(Nguồn ảnh: tác giả cung cấp) |
SƠ LƯỢC VỀ BỘ
SÁCH
“VĂN HỌC DÂN GIAN QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG”
Nhà nghiên cứu văn
học Nguyễn Văn Bổn cũng là nhà thơ Trần Hoài Dạ Vũ vừa xuất bản bộ sách “Văn
Học Dân Gian Quảng Nam
Đà Nẵng” gồm 4 tập. Sách do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, dày, đẹp, và rõ.
Xin giới thiệu sơ
lược bộ sách ấy như sau:
Tập
I : Chủ đề “Vùng đồng bằng” dày 540 trang.
Trong tập I có hai
phần:
(Tác giả Châu Thạch) |
Phần I tác giả viết
chuyên luận về “đất nước và con người Quảng Nam Đà Nẵng qua văn học nghệ thuật
dân gian”. Ở phần nầy tác giả giới thiệu sơ lược sự hình thành vùng đất Quảng
Nam Đà nẵng và lịch sử cũng như những nét văn hóa, tiếng nói của thời gian ấy
được thể hiện trên phong tục tập quán và thơ ca của mỗi miền trong xứ. Bằng lời
văn mượt mà và hấp dẫn, tác giả đưa người đọc cởi ngựa lướt qua toàn vùng miền
trong xứ để có cái nhìn khái quát về những điều tốt đẹp của Quảng Nam Đà nẵng.
Phần II là “Các
tác phẩm dân gian”. Nhà thơ sưu tầm những tục ngữ, những câu đối, những ca dao
đồng dao, dân ca, vè và truyện kể dân gian. Phải nói rằng phần nầy cuốn hút
người đọc vào những vần thơ nhẹ nhàng, lâng lâng, thấm thía sự tuyệt vời của
ông bà ta, khiến người đọc say mê với nhưng câu chuyện ân tình, dí dỏm, chơn
chất và huyền bí có thật hoặc sáng tác của tiền nhân
Tập II: Truyện
cổ dân gian người Việt miền xuôi 420 trang.
Tập nầy cũng có hai
phần:
Phần một viết
về nhưng “truyện cổ của một vùng đất mới”. Bằng kiến thức của mình, tác giả lý
luận, phân tích để cho thấy truyện cổ dân gian Quảng Nam Đà Nẵng là truyện cổ của một
vùng đất mới. Đó là các loại truyện thần thoại, thần tích, truyền
kỳ. Nó từ trong thế giới của tưởng tượng, huyền diệu đi
ra, nhưng nó vẫn thể hiện chân thực cuộc sống của người dân và lịch
sử của thời đại đã qua của nó.
Phần II viết về
những truyện kể dân gian người Việt miền xuôi. Bằng cây bút của một thi nhân,
tác giả viết lại những câu tuyện thần thoại, truyện thuyết, các giai thoại văn
học và truyện cười dễ hiểu, trôi chảy mượt mà khiến người đọc thú vị. Trong
phần nầy người đọc không cởi ngựa xem hoa nữa, mà xuống ngựa đi sâu
vào vùng dân gian để xem danh lam, thắng cảnh, miếu đền và nép sông
của đồng bào,để thích thú những điều hay và suy nghiệm những điều
cao sâu ẩn dụ trong câu chuyện kể. Đặc biệt những câu chuyện cười
của nhân vật có thật Thủ Thiệm làm cho ta sảng khoái tâm hồn và làm cho ta nhớ
lại Trạng Quỳnh hay Ba Giai, Tú Xuất của một thời xa xưa tạo biết bao tiếng
cười hả hê, thích thú .
Tập III: Chủ
đề “Miền biển” có 565 trang cũng được chia làm hai phần.
Phần 1 tác giả viết
chuyên luận về “Hương sắc những bài ca” của vùng đất Quảng Nam Đà nẵng.
Bằng lý luận chặc chẻ, xúc tịch tác giả phân tích cho người đọc thấy
sự liên kết giữa “Mảnh đất và con người” của Quảng Nam Đà Nẵng. Ông nêu lên
những điều nổi bậc để người đọc chiêm nghiệm được sự đa dạng qua đời
sống tinh thần với vốn văn hóa dân gian Quảng Nam Đà Nẵng.
Đặc biệt chuyên
luận không khô khan như các luận án văn học sử. Với giọng văn bay bướm và xúc
tích, tác giả làm cho người đọc như thấy nhưng lễ hội mang bản sắc văn hóa vật
thể , chiêm nghiệm sâu xa những bản sắc văn hóa phi vật thể
trong tâm hồn bình dân của đồng bào, quay về được trong sự tưởng
tượng của tâm trí mình như hiện thực trong sự kiện đó, kéo người đọc say sưa từ
trang nầy qua trang khác, kéo người đọc hào hứng trong sự tìm về quá khứ.
Phần II là những
tác phẩm dân gian tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca và truyền thuyết của một
vùng bình nguyên trù phú ven biển, hai bên bờ nhưng con sông tinh
trong và xanh biếc. Phần nầy làm nổi cộm nhưng tinh hoa của nền văn học dân
gian, chất chứa một kho tàng văn chương bình dân tuyệt hảo, đưa người đọc vào
sự lý thú của sự đồng cảm, tâm đắc với trí tuệ và tâm hồn cha ông mình, phát
hiện nhừng điều lạ và đẹp của một xứ sở kiên cường, hào hùng và lảng mạn.
Tập
IV: Viết về “Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi”
Gồm 540 trang. Tập
nầy cũng có 2 phần như các tập trước.
Phần I viết về
“Khúc ca đại ngàn”. Phần nầy tác giả cũng viết chuyên luận, lý giải vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên hình thành nên thành phần dân cư và đặc điểm tộc người.
Ở phần nầy, bạn đọc được hiểu sâu về đời sống và văn hóa của các dân tộc thiểu
số miền núi Quảng Nam
Đà Nẵng qua ca múa, đàn, âm nhạc và nghệ thuật trang trí tạo hình.
Phần II
nói về “Truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số miền
núi”. Những truyện cổ trong các lảnh vực suy nguyên, thiên nhiên, đấu tranh,
ngụ ngôn qua ngòi bút của một thi nhân kể lại, đưa ta vào miền đất xa xưa huyền
bí của núi rừng, cho ta sống những phút giây căng thẳng, hồi hộp pha lẩn tính
chất lảng mạn trong từng câu chuyện.
Trong tất cả bốn
tập sách, ở phần cuối tác giả còn có nhưng phụ lục viết trên đường điền dã rất
hay và nhưng những phụ lục tranh ảnh rất đẹp.
Lời nói
thêm của người viết bài nầy:
Tôi sinh ra trên
đất Quảng Nam ,
đến nay tuổi đã quá thất thập, với trình độ hiểu biết ở tuổi nầy của một người
chuyên viết, tưởng rằng cũng biết nhiều về quê hương mình. Đâu ngờ, mới đọc
lướt qua bộ sách “Văn Học Dân Gian” nầy tôi thấy mình như còn bé bỏng, chỉ hiểu
đơn sơ và khiếm khuyết nhưng điều tốt đẹp của tổ tiên mình. Cảm ơn nhà văn
Nguyễn Văn Bổn tức nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã tặng tôi bộ sách nầy. Tôi nghĩ
rằng bộ sách sẽ làm cho người đọc lớn thêm dầu ở tuổi nào, nhất là con dân của
đất Quảng Nam
Đà Nẵng, bởi vì nó có thể củng cố thêm tình yêu tổ tiên, quê hương, xứ sở cũng
như tình yêu nước Việt cho mỗi người Việt đọc nó.
*
Mời thư giãn với nhạc phẩm TÌNH EM XỨ QUẢNG
của Trần Ngọc qua tiếng hát Ngô Quốc Linh:
*
CHÂU THẠCH
(Tên thật: Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 24.02.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét