NGUYỄN VIỆT CHIẾN - THƠ BÁO LIẾP, NHẠT NHẼO, ĐẠI NGÔN, SÁO RỖNG - KIẾN VĂN RẤT LÙN! - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

Leave a Comment

NGUYỄN VIỆT CHIẾN  - THƠ BÁO LIẾP,
NHẠT NHẼO, ĐẠI NGÔN, SÁO RỖNG
- KIẾN VĂN RẤT LÙN!
*
(Tác giả Đỗ Hoàng)
Giáp Tết Đinh Dậu, tôi có việc đến tạp chí Thơ, rồi sau đó sang tạp chí Nhà Văn & Tác phẩm cơ quan của tôi dự tất niên. Gặp anh em ai cũng kêu giải thưởng văn chương năm nay Hội Nhà văn vừa đá bóng, vừa thổi còi. Nghĩa là các vị chức sắc trong Hội và các Hội đồng chuyên môn xét chọn giải cho mình. Y Phương Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ thì ẳm giải Thơ, Nguyễn Việt Chiến, Ủy viên Hội đồng Thơ cũng ẳm giải Thơ; Chu Lai, Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi ẳm giải Văn xuôi. Làm thế là có tội nặng với nhân dân! Người ta bán mặt cho đất, bán lưng cho trời đóng thuế thân để các vị ngồi chia giải. Mà thơ văn các vị nói mãi khổ lắm, như mắm tôm!
Điều này Nhóm Tự lực Văn Đoàn làm rất công minh. Các nhà văn, nhà thơ chiếu trên như Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú Mỡ,  Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam…thành viên Ban Giám khảo không nhận giải của Nhóm trao. Hội Nhà văn Việt Nam đời nảo, đời nào từ Chủ tịch Hữu Thỉnh đến Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên các Hội đồng  chuyên môn chia nhau ẳm giải kẻo nhiệm kỳ sau sợ không được bầu!
Rồi nghe anh em la ó: “Thằng Lưu Trùng Chiến thơ mắm tôm thế mà
cũng trao giải.” Lúc đầu nghe tôi tưởng có tác giả thơ mới tên là Lưu Trùng Chiến mà mình không biết. Vỉ tôi làm biên tập thơ văn cả Diễn Đàn Văn nghệ Việt Nam cũng suýt soát 30 năm, chẳng nghe tên Lưu Trùng Chiến bao giờ.  
Tôi hỏi lại Đặng Huy Giang, Ủy viên Hội Thơ khóa trước và nhà thơ Trần Trương: “Lưu Trung Chiến là ai vậy, ở đâu?”
Hai anh đều bảo:
- Nguyễn Việt Chiến đó mà. Trong tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biến”, anh ta ăp cắp nhiều câu của Lưu Trùng Dương, nên gọi anh ta là Lưu Trùng Chiến! Lúc này tôi mới vỡ lẽ ra!
Tôi nói vui: - Lưu Trùng Dương cũng làm thơ cổ động “Ngày mờ sương mơ tưởng một chuyến đò/ Đêm sáng trăng khao khát một vần thơ/ Nhưng anh lên đây vui rừng ấm bản” Lưu Trùng Dương chuyên viết thơ ca ngợi lính thú. Ăn cắp của Lưu Trùng Dương thì thơm tho gì; ăn cắp của Cụ Nguyễn Du, của Chế Lan Viên của Bùi Giáng cũng không nên ăn cắp, ăn cắp thơ Lưu Trùng Dương thì thành thơ Lưu Trùng Chiến thì quá đúng!
Nói chung bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển:”, tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển”, và thơ, phê bình Nguyễn Việt Chiến là thứ thơ, phê bình báo Liếp, nhạt nhẽo, đại ngôn sáo rỗng, hô khẩu hiệu suông, kiến văn rất Lùn còn sót lại!
Đặt tựa đề “Tổ quốc nhìn từ biển” là một phép quy nạp không hoàn toàn. Làm sao đặt hết. Tổ quốc nhìn từ phía khác thì sao? “Tổ quốc nhìn từ đồng bằng sông Hồng, “Tổ quốc nhìn từ ngọn Phan xi phăng”, “Tổ quốc nhìn từ trên cao”… Muốn đặt tựa đề trên cho phổ quát thì phải “Tổ quốc nhìn từ biển và nhìn từ N phía”. Mà “Nhìn” thì giải quyết được cái gì. Tôi đổ mồ hôi, tôi sôi hột máu, tôi quyết chiến, quyết xây dựng Tổ quốc tôi (ý thơ Xuân Diệu) còn chưa ăn ai. Đứng nhìn thì ai chẳng nhìn được. “Nhìn nước Nga vĩ đại  từ Himalia”, “Nhìn Trung Quốc vĩ đại từ Biển Đông”. “Nhìn vũ nữ từ sàn nhảy”, “Nhìn ca ve bận bikini từ dựa cột”… Kể một đời không hết!
Đặt tựa đề không ổn, vào bài câu đầu cho đến câu cuối toàn một giọng đại ngôn sáo rỗng, hô khẩu hiệu, cũ mèm và không chính xác:
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển 
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa 
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển 
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa”
Tổ quốc đang bão dông, “đang” là trạng từ chỉ sự việc hiện tại xảy ra sao lại còn “Nếu” nữa! “Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa” là câu không chính xác. Nước Việt ta thời Lý mới đến Châu Hoan. Thời truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ chắc mới ở đồng bằng Bắc Bộ hoặc trên Phú Thọ. Có Trường Sa đâu mà thương nhớ! Trường Sa lúc ấy là hoang đảo, mà có thuộc thì thuộc Lâm Ấp, Chăm Pa!
Tiếp đến là các câu cũ rích, đại sáo rỗng:
“Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả 
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”
Hay nhạt nhẽo, mòn vẹt:
“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo 
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về 
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất 
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
Kiến thức lịch sử, kiến thức địa lý trong “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến chỉ mới lớp hai, lớp ba trường làng! Không thấy các phóng xạ các bon C14, C24 đem ra thứ niên đại các đảo!:
Tên các đảo, Địa lý lớp Hai các cháu đã biết:
“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể 
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù 
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ 
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”
Chao ôi lắm thương thế!
“Thương mình ngu mà vào ngục tối
Thương mình trót dại bỏ phiếu cho chúng nó thành nhà thơ
                                 mà chẳng được mấy hào
Thương phận mình rủ cô gái đồng trinh đi nhà nghỉ
Phút cuối cùng lại bị nốc ao!”
Rồi địa danh lịch sử, lớp Hai các cháu cũng đã biết!
“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ 
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông 
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử 
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng”
Khổ kết vô cùng hô khẩu hiệu, đã cũ, lại sao mòn, nhạt nhẽo, viết như chép các câu biểu ngữ in sẵn trong phòng tuyên truyền cổ động xóm, không một sáng tạo gì thi tứ và ngôn từ:
“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát 
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời 
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất 
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”
Đã viết “Nếu” thì nên học Chế Lan Viên:
“Ôi Tổ quốc!
Ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng!
Ôi Tổ quốc!
Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông!”
                        (Sao chiến thắng)
Chế hô khẩu hiệu nhưng có tình, có lý hơn!
Nguyễn Việt Chiến kiến văn rất Lùn lại hay xông vào những đề tài lớn lao như: Đất nước, Tình yêu… Đến như Nguyễn Đình Thi đa tài, đại tài như thế mà viết về “Đất nước” cũng thành vè:
“Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
                         (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Còn Nguyễn Việt Chiến thì thôi rồi “lượm” ơi:
“Thôi hãy lặng yên 
Cánh đồng trên trang sách 
Tiếng cuốc dưới trời mưa 
Và hạt thóc lấm bùn 
Ta như cỏ trên ngực trần đất nước”
                       (Đất nước – Nguyễn Việt Chiến)
Uốn éo điệu bộ, làm duyên làm dáng, so sánh không phải lối”
Uốn éo điệu bộ, gái già cốc đế làm duyên làm dáng, so sánh không phải lối!
Rồi lại tào lao chí đế tam thiên, 100% đại sáo rỗng, không một rung động điệu tâm hồn chuột:
“Thôi hãy chín đi quả xanh rơi vãi 
Nắm đất nào chẳng đẫm ứa mồ hôi 
Gánh lo âu vai mẹ hứng suốt đời 
Lưng mẹ thấp dáng buồn sông núi cổ 
Nón trên đầu, núi hoang liền ruộng vỡ 
Ta nhận ra đất nước chính là người”
                          (Đất nước – Nguyễn Việt Chiến, đã dẫn)
Đừng có chơi vào “Nước”, “Lửa”. Pê tô phi đã viết từ khi Bố Nguyễn Việt Chiến chưa đẻ:
“Ta cần chỉ lửa
Còn như nước
Để cho ếch nhái chen vào
Chen vào đó những thi sĩ vặt
Họ cứ kêu ì ộp trong ao!”
Với cái sự đại ngôn sáo rỗng, ba hoa chích chèo như thế viết về người tình càng “sến” hơn:
“Khi sen nở vào anh 
Trong vắt một mùa sương 
Anh mở hồn anh 
Thấm từng giọt mật 

Cánh sen nở rồi 
Mật sen còn thức 
Sen cho anh đôi cánh 
Để bay.”
                         (Sen  - Nguyễn Việt Chiến)
Thơ tán gái thối không chịu được. Loại trai lơ gạ cô nàng miền núi. Không một rung động tình gái trai. Chữ nghĩa thì kém cõi lại giả dối không nói là đểu cáng!.
Xưa cha ông ta yêu nhau thật. Một tình yêu bần hàn mà đẹp đến muôn đời:
“Bạn về chẳng có chi đưa
Có hai đấu nếp mà chưa lặt lòn”
                            (Ca dao miền Trung)
“Rồi mùa toóc rạ rơm khô
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm”
                         (Ca dao miền Trung)
Viếtvề trẻ thơ mà cũng lên gân dạy đời:
“Các em khắc 
Bằng lửa đêm đốt dưới chân tường 
Bằng lời hát cháy trong gió lạnh 
Nếu lửa tắt thì lời ca làm cánh 
Xé mưa phùn, xé đêm lạnh bay lên 
Nếu lửa tắt thì lời ca làm gió 
Thổi qua đêm, thổi bạt những ưu phiền “
                            (Các em vẽ)
Buồn nôn không muốn viết nữa!
Nguyễn Việt Chiến kiến văn như thế lại còn viết phê bình. Mà viết nịnh Thơ Nguyễn Khoa Điêm ( Hai nhà thơ cách tân thơ Việt – Nguyễn Khoa Điềm - Hữu Thỉnh) in trên báo Người Hà Nội) khi Điềm đương chức và nịnh Hữu Thỉnh. Nguyễn Khoa Điềm không Đảng viên, gian manh leo cao lên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Hữu Thỉnh thì chỉ “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, Dư Thị Hoàn là người Hoa không biết làm thơ tiếng Việt. Tôi chả có mâu thuần, mắc mớ gì với anh Nguyễn Việt Chiến, nhưng kiến văn của anh như thế, anh nên đi dán áo mưa lúc thất nghiệp kiếm sống là đúng!
*.
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52





  ........................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi qua email ngày 16.02.2017
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét