KHI TRẺ KHÔNG MUỐN ĐI HỌC - Tác giả: Trần Tiến (Hà Nội)

Leave a Comment
(Nhà báo Trần Tiến (bìa trái) cùng phu nhân Đặng Hồng Rỡ
trong ngày cưới con trai lớn Trần Thái)
KHI TRẺ KHÔNG MUỐN ĐI HỌC
*
Đây là một trở ngại tâm lý thường thấy ở trẻ nhỏ - bệnh sợ trường học. Trong đó trẻ gái nhiều hơn trẻ trai. Có một số trẻ ngoài sợ đi học còn sợ thầy cô giáo, sợ trường, sợ bạn học để trốn học trẻ có những hành vi “bảo vệ” mình, như trước lúc đi học thì cảm thấy khó chịu, giả ốm, nói dối nhằm trốn học.
Vì sao trẻ lại có tâm lý không muốn đi học?
- Nguyên nhân thứ nhất: Có liên quan tới tình cảm của người thân. Những đứa trẻ này luôn luôn không muốn xa rời người thân của mình. Ba, mẹ hoặc những người thân khác cũng có tình cảm nhớ nhung khi trẻ đi khỏi nhà.
- Nguyên nhân thứ hai:  Một số ông bố bà mẹ khi thấy trẻ có lỗi nhỏ hoặc kiểm tra bài vở có vấn đề thì lại trách móc thậm chí chửi mắng chúng. Họ thường  xuyên dùng những lời nói không hay để đe dọa nạt trẻ làm chúng bị kích động không tốt tạo thành áp lực lớn đối với tâm lý trẻ, từ đó làm trẻ có cảm giác sợ đi học. Một số  trẻ có tính cách cô độc, ngang bướng, càng sợ hãi khi thấy mình học tập kém hoặc vi phạm kỉ luật mà thầy cô phê bình vì thế mà trẻ không muốn đi học.
- Nguyên nhân thứ ba: là do kết cấu gia đình không hòan chỉnh cũng sẽ làm cho trẻ không muốn đi học. Một số gia đình tan vỡ, do mất đi không khí gia đình bình đẳng hài hòa vốn có, làm tổn thương đến sự phát triển về thể xác và tâm hồn của trẻ. Theo điều tra của một trường học cho thấy. Những học sinh phẩm hạnh không tốt, học tập kém, phần lớn là con cái của những gia đình tan vỡ, con cái của những cặp bố mẹ đã li dị hoặc đang đòi li hôn. Chiếm đa số. Do tình cảm của bố mẹ sứt mẻ đã tạo thành vết thương lòng của trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, dần dần chán học. Ngoài ra, quan điểm, đạo đức của những đứa trẻ này rất mơ hồ, không phân biệt được phải trái, rất có thể từ chán học đến thôi học, thậm chí dẫn đến con đường phạm tội.
Những biện pháp để giúp đỡ trẻ khắc phục được tâm lý không muốn đi học:
Trước hết bố mẹ phải khắc phục tâm lý sốt ruột lo lắng như quá yêu quý, yêu cầu vô lý đối với trẻ… Ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ bồi dưỡng hay tập cho trẻ tính độc lập và năng lực xã giao trong lúc vui chơi với bạn bè, khuyến khích trẻ đi ra ngoài chơi với bạn và cũng hoan nghênh tất cả bạn bè của con đến nhà chơi.
Khi trẻ có chứng sợ tới trường thì nên mau chóng cho trẻ trở lại trường học ngay. Lúc ấy, dù trẻ có khóc lóc, bực tức cũng không nên mềm lòng. Đồng thời phải tăng cường liên hệ với thầy cô giáo để họ quan tâm, yêu thương đối với những đứa trẻ như thế, để trẻ cảm thấy ấm áp hơn. Ngoài ra, không nên dùng áp lực đối với việc học tập của trẻ. Như vậy, sẽ làm cho trẻ hết sợ hãi mà vui vẻ đi học. Sự giáo dục đối với những đứa trẻ như thế này nên chọn phương pháp biểu dương và cổ vũ. Bố mẹ nên quan tâm đến mỗi sự tiến bộ của con. Khi con có thành tích, dù là rất nhỏ cũng nên động viên. Trong biểu dương nên dùng lời nói âu yếm, thân thương chỉ ra những thiếu sót của trẻ, từ đó giúp trẻ xây dựng niềm tin, làm cho trẻ dần thích ứng với cuộc sống học tập của nhà trường.
Một việc cực kì quan trọng để giúp trẻ không sợ đến trường là phải giữ gìn sự gắn bó gia đình tương đối ổn định. Bố mẹ cần nhận thức đầy đủ rằng: gia đình hòa thuận có tác dụng mang tính giáo dục cao đối với con cái; vô cùng có lợi đối với sự trưởng thành cuả trẻ. Nếu gia đình tan vỡ thì rất có hại cho học tập và trưởng thành của trẻ. Do đó, đối với những đứa trẻ mà bố mẹ đã ly dị nhau, dù ai nuôi dưỡng thì cả hai bên bố mẹ đều phải quan tâm chăm sóc nhiều hơn đối với chúng, xoa dịu vết thương trong lòng trẻ bằng tình yêu của mình. Đối với những cặp vợ chồng đang dọa li hôn, nhất định phải bình tĩnh, đứng ở góc độ con cái mà suy nghĩ về vấn đề hôn nhân, không được giải quyết sự việc theo cảm tính, làm ảnh hưởng đến tiền đồ tươi đẹp của trẻ.
*
Mời thư giãn với nhạc phẩm TÌNH CHA
của Ngọc Sơn qua tiếng hát Ngọc Sơn:

*
TRẦN TIẾN
Địa chỉ: Nhà 6, ngách 20, ngõ 107, phố Hồng Mai,
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Email: trantienkv20@gmail.com
.






…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 29.05.2017.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

0 comments:

Đăng nhận xét