếu chỉ cứng nhắc tuân thủ những nguyên tắc ấy thì chưa đủ mà phải cần nhạy bén, linh hoạt, thông minh với những tình huống cụ thể.
Xin kể ra đây câu chuyện của Thái Duy để bạn đọc tham khảo:
Thái Duy là người yêu thích khoa học, mong muốn giành được những thành tích lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và anh rất mong được cha mẹ ủng hộ (vì họ chẳng mấy thiết tha với mấy công trình nghiên cứu của anh).
Anh đã nói với người bố: - “Thưa bố, con có một việc muốn hỏi bố, lý do gì khiến bố mẹ lấy nhau vậy”.
“Vì bố yêu mẹ con”, người bố đáp:
Anh lại hỏi tiếp: - “Trước đó bố đã từng có ý định lấy người phụ nữ khác làm vợ chưa?”
Người bố trả lời: - “Chưa hề, con trai ạ. Hồi đó gia đình cũng đã yêu cầu bố lấy một cô gái con nhà giầu, nhưng bố chỉ yêu mình mẹ con thôi và bố đã nhất quyết để lấy được mẹ”.
Anh lại hỏi: -“Bố quyết định như vậy là rất đúng, bây giờ mẹ vẫn là người phụ nữ xinh đẹp nết na, không người phụ nữ nào có thể bằng mẹ dưới con mắt của bố cả”.
Bố có biết không, giờ đây con cũng đang phải đứng trước tình cảnh tương tự như vậy. Ngoài khoa học ra, con không thể chọn bất cứ ngành nào khác. Bởi vì cái mà con yêu thích chính là khoa học, còn những ngành mà bố mẹ hướng cho con, con không thấy hứng thú. Lẽ nào bố mẹ lại yêu cầu con phải theo đuổi cái ngành như bố phải lấy người mà mình không hề yêu sao? Khoa học với con là thiết yếu, con yêu khoa học như yêu một người con gái đẹp người đẹp nết vậy.
Người bố quá bất ngờ trước những lời thuyết phục của cậu con trai nên gặng hỏi: - “Con yêu khoa học đến vậy sao?”. Thái Duy đáp: - “Đúng vậy bố ạ! Con đã 21 tuổi rồi. Con thiết nghĩ, người đàn ông cần phải tạo dựng cho mình một mục tiêu, lý tưởng cao cả, và với con đó chính là khoa học. Con biết bố là người rất có tài, vậy tại sao bố không thể tin tưởng và giúp con thực hiện được ước mơ, nguyện vọng của mình. Nếu có sự động viên, giúp sức của bố, con tin rằng trong tương lai con sẽ thành công”.
Cuối cùng anh cũng đã thuyết phục được người bố của mình để đi theo ngành mà mình yêu thích. Cách giải thích, thuyết phục mà Thái Duy sử dụng là đánh vào tâm lý. Xét theo trình tự thì cách thuyết phục của anh đã tiếp diễn qua 4 giai đoạn, đó là: giai đoạn vào vấn đề, giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn dẫn dắt vào vấn đề chính và giai đoạn kết.
Hay câu chuyện “tiếp thị khách hàng” của Dương Minh dưới đây cũng là bài học kinh nghiệm cho chúng ta trong cách giải thích, thuyết phục người khác.
Để thuyết phục được vị khách đến mua chiếc tủ lạnh, Dương Minh đã sử dụng cách “ám thị” và anh ta đã thành công.
Thấy vị khách cứ xem xét, đi ra đi vào mà không ưng ý chiếc tủ lạnh nào, anh chủ cửa hàng nói rằng: - “Chiếc tủ lạnh này chẳng phải là rất tốt sao?”. “Tôi chẳng thấy nó tốt ở chỗ nào”, người khách lắc đầu trả lời.
Dương Minh ra vẻ ngạc nhiên rồi hỏi vị khách: - “Chị cho rằng chiếc tủ lạnh này không tốt đúng không? Kiểu dáng và tính năng của nó được các kỹ sư hàng đầu hợp tác nghiên cứu sản xuất đấy. Từ hình dáng, dung lượng, đến kết cấu của nó đều rất phù hợp, hiệu quả của nó thì khỏi phải nói. Thế theo chị thì nó không hợp lý ở chỗ nào?”
Chị khách hàng trả lời: - “Không có vấn đề gì lớn, chỉ có điều là không nên để cái hình tròn đó ở trên đỉnh, bởi vì như vậy trông sẽ rất xấu”.
Dương Minh tươi cười giải thích: - “Điều này thì chị lại chưa hiểu rồi, chính cái nắp ở đỉnh mới là đặc điểm nổi bật nhất của chiếc tủ lạnh này đấy. Hiện nay, những loại tủ lạnh đang bán trên thị trường, môtơ của nó đều lắp ở trong, như vậy rất bất tiện. Loại tủ lạnh này của chúng tôi lại lắp môtơ ở trên đỉnh tủ, như vậy rất tiện lợi. Không khéo, chị mua chiếc này về, hàng xóm chắc sẽ trầm trồ khen ngợi. Họ sẽ cho rằng chị đã mua được chiếc tủ lạnh tuyệt vời! Nếu chị mua loại thông thuờng mọi người nhìn chẳng cảm thấy gì đặc biệt, tôi nói như vậy có đúng không?”
Nói xong, Dương Minh giả bộ bỏ đi vào bên trong. Vị khách đó cảm thấy Dương Minh nói có lý, thế là vui vẻ mua chiếc tủ lạnh đó.
Biết được tâm lý của khách hàng nên người bán hàng đã khéo léo đưa họ vào trong vòng xoáy rất từ từ và cứ như không có chuyện gì sảy ra, giới thiệu sản phẩm một cách hết sức tự nhiên thoải mái. Đó chính là sức mạnh của “ám thị” trong việc thuyết phục người khác.
Câu chuyện của Tuấn Vinh, một kỹ sư, muốn thay đổi bảng chỉ số công thức mới cho đoạn thi công mà anh phụ trách, nhưng anh nghĩ viên đốc công nhất định sẽ phản đối nên Tuấn Vinh liền đưa ra một mẹo - đó là: “Thuật kích tướng”.
Tuấn Vinh tới tìm viên đốc công và kẹp bảng chỉ số công thức dưới nách trong tay cầm một số giấy tờ trưng cầu ý kiến. Trong khi thảo luận về những giấy tờ, Tuấn Vinh dịch chuyển chiếc bảng chỉ số từ nách này sang nách kia nhiều lần, đã làm cho viên đốc công tò mò: - “Tôi có thể xem cái đó được không?”, Tuấn Vinh giả vờ ngạc nhiên, thoái thác: - “Hả? Anh xem nó làm gì, phòng của các anh không sử dụng nó”. Tuấn Vinh làm bộ rất miễn cưỡng đưa bảng đó cho viên đốc công xem, điều đó càng kích thích sự tò mò của anh ta. Khi viên đốc công mở ra xem, Tuấn Vinh liền nói cho viên đốc công nghe một cách tự nhiên và cũng hết sức tỉ mỉ cẩn thận bảng chỉ số công thức. Cuối cùng viên đốc công kêu lên: - “Phòng chúng tôi không thể dùng cái bảng này được ư? Trời! Đây chính là cái mà chúng tôi muốn có từ lâu rồi”.
Tuấn Vinh đã cố ý dùng thuật “kích tướng” và “tha vờ bắt thật”, kết quả thật mỹ mãn. Anh rõ ràng là đã biết cách khiến cho đốc công đón nhận được ý kiến của mình một cách tự nhiên.
Hay câu chuyện vị cố vấn riêng của tổng thống Lusis thuyết phục việc chế tạo bom nguyên tử rất đáng làm khuôn mẫu để học tập:
Trong phòng làm việc của tổng thống Lusis, một vị cố vấn riêng của tổng thống đang tổ chức một cuộc hội đàm dưới sự uỷ quyền của các chuyên gia khoa học Alinkixtan. Mục đích của buổi hội đàm này là yêu cầu tổng thống hãy coi trọng, chú ý nhiều hơn đến công cuộc nghiên cứu hạt nhân nguyên tử và phải chế tạo được bom nguyên tử trước khi Đức đánh chiếm. Vị cố vấn này đã đưa bức thư của các nhà khoa học lên cho tổng thống. Sau đó ông đã đọc bức giác thư về việc phát hiện phản ứng phân hạch hạt nhân nguyên tử của các nhà khoa học, nhưng tổng thống Lusis không hề cảm thấy hứng thú với những luận thuyết khoa học khô cứng và khó hiểu đó.
Mặc cho mọi lời thuyết phục của viên cố vấn, tổng thống Lusis chốt: - “Những thứ này rất hay nhưng trong giai đoạn này tiến hành việc ấy dường như còn quá sớm”. Vậy là lần đàm phán đầu tiên, ông cố vấn đã bị thất bại.
Sáng hôm sau, tổng thống mời cố vấn cùng đi ăn sáng. Ông cố vấn nghĩ thầm đây sẽ là dịp tốt để thuyết phục tổng thống. Nhưng khi gặp nhau tổng thống dường như đã đọc được suy nghĩ ấy mà nói rằng: - “Hôm nay trong bữa ăn sáng không bàn đến bức thư kia nữa, không nói câu nào nữa về chuyện hôm qua được không?”
Ông cố vấn đã miễn cưỡng trả lời: - “Vâng, hôm nay chúng ta sẽ nói chuyện lịch sử.”, bởi vì ông ta biết rằng vị tổng thống tuy không hiểu vật lý nhưng lại rất tinh thông lịch sử.
Ông cố vấn đã bắt đầu câu chuyện lịch sử của mình với tổng thống: “Trong thời kỳ chiến tranh Anh - Pháp, do cuộc chiến tranh đường biển gặp nhiều khó khăn, lúc đó có một nhà phát minh trẻ người Mỹ đã đề nghị thay cột buồm bị gãy trên thuyền bằng máy chạy hơi nước, thay tấm gỗ bằng tấm gang thép, đảm bảo rằng đi đến đâu giành chiến thắng ở đó. Nhưng cấp trên lại nghĩ rằng thuyền không có buồm thì không thể đi được, nếu thuyền gỗ thay bằng thuyền sắt thì sẽ bị chìm. Ông ta cho rằng nhà phát minh trẻ này bị điên và đuổi đi. Các nhà sử học khi đánh giá giai đoạn lịch sử này cho rằng nếu như vị tướng kia làm theo kiến nghị của nhà phát minh trẻ tuổi đó, thì chắc chắn sẽ phải viết lại lịch sử thế kỷ XIX”.
Câu chuyện kể đến đó thì dừng lại, vị cố vấn có phần lo lắng nhìn vẻ mặt của tổng thống để dò xét tình hình. Cuối cùng thì tổng  thống đã thốt lên một câu khiến cho vị cố vấn không thể tin được: - “Anh đã thắng rồi, anh đã làm được việc mà ngày hôm qua thất bại, tôi đồng ý”. Ông cố vấn đã không thể ngờ rằng tình thế lại thay đổi nhanh đến thế, chỉ sau một câu chuyện lịch sử vui mà ông kể.
Hy vọng những câu chuyện được lược soạn vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong việc giải thích, thuyết phục người khác thành công.

*
TRẦN TIẾN
Địa chỉ: Nhà 6, ngách 20, ngõ 107, phố Hồng Mai,
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Email: trantienkv20@gmail.com
.












...................................................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi qua email ngày 31.07.2016
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..

0 comments:

Đăng nhận xét