BÂY GIỜ RA SAO?
Chàng trai ấy là
người mà tôi đã viết trong bài KHỐI TÌNH LẬN ĐẬN CỦA CHÀNG TRAI TRONG THƠ ĐẶNG
XUÂN XUYẾN. Giờ thiều quang chín chục của mùa Xuân năm 2017 cũng đã ngoài sáu
mươi, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng đã ngoài năm mươi, vẫn miệt mài biên tập trang
Đặng Xuân Xuyến, vẫn say mê làm thơ, vẫn nghiên cứu Tử vi lý số và vẫn vui chơi
Facebook, nhưng chàng trai trong thơ của họ Đặng, một chàng trai đã nửa đời
“ngậm trái bồ hòn” của một nghĩa vợ tình chồng tan vỡ thì tôi thực không biết
bây giờ ra sao?
May thay, tôi vừa
băn khoăn tự hỏi thế thì nhận được ngay câu trả lời. Ấy là chùm thơ tình mới
nhất của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến liên tiếp đăng trên mạng trong tiết xuân
này, và qua đó, tôi thấy được tâm tư tình cảm của người mà tôi đã sẻ chia khối
tình lận đận trong bài đã viết.
Nếu những năm
trước, chàng trai ấy mỗi khi tự đối diện với mình, chàng đã nhận ra sự ngu ngơ
của mình về một duyên tình chồng vợ đã đổ vỡ:
Người đi vá víu nụ
cười
Tôi hong tơ ướt
cũng mười năm nay
Khật khừ say tỉnh
tỉnh say
Cứ ngu ngơ đợi heo
may trái mùa
Thì bây giờ, xem ra
cái ngu ngơ ấy vẫn còn chưa dứt:
Chiều tàn bước thấp
bước cao
Đêm mơ hái được
chòm sao lưng trời.
.
Niềm vui
đến chỉ nửa vời
Ngẩn ngơ chi sợi tơ
trời,
bỏ đi.
(Hoang Mơ)
Nếu như Ngày lễ
Tình yêu năm ngoái, chàng trai ấy đã nếm trải vị đắng cay của cảnh chăn đơn gối
lẻ trong đêm khuya:
Đêm rũ xuống. Ngằn
ngặt niềm yêu đắng
Chăn gối đơn rệu
rạo đêm trường
Ta rụt rè ngóng gió
muôn phương
Mà ứa lệ. Mà bẽ
bàng cay đắng...
Thì Valenti năm
nay, niềm đắng cay ấy vẫn còn nguyên vị:
Lại valentine
Lẻ người
Lẻ chăn
Lẻ gối.
Tuy vẫn còn ngu
ngơ, vẫn còn hoang mơ, vẫn còn thấy trong lòng nặng trái đắng cay đơn lẻ nhưng
xem ra chàng trai ấy cũng đã có nhiều đổi khác trong tâm tư tình cảm.
Nếu mấy năm trước,
được nhiều cô gái khác yêu thương nhưng chàng trai ấy đã không dám hôn nhân lần
nữa vì cảm thấy mình đã chớm già, sợ cưới nhau rồi trước là pháo hoa sau cũng
ra tăm tối như cuộc hôn nhân đầu đã đổ vỡ, sợ đến nỗi có lúc đã cảm thấy chán
cái vị yêu đương mới:
Ta bỗng chán vị yêu
nhạt thếch
Xộc xệch tình
Lếch thếch tiếng
yêu.
Thì năm nay, cái sự
chán vị yêu nhạt thếch ấy dường như đã tan biến khiến trái tim chàng đã
biết say mê rung động trước một vẻ đẹp thiếu nữ:
Ô kìa người ngọc
giữa sớm mai
Áo xiêm trễ nải chả
chịu cài
Ngực nõn phập phồng
ru hồn gió
Bồng đảo in hồng
trong mắt ai.
(Thiếu nữ)
Bài thơ tứ tuyệt
với bức tranh một thiếu nữ đẹp giữa cảnh sớm mai của mùa Xuân đã khiến nhà thơ
Nguyễn Thanh Lâm phải tốn công gõ phím với cả ngàn chữ bình luận rất xác đáng: “Bài thơ cho tâm hồn thư giãn, quên hết những
bất trắc âu lo trong cõi tục trần, bài thơ như bức tranh không phải để ngắm
bằng mắt mà ngắm bằng hồn. Ru hồn trong từng câu chữ và từng câu chữ hiện lên
bóng hình của người đẹp - người ngọc”.
Người ngọc - Thiếu nữ đã là nguồn cảm hứng bất tận muôn đời
của các thi sĩ văn nhân, vì vậy thơ Đông thơ Tây đã có cả ngàn bài tuyệt tác ca
ngợi vẻ xinh đẹp của thiếu nữ. Nhưng ở Á Đông, do những hủ tục bất nhân, những
tập quán ti tiện, xem thường vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũ, thơ ca
có phần dè dặt khi tôn vinh vẻ đẹp đó. Ba nhà thơ Đường trứ danh của Trung Quốc
như Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh, trước vẻ đẹp của các cô gái hái sen
đã không ai bảo ai mà cùng phóng bút viết nên mấy khúc ca diễm tình cùng
chung một tên là Thái liên khúc (Khúc hát hái sen).
Đây là cô gái trong
Khúc hát hái sen của Bạch cư
Dị: Một thiếu nữ xinh tươi duyên dáng chèo chiếc thuyền nhỏ giữa một đầm
sen để hái hoa và vô tình thấy chàng trai đang đắm đuối nhìn mình, người thiếu
nữ thẹn thùng, muốn nói chẳng nên lời, để đến nỗi đánh rơi chiếc trâm cài đầu
xuống đáy ao lúc nào chẳng hay:
Sóng đưa lá, gió
rung hoa
Đầm sen thuyền nhỏ
lướt qua thấy chàng
Cúi đầu thẹn, chẳng
nói năng
Ao sâu rơi xuống
chiếc trâm cài đầu
Thái Liên Khúc
(Bạch Cư Dị-Hải Đà dịch)
Đây là cô gái trong
Khúc hát hái sen của Lý Bạch:
Một khuôn mặt đẹp như hoa, hồn nhiên, nhí nhảnh, ngây thơ bên ngòi Nhược Da,
dưới bầu trời cao rộng, trời xanh nước biếc, nắng hồng, hoa trắng giao hòa tạo
ra một vẻ đẹp thanh tao huyền ảo:
Có cô con gái nhà
ai,
Hái sen, chơi ở bên
ngòi Nhược Da.
Mặt hoa cười cách
đoá hoa,
Cùng ai nói nói mặn
mà thêm xinh.
Áo quần mặc mới
sáng tinh,
Nắng soi đáy nước
rung rinh bóng lồng.
Thơm thơ vạt áo gió
tung,
Bay lên phấp phới
trong không ngạt ngào.
Thái liên khúc (Lý
Bạch-Tản Đà dịch)
Và đây là cô gái
trong Khúc hát hái sen của
Vương Xương Linh: Màu quần lụa của cô gái lẫn một màu giữa rừng lá sen
xanh thắm chập chùng, mặt nàng tươi như hoa thắm khó mà thấy, bỗng đâu một
tiếng hát khe khẽ ngân vang mới biết có bóng người:
Lá sen quần lụa một
màu,
Mặt tươi hoa thắm
như nhau mặn nồng.
Dưới ao trà trộn
khôn trông,
Nghe ca mới biết là
trong có người.
Thái liên khúc
(Vương Xương Linh - Trần Trọng Kim
dịch)
Ba bức tranh thiếu
nữ hái sen với những nét vẽ khác nhau đều tuyệt đẹp. Nhưng vẻ đẹp thiếu nữ đó
chỉ thuần khiết là một vẻ đẹp thanh xuân trong trắng tựa hoa sen.
Ở ta, mới cách nay
vài chục năm, người đọc cũng chỉ thấy trong thơ hình ảnh những thiếu nữ đẹp
ngây thơ trong sáng như người thiếu nữ bên hồ Xuân trong thơ mới của Thế Lữ:
Trên vừng trán ngây
thơ, trong sáng,
Vẩn vơ qua một áng
hương buồn.
Giây lâu cô vẫn như
còn
Lâng lâng trông gửi
tâm hồn lên cao.
Mà không thể thấy
được một bức tranh thiếu nữ nào với vẻ đẹp phồn thực của những áo xiêm trễ nải,
ngực nõn, bồng đảo đầy quyến rũ như thiếu nữ trong bài thơ của Đặng Xuân Xuyến.
Một bài thơ Đường
được coi là sexy nhất trong lịch sử văn học Trung Hoa là bài “Thanh Bình
điệu” do Đường Minh Hoàng đã lệnh cho Lý Bạch làm để ca ngợi Dương quý phi.
Dương qúy phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua
cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh
Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm loạn, gây
chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó. Nhưng dưới ngọn bút tài hoa của Lý
Bạch, vẻ đẹp viên mãn và gợi dục của Dương Quý Phi sau một đêm làm tình với nhà
vua cũng chỉ như một đóa nhánh hồng tươi ướt đẫm sương:
Một nhánh hồng
tươi, móc đọng sương,
Mây mưa Vu giúp
uổng sầu thương
Và hình ảnh sexy
của Dương quý phi cũng chỉ được diễn tả trong hai câu thơ trác tuyệt này:
Mặt tưởng là hoa,
áo ngỡ mây,
Hiên sương phơ phất
gió xuân bay
Không phải là
vẻ đẹp kiêu sa ngồn ngộn của xác thịt như bộ ngực hay đôi vú mà chỉ là một vẻ
đẹp mờ ảo như mây như sương như gió.
Vậy mà, câu “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” được
xếp vào hàng câu thơ gợi dục nhất của cả ngàn năm nay. Câu thơ này, mới hơn một
năm trước đây đã khiến một vị anh hùng lao động của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam bị ném đá tơi bời khi người anh hùng đã trăm tuổi này, GS VŨ
KHIÊU lấy nguyên vẹn câu thơ tả dâm phụ đó làm câu đối: "Trí
như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” để
tặng cho hoa hậu Kỳ Duyên, một cô gái chưa chồng chỉ nhỉnh hơn chắt nội gái của
cụ Quốc sư có vài tuổi.
Giờ đem đặt câu thơ Mặt
tưởng là hoa, áo ngỡ mây được coi là câu
thơ sexy hết mực ấy bên cạnh những câu tả vẻ đẹp phồn thực của thiếu nữ trong
thơ Đặng Xuân Xuyến ta thấy vẻ đẹp kiêu sa của Dương Quý Phi chỉ là một vẻ đẹp
của một người mây mờ áo còn vẻ đẹp của thiếu nữ lại là một vẻ đẹp rất phồn thực
và rất cụ thể với áo xiêm trễ nải, bộ ngực nõn và đôi gò bồng đảo in hồng vào
mắt người chiêm ngưỡng.
Tôi đồ rằng khi
chụp bức tranh thiếu nữ này Đặng Xuân Xuyến đã không quên nghĩ đến bức tranh
thiếu nữ trong thơ của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:
Đôi gò bồng đảo
sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên
suối chửa thông
Rõ ràng, thiếu nữ
trong thơ Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã sexy hơn, gợi dục hơn thiếu nữ trong
thơ Đặng Xuân Xuyến ở câu: “Một lạch đào nguyên suối chửa thông”. Nhưng thiếu nữ của Bà chúa là thiếu nữ ngủ ngày và bị
chụp bởi đôi mắt đầy dục vọng của “Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt” còn thiếu nữ của Đặng Xuân Xuyến là thiếu nữ đứng trong gió
xuân giữa sớm mai được chiêm ngưỡng bằng cái “Ru hồn gió” vì
say mê của tác giả. Nhà thơ hiện đại học tập và kế thừa nhà thơ lớn của dân tộc
như vậy là vừa đủ và thật đáng khích lệ.
Nếu như mấy năm
trước, quen một nàng nào đó, chàng trai mới chỉ dám nghĩ đến là phải mạnh bạo
bước qua điều tiếng thị phi của người đời:
Sợ gì danh
phận hư hao
Sợ gì thiên hạ
trông vào nhỏ to
Sợ gì nhỉ? Chẳng
phải lo!
Trai đơn gái lẻ …
nhỏ to bằng thừa
Thì bây giờ,
chàng đã biết nói thẳng như ca dao có yêu thì nói
rằng yêu, không yêu thì nói một điều cho xong:
Anh một con
Em cũng một con
Anh mới son
Em cũng đã son
Sao ta chẳng thử
thành chồng vợ
Có chi mà mắc cỡ
Hoa đến thì phải nở
Ta chung nhà, chả
sao
Nếu như mấy năm
trước, chàng đã nhiều lúc se buồn khi nhận ra mình đã chớm già, không dám mơ xa
tới một tình yêu mới:
Thì đấy, em chớm
vào hạ
Anh đà ngấp nghé
thu qua
Chữ yêu nghe chừng
xa lạ
Biết mình, chẳng
dám mơ xa.
Thì bây giờ, chàng
không chỉ đã rung động mê say trước vẻ đẹp của thiếu nữ mà còn rất bạo liệt đón
nhận những cuộc vui xác thịt. Bài thơ Cưỡng đã gây xôn xao trong các bạn
đọc thơ của Đặng Xuân Xuyến bởi khúc nhạc giao hoan bạo liệt của đôi trai gái
trong một buổi mưa xuân rỉ rắc và rét ngọt trở mùa. Bài thơ có 37 tiếng thì 36
tiếng là lời nói, tiếng cười và hành động của một cô gái máu lửa trong chuyện
yêu đương:
Rỉ rắc mưa
Rét ngọt trở mùa
Em vê tròn ném tôi
vào cơn lốc
.
lẩy từng khuy cúc
Ngai ngái hương
thầm thĩ
em cười
.
Vít cổ xuống
Cong người
Em rướn...
Đúng là chàng trai
bị cưỡng thật rồi, bởi chỉ nghe có mỗi 1 tiếng cuối là của chàng trai:
Em!.
Một tiếng thôi
nhưng là tiếng gọi vừa yêu thương tràn trề thỏa mãn vừa như lời cảm ơn vì đã bị
(được) em cưỡng vào cuộc mây mưa trong “Cái
đêm hôm ấy đêm gì?” sẽ được ghi xương khắc thịt.
Bài thơ Ẩm trời mới ra lò ít ngày nay nóng
hổi những lời kể của một chàng trai được một cô gái “gạ một đêm chồng vợ” vì ẩm trời và vì…:
Em gạ một đêm chồng
vợ
Cho mùi da thịt
khỏi ươn
Mấy ngày hôm nay
mưa tợn
Ẩm trời, khó ở,
thấy ghê.
Lời kể ngọn ngành
rành rọt thế thì đúng là chàng trai bị gạ thật rồi. Nhưng sau cái đêm bị gạ ấy,
chàng đã nói với nàng:
Ừ thì, một đêm thôi
nhé
Mai đừng, nữa gạ
một đêm
Thoạt nghe ngỡ như
chàng giao hẹn với nàng: Chỉ một đêm thôi, không có thêm một đêm gạ nữa đâu
nhé. Nhưng sau cái lời tưởng như thật thà ấy, chàng lại thòng thêm:
Mùa này ẩm trời dài
lắm
Da đây thịt đấy đến
mòn
Như nhắc khéo đối
tác hay đúng hơn là gạ lại đối tác rằng: Mùa này ẩm trời dài lắm, không gạ nhau
thêm thì da thịt sẽ ươn nhão mất, và không chỉ gạ nhau thêm một đêm đâu mà
nhiều nhiều đêm khiến da đây thịt đấy đến mòn thì mới thôi. Đúng là cáo giả
nai, bụng thì thích mê tơi nhưng lại làm ra vẻ mình chỉ là người bị gạ.
Khi gửi bài thơ này
cho bạn bè đọc trước, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến có viết: “Cháu gửi các chú, các anh và "bé" Dương Ninh Ninh đọc cho vui
ạ!” . Nhà thơ Nguyễn Khôi
sau khi đọc đã nói một câu đùa vui: Xuyến đang sức trai hừng hực / 10 năm không
vợ/ ôm cái Tình thơ...con Dê đang bị "hãm" nên cũng dễ hiểu...các bác
thông cảm nha...
Còn tôi, “bé” Dương
Ninh Ninh thì đọc xong không thấy mấy vui mà còn có phần chạnh buồn vì tôi đang
sống ở phương Nam ,
trời không ẩm mà lại đang khô nóng vô cùng. Bài thơ của Đặng Xuân Xuyến khiến
tôi cũng muốn được gạ một ai đó đáng để mình tin yêu, không chỉ một đêm mà đêm
đêm cho tôi được mộng mơ trong lời ru nhẹ nhàng, êm ái:
Em ơi hãy ngủ anh
hầu quạt đây
(Ngậm ngùi - Huy Cận)
Một số bạn đọc phê
bình Thiếu nữ, Cưỡng và Ẩm trời là ba bài thơ gợi dục và xếp chúng vào loại thơ dâm.
Tôi không nghĩ thế, bởi lẽ thời nào, thế hệ nào cũng cần phải yêu và làm tình
đấy thôi.
Lễ giáo phong kiến
đã ràng buộc con người một cách gắt gao, ấy vậy mà Thời Hán - Ngụy - Lục Triều
(khoảng thế kỷ III TCN đến thế kỷ thứ VI SCN), dân gian vẫn say mê và mạnh dạn
nói rằng:
Gió xuân thật đa
tình
Thổi mở cả xiêm y
của ta.
Người ta sống vì
tình yêu và dám chết vì tình yêu.
Dưới chân núi Hoa
Sơn,
Chàng đã vì em mà
chết.
Em một mình biết
sống vì ai?
Chàng có thương em
hãy mở nắp quan tài.
Không phải chỉ thơ
ca dân gian mới mạnh dạn như thế, ngay cả trí thức, nho sĩ... cũng nói đến tình
yêu một cách phóng túng hết mình. Đào Uyên Minh được coi là nhà thơ bình đạm,
thanh khiết bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, người mà cụ Tam nguyên Yên Đổ
của dân tộc ta đã phải nói: “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”, thì ông
Đào phẩm cách cao quý ấy cũng đã tự bạch:
Ước tình biến thành
đôi giầy nhỏ,
Ôm ấp hoài đôi chân
của giai nhân.
Bài “Nhàn tình
phú” của ông Đào còn cháy bỏng thêm nhiều khao khát hơn:
Nguyện làm chiếc cổ
áo,
để hưởng chút hương
thừa trên mái tóc em;
Buồn rằng ban đêm
áo lại cởi ra,
hận rằng đêm thu
sao quá dài.
Nguyện làm dải là
thắt,
buộc lấy tấm thân
thon yểu điệu;
Than ôi khí trời
lúc ấm lạnh,
có khi đổi cũ mà
mang dải mới
Đây chẳng phải đều
là những lời tự bạch khá "liều lĩnh", có thể nói là khá can đảm đã
vượt qua mọi câu thúc ràng buộc của xã hội thời bấy giờ.
Ở nước ta, Thơ Hồ
Xuân Hương thì gần như trăm phần trăm bị coi là dâm nhưng đó thực là thơ ca
ngợi vẻ đẹp cơ thể phụ nữ và đòi quyền sống cho thân xác con người trong tình
yêu đôi lứa bằng những ý tưởng rất táo bạo vượt lên trên các điều cấm kị đối
với lễ giáo đương thời.
Tự Lực Văn Đoàn và
phong trào Thơ Mới giữa thế kỷ trước đã có một đóng góp cách tân lớn là không
như thơ xưa xem thiên nhiên là chuẩn mực cái đẹp mà con người mới là vẻ đẹp
toàn bích, xác lập và đề cao cái đẹp thể chất của con người. Vì thế mới có một
Xuân Diệu yêu cuộc sống đến cuống quýt “muốn ôm, muốn riết, muốn say…” (Vội
vàng), Vì thế mới có một Hàn Mặc Tử nhìn thiên nhiên là hiện thân xác
thịt, là người thiếu nữ gợi cảm, là cám dỗ của trái cấm:
Trăng nằm sóng soải
trên cành liễu
Đợi gió đông về để
lả lơi…
Ô kìa, bóng nguyệt
trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng
dưới đáy khe...
Và trong lịch sử
thơ ca Việt Nam ,
đã có hẳn một Bích Khê (1916-1946) đã đặt Dâm ngang hàng với Đẹp, coi đó là một
phạm trù thơ và đặt tên cho nó: thơ lõa thể. Và
Bích Khê tự nguyện hiến mình cho loại thơ này:
Tôi vồ người như
một miếng mồi ngon
Miệng ngậm hờn riết
chặt lấy môi son
Mắt đổ lửa lườm qua
làn sóng sắc...
Tôi giật nẩy rồi
cười lên sặc sặc
Hai tay cào đôi vú
trắng như bôn
(Xác thịt)
Nhà văn hóa Nguyễn
Đổng Chi chuyên viết về thần thoại cổ tích đã nghe và chép lại bài thơ dân gian
này:
Tài tử, giai nhân,
giai quý thích
Chẳng gì hơn “cái
ấy” nữa mà thôi!
Khách văn nhân tài
tử ai ai
Sinh cũng đấy, mà
chơi thời cũng đấy.
Dẫu lá tre, lá vông
gì cũng vậy
Hở hang ra coi thấy,
dễ càng đau!
Khách tài tình rày
ước mai ao
“mao” càng thú mà “vô mao” càng tuyệt thú
Mền gấm lơ
thơ tơ liểu rủ
Cửa son thấp thoáng
gạt hồng non
Quyền thế gì một
cái cỏn con!?
Dẫu trăm khéo ngàn
khôn rồi cũng mắc
Đố ai biết bên nào
là chắc
Liệu có gọi bài
chép trên là dâm và tục được không? Chỉ có những kẻ hách dịch luôn làm ra vẻ
đạo đức giả mới cho rằng đó là những câu dâm tục. Bới, chân tướng thật của họ
đều là:
Ban ngày quan lớn
như thần
Ban đêm quan lớn
tần mần như ma.
Vì không coi mấy
bài thơ tình mới đây của Đặng Xuân Xuyến là thơ gợi tình dâm tục nên tôi rất
mừng khi thấy chàng trai trong thơ của Đặng Xuân Xuyến qua những bài thơ ấy,
bây giờ đã có một tâm trạng mới, dần quên những khổ đau lận đận, dần xa những
ngu ngơ để tâm hồn mình sống lại với những rung động trước vẻ đẹp cơ thể của
thiếu nữ, biết ngân lên sung sướng trong lạc thú thân xác của người đời.
Vậy thì, chàng trai
trong thơ Đặng Xuân Xuyến ơi! Xin chàng hãy quẳng cái khối tình lận đận mà
chàng đã gánh chịu quá nửa đời trai ấy đi mà vui sống. Vui sống với đời thực,
với con người thực của mình. Chỉ có thế, ngày vui mới trở lại và chúng ta mới
có thể:
Cùng với ánh quang
minh còn mãi
- Cho người với
cảnh quên già.
(Tiếng trúc tuyệt
vời - Thế Lữ)
-------------
MỜI
NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
Mời nghe nhạc phẩm NƠI TÌNH YÊU BẮT ĐẦU của
Tiến Minh qua tiếng hát Bằng Kiều - Lam Anh:
*
Sài Gòn, ngày 19/03/ 2017
DƯƠNG NINH NINH
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: duongninhsg@gmail.com
.
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 19.03.2017
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
Bài viết hay. Đã khái quát được những đặc sắc trong thơ Đặng Xuân Xuyến. Hay. Cám ơn tác giả.
Trả lờiXóaThơ và bình ngang sức ngang tài. Xuất sắc, người đọc bị cuốn hút sâu bởi bài viết quá xuất sắc, hiểu biết sâu rộng, liên hệ lô gic cuốn hút.
Trả lờiXóa