MAO TRẠCH ĐÔNG - ‘HOÀNG ĐẾ’ ĐỎ TRUNG HOA, KẺ DỊ THƯỜNG VÀ KHÁC LẠ - Tác giả: Đoàn Mạnh Thế (Hà Nội)

Leave a Comment

 

MAO TRẠCH ĐÔNG -

‘HOÀNG ĐẾ’ ĐỎ TRUNG HOA,

KẺ DỊ THƯỜNG VÀ KHÁC LẠ

*

(Tác giả Đoàn Mạnh Thế)

Tháng 5 năm 1953, khi các chiến dịch Tam phản và Ngũ phản kết thúc, Mao đã đạt được điều ông ta muốn, cụ thể là ngăn chặn cán bộ biển thủ tiền của nhà nước. Theo quy định, chế độ quan liêu cộng sản không được tham nhũng, như không được nhận hối lộ, nhưng nó cho phép có một sự ưu tiên trong cuộc sống theo thứ bậc cụ thể.

Bản thân Mao Trạch Đông không biển thủ theo nghĩa thông thường, như kiểu một số lãnh đạo ít độc tài hơn, thường có tài khoản bí mật ở các ngân hàng Thụy Sĩ. Nhưng điều này đơn giản là chỉ vì ông ta không muốn bị mất tham vọng quyền lực. Thay vì biển thủ, ông ta coi ngân khố của nhà nước như là của riêng mình, và sử dụng chúng theo ý muốn của ông ta không thèm quan tâm đến nhu cầu của người dân và thẳng tay trừng trị bất cứ ai chống lại ý muốn của mình. Mao Trạch Đông là một trong những người có lối sống cá nhân xa hoa nhất ngay sau khi thống lĩnh tầng lớp thống trị mới của nhân dân Trung Hoa.

Mao Trạch Đông sống phía sau một bức tường bí mật vì thế rất ít người biết được về cuộc sống cũng như thế giới riêng của ông ta, kể cả việc ông ta ở đâu, xuất hiện ở đâu (vì ông ta rất ít xuất hiện trước đám đông). Ngay cả với những người gần gũi, ông ta cũng không tỏ ra có cuộc sống sang trọng. Ông ta không có thị hiếu về sự giàu có và tránh xa các thứ thể hiện sự xa hoa như vòi nước vàng, tranh tượng, đồ trang trí cổ. Nhưng điều đó không cản trở những ham muốn lập dị, bệnh hoạn của ông ta.

Mao Trạch Đông thích các dinh thự. Trong vòng 27 năm cầm quyền của "hoàng đế đỏ", hơn 50 dinh thự được xây dựng cho ông ta, riêng ở Bắc Kinh không dưới 5 cái. Nhiều cái ông ta không bao giờ đặt chân đến. Các dinh thự đó chiếm một diện tích rất lớn và đa phần ở những vị trí tuyệt đẹp. Nhiều cái có phong cảnh cực kỳ đẹp, toàn bộ quả núi (như núi Ngọc Tuyền - Jade Spring hills ở ngoại ô Bắc Kinh) hay một vùng hồ (như Hồ Tây ở Hàng Châu) được ngăn lại cho riêng Mao "hoàng đế". Những nơi này thường có những biệt thự, lâu đài cổ với kiến trúc rất đẹp. Nhưng chúng bị phá bỏ hoặc cải tạo lại theo thiết kế và giám sát của lực lượng an ninh của Mao "hoàng đế" để đảm bảo an toàn cho ông ta. Các công trình này có khả năng chống đạn, mái chống bom và một số có hầm sâu chống bom nguyên tử. Hầu hết đều có kiểu giống nhau: một phòng riêng cho Mao, một phòng riêng cho vợ được nối với nhau bằng một phòng rộng ở giữa. Tất cả đều một tầng vì Mao sợ leo cầu thang.

Nhà một tầng song rất cao, đôi khi cao như một tòa nhà hai tầng để tạo cho Mao "hoàng đế" cảm giác hùng vĩ. Một biệt thự một tầng xây vào những năm 1960 ở Nam Xương cao khoảng 25m, trông giống như một nhà để máy bay khổng lồ. Sau khi Mao "bạo chúa" qua đời, nhiều tòa nhà được cải tạo thành nhà khách, hành lang của chúng rộng đến mức sau khi đã làm thêm một dãy phòng vẫn đủ chỗ cho một hành lang theo kích thước bình thường.

Việc xây dựng các dinh thự đầu tiên bắt đầu từ năm 1949, khi Mao "hoàng đế đỏ" tiến về Bắc Kinh. Từ đó các vila được tiếp tục xây dựng trong thời gian chiến dịch Tam phản. Một dinh thự được hoàn thành năm 1954 trên bờ biển ở Bắc Đới Hà. Nơi đây từng là một khu nghỉ dưỡng bên bờ biển từ hồi đầu thế kỷ với khoảng 600 biệt thự rất đẹp và sang trọng, song không có cái nào đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho Mao "bạo chúa". Vì thế một tòa nhà theo kiểu của Mao "bạo chúa" được dựng lên ở giữa hướng ra bờ biển, sau lưng là những quả đồi cây cối sum suê với các công sự và đường hầm chạy sâu vào trong các quả đồi. Toàn bộ bãi biển ở đó được ngăn lại chỉ dành cho một số ít người.

Năm 1952, chỉ huy an ninh của Mao "hoàng đế" điện báo tới lãnh đạo tỉnh Hồ Nam bảo cần xây một biệt thự cho Mao Trạch Đông ở thủ phủ của tỉnh. Các lãnh đạo tỉnh không biết chắc chắn nơi nào Mao "bạo chúa" thích, vì lúc bấy giờ đang là đỉnh điểm của chiến dịch Tam phản. Họ bèn cải tạo lại nhà của mình để chuẩn bị cho Mao. Nhưng rồi Mao "bạo chúa" không đến. Sau đó họ được báo rằng có một khu vực Mao "hoàng đế" thích, nên việc xây dựng lại bắt đầu. Chỉ đến khi công trình xây dựng hoàn thành, Mao mới đến trong một chuyến viếng thăm. Sau đó một biệt thự khác được xây dựng ngay bên cạnh đó. Nhiều biệt thự được xây dựng ở Thiều Sơn, nơi sinh của Mao. Các tỉnh khác, lẽ tự nhiên đều muốn mời Mao đến thăm, song được trả lời “các anh không có chỗ ở dành cho Mao Chủ tịch” nên sau đó họ phải xây dựng các biệt thự cần thiết.

Tháng 12 năm 1953, Mao "bạo chúa" trở lại Hàng Châu, nơi ông ta từng ở năm 1921. Một khu vực có tên Nước và Tre nổi tiếng được dành riêng cho ông. Nó được tô điểm với hồ ao và các rừng tre, nho, cọ hướng ra Hồ Tây. Xen lẫn trong khung cảnh đó là các biệt thự và phía sau là các quả đồi với một hầm tránh bom nguyên tử. Khu vực rộng 36 héc ta. Mao ở trong một biệt thự rất sang trọng kết hợp phong cách cổ điển Trung Quốc và phương Tây. Nhưng không lâu, Mao "bạo chúa" bắt phá bỏ và thay vào đó một tòa kiến trúc theo kiểu riêng của ông ta. Tiếng kêu của cây cối già cỗi khiến ông ta nghĩ đến chuyện ám sát và sợ. Mao chỉ thấy an toàn khi ở trong các công trình bê tông kiên cố.

Các tòa nhà thường được nâng cấp để bảo đảm an ninh và chất lượng. Khi tuổi cao, Mao cần một hành lang kín để đi dạo mà không bị lạnh. Để đề phòng chuyện ám sát, các cửa sổ nhìn ra ngoài của các hành lang này được xếp chéo với cửa sổ trong các phòng của Mao "bạo chúa" để từ các hướng đều nhìn thấy một bức tường. Một biện pháp an ninh khác trong các tòa biệt thự sau này là các cửa sắt ở cả hai phía cuối cổng nối vào nhà để xe của Mao có thể lái thẳng vào phòng chờ.

Đôi khi tàu của Mao "hoàng đế" lái thẳng vào dinh thự của ông ta, nói chính xác hơn là vào vườn trước dọc theo một mũi núi làm riêng cho ông ta. Ở nhiều nơi một đường hầm riêng chạy dài từ biệt thự đến sân bay quân sự địa phương. Mao "bạo chúa" thường ngủ trên tàu của mình nằm ở các sân bay quân sự, để sẵn sàng di chuyển bằng tàu hay máy bay trong trường hợp khẩn cấp. Trong suốt thời gian cầm quyền, Mao "bạo chúa" sống trong khu cấm địa riêng của mình hệt như trong vùng có chiến sự.

Mao Trạch Đông hầu như chỉ di chuyển với ba phương tiện giao thông: tàu hỏa, máy bay và tàu thủy. Thậm chí nếu ông ta đang dùng một chiếc của loại phương tiện nào đó thì hai chiếc khác thuộc loại phương tiện đó phải đi theo bất cứ nơi đâu. Khi ông ta bay, tất cả các máy bay khác ở Trung Quốc đều phải nằm im ở mặt đất. Và khi tàu đặc biệt của ông ta di chuyển, ngay lập tức một thông báo được phát đi là các tàu khác không được phép đến gần dù bất cứ ở đâu. Tình trạng đó xảy ra không hiếm vì Mao thường di chuyển bằng tàu hỏa. Tùy tùng luôn túc trực sẵn sàng, không được về nhà đôi khi nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.

Một điều kỳ cục nhất là các bể bơi, vì Mao "bạo chúa" thích bơi. Những năm đó bể bơi còn hiếm ở một đất nước còn nghèo. Ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, khi một bể bơi được xây cho Mao, người ta không biết bao nhiêu chất clo được bỏ vào nước. Rất ít người được ưu tiên xuống bể bơi cùng thời gian với Mao, vì ông ta sợ bị đầu độc. Bể bơi đầu tiên được xây cho Mao là ở Đồi Ngọc Tuyền, đúng vào giữa thời kỳ chiến dịch Tam phản. Theo ước tính của Mao, chi phí xây dựng nó vào khoảng 50.000 yuan, nhiều gấp năm lần số tiền biển thủ dẫn đến bị tử hình. Ở Trung Nam Hải, nơi ở chính thức của Mao "hoàng đế" ở Bắc Kinh, phía sau tấm biển lớn với dòng chữ “Phục vụ nhân dân” một bể bơi trong nhà xây dựng cho ông ta ngay sau khi chiến dịch Tam phản, mặc dù đã có một bể bơi riêng ngoài trời, vốn là bể bơi công cộng trước khi Mao "bạo chúa" đến.

Việc giữ nước cho các bể bơi ấm trong suốt tháng để trong trường hợp Mao "bạo chúa" xuống bơi rất tốn kém. Nước được làm nóng bằng suối nước nóng dẫn vào bằng một đường ống và được đốt nóng với nhiên liệu khan hiếm.

Mao Trạch Đông không có khái niệm tiết kiệm với bất cứ điều gì trong đời sống mà ông ta thích. Ông ta là một tay sành ăn và thích thực phẩm được chở đến từ khắp nơi trong nước. Mao "hoàng đế đỏ" chỉ thích ăn một loại cá đặc biệt ở Vũ Hán và cá phải được vận chuyển trong các túi nhựa có nước và đủ ô xy để sống sau quãng đường dài 1.000 km.

Một lần đến Moscow nhân dịp sinh nhật của mình Mao Trạch Đông đã tỏ rõ sự bực bội về việc nước chủ nhà đã phục vụ ông ta cá ướp lạnh. Ông ta bảo với những người đi cùng: “Tôi chỉ ăn cá tươi. Hãy trả lại cho họ!”. Đại tiện là một vấn đề lớn với Mao "bạo chúa" vì ông ta không chỉ khổ sở với chứng táo bón, mà còn không quen với bệ cầu bệt, chỉ thích ngồi xổm. Ông ta cũng không thích đệm ngủ và gối quá mềm. Ông ta yêu cầu đổi gối có ruột là vỏ đại mạch và thay đệm bằng ván gỗ.

Về gạo, Mao "hoàng đế" yêu cầu giữ màng giữa vỏ ngoài và hạt cho khẩu vị của ông ta, tức vỏ ngoài phải xử lý một cách thủ công hết sức cẩn thận. Có lần vì bị Mao than phiền nên người quản gia phải đến một nông trang riêng ở Đồi Ngọc Tuyền và mua gạo được xay rất cẩn thận theo cách Mao thích.

Nông trang này đặc biệt được lập nên để trồng lúa cho Mao "hoàng đế", vì nguồn nước ở đây được coi là rất tốt. Ngày trước, nguồn nước suối ở đây cung cấp nước uống cho các triều đình. Ngày nay nó cung cấp nước cho các cánh đồng trồng lúa cho Mao. Các loại rau cũng như gia cầm và sữa Mao thích được lấy từ một nông trại riêng có tên Jushan. Trà Mao uống là loại trà nổi tiếng nhất Trung Quốc có tên Long Tĩnh, các lá tốt nhất được hái riêng cho ông ta vào thời gian thích hợp nhất. Tất cả các thực phẩm đều được kiểm tra y tế nghiêm ngặt và việc chế biến phải được người phục vụ ông ta giám sát và nếm trước. Các đồ xào nấu phải được phục vụ ngay, nhưng vì bếp phải ở xa để mùi thức ăn không bay tới chỗ Mao "bạo chúa" nên những người phục vụ thường phải chạy đôn chạy đáo để mang từng món một đến bàn ăn của Mao "bạo chúa".

Mao Trạch Đông không thích tắm hay gội đầu và không tắm trong gần một phần tư thế kỷ. Thay vào đó hàng ngày những người phục vụ lau người cho ông ta bằng khăn ngâm trong nước nóng. Ông ta thích mát xa. Ông ta không bao giờ đến bệnh viện. Các thiết bị y tế cùng với các chuyên gia y tế hàng đầu đến chăm sóc ông ta.

Mao Trạch Đông không bao giờ thích quần áo sang trọng. Điều ông ta thích là sự thoải mái. Ông ta dùng một đôi giày trong nhiều năm, bởi vì theo ông ta giày cũ thoải mái hơn và những người phục vụ đi giày mới cho ông ta. Áo choàng tắm, khăn lau mặt và chăn vá chằng chịt, nhưng không phải vá bình thường mà được mang đến Thượng Hải và được những người thợ may giỏi nhất khâu, sửa với giá đắt hơn nhiều so với mua mới. Còn lâu mới gần với điều được gọi là chủ nghĩa khổ hạnh, mà đấy là những cử chỉ giễu cợt của kẻ siêu quyền lực ham khoái lạc đến lập dị, bệnh hoạn.

Có lẽ không có gì phi lý với việc thích biệt thự và các thứ xa hoa khác với một nhà lãnh đạo, nhưng Mao Trạch Đông lại tự thỏa mãn mình trong khi ngăn cấm những người khác làm điều đó. Mặt khác ông ta hưởng thụ như vậy trong khi rao giảng “Phục vụ nhân dân” và kêu gọi tiết kiệm. Tiêu chuẩn gấp đôi của Mao đưa ông ta vào một loại người chỉ có mình ông ta.

Không có lĩnh vực nào của đời sống mà những tiêu chuẩn gấp đôi đó có nhiều bí mật hơn lĩnh vực tình dục. Mao "bạo chúa" yêu cầu người của mình chịu đựng chủ nghĩa khổ hạnh quá mức. Các cặp vợ chồng bị đưa đến các vùng khác nhau của Trung Quốc được gặp nhau chỉ 12 ngày một năm, khiến hàng chục triệu người được coi không được quan hệ tình dục hầu như cả năm. Cố gắng quan hệ tình dục một cách riêng tư có thể bị làm nhục trước công chúng, trong khi Mao Trạch Đông quan hệ tình dục bầy đàn với nhiều thiếu nữ triền miên không biết mệt mỏi, thậm chí Mao "bạo chúa" còn có những hành động lạm dụng tình dục, cưỡng dâm với cả các cận vệ nam đẹp trai của ông ta.

Trong khi đó Mao "hoàng đế" hưởng thụ mọi tình huống tình dục dị thường với sự bảo vệ cẩn mật. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1953, quân đội được lệnh chọn các phụ nữ trẻ từ các đội văn công quân đội để lập một biệt đội trong Đội Cận vệ. Những người liên quan biết rằng nhiệm vụ của đội này là cung cấp người ngủ với Mao. Bành Đức Hoài, chỉ huy quân đội gọi nhiệm vụ này là “lựa chọn gái bao hoàng đế” - một lời than phiền mà sau này đã buộc ông ta phải trả giá đắt. Nhưng sự bất bình của ông ấy không có tác động gì với Mao Trạch Đông và thêm nhiều nhóm văn công trở thành các môi giới săn hàng. Ngoài các ca sĩ và vũ công, các y sĩ và nữ phục vụ viên cũng được dắt đến các dinh thự của Mao để làm thành một nhóm phụ nữ mà từ đó Mao có thể chọn bất cứ người nào ông ta muốn làm tình.

Một số ít những phụ nữ này nhận được tiền boa từ Mao như một số người thân và nhân viên của ông ta. Đó là một số tiền mặt ít ỏi, nhưng ông ta thực hiện nó một cách riêng tư. Mao rất coi trọng giá trị của đồng tiền và nhiều năm kiểm tra tài khoản của những người trông coi nhà với cặp mắt chăm chú của một người nông dân.

Những sự ban phát của Mao đến từ một tài khoản cá nhân bí mật, Tài Khoản Đặc biệt. Đây là nơi mà ông ta giấu giếm những người trung thành công việc viết lách, nhất là dùng quyền được ưu tiên của mình để lũng đoạn thị trường sách bắt buộc toàn bộ người dân phải mua các tác phẩm của ông ta, trong khi ngăn chặn phần lớn các nhà văn khác được công bố. Vào lúc đỉnh điểm, tài khoản này có hơn 2 triệu yuan, một con số khổng lồ. Nếu như so với thu nhập của nhân viên của ông ta là 400 nguyên (tiền Trung Quốc) một năm và một người nông dân có thu nhập tốt chỉ một ít nguyên mỗi năm.

Mao Trạch Đông là triệu phú duy nhất ở Trung Quốc vào thời Mao "bạo chúa" cai trị.

Vào thời kỳ Đại nhảy vọt, việc chơi gái của Mao Trạch Đông càng trở nên trơ trẽn hơn trước. Ở Trung Nam Hải, một phòng chờ được nối với hội trường thường có khiêu vũ và ở đó đặt một chiếc giường. Mao thường gọi một hoặc vài ba cô gái vào và cùng nhau làm tình hoặc truy hoan. Phòng chờ được được thiết kế đảm bảo không gây nên tiếng vang và tường được trang trí với những tấm màn nhung quyến rũ. Rõ ràng nó được làm ra để cho Mao Trạch Đông giải trí, song ông ta không hè e ngại. Một trong những việc làm mất nhân tính nhất của Mao Trạch Đông là thông dâm với con dâu là Lưu Tứ Kỳ, vợ của Mao Ngạn Anh (con trai cả của Mao và là một trong ba người con với vợ thứ hai là Dương Khai Tuệ). Tứ Kỳ là cô gái được coi như con nuôi của Mao. Cô và Ngạn Anh đã quen biết nhau vài năm. Cuối năm 1948, khi Ngạn Anh nói với Mao vào rằng anh ta muốn cưới Tứ Kỳ, Mao đã nổi cơn thịnh nộ và gầm lên với Ngạn Anh khiến anh ta sợ đến mức ngất đi, hai tay lạnh cóng không cử động được và phải đổ nước nóng khiến trên tay còn lại hai vết bỏng to tướng.

Hành động hung dữ của Mao cho thấy sự ghen tuông tình dục (Tứ Kỳ xinh đẹp và quyến rũ đã ở bên cạnh Mao suốt thời thiếu nữ). Mao giữ sự không đồng ý trong nhiều tháng và bảo đôi uyên ương trì hoãn đám cưới cho đến khi chế độ của ông ta được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949. Vào đúng kỉ niệm một năm ngày cưới, Ngạn Anh đi tham chiến ở Triều Tiên. Theo quy định, anh ta không nói với vợ đi đâu và vợ cũng không được hỏi.

Khi Mao được báo tin Ngạn Anh bị chết, ông ta im lặng một lúc lâu rồi lầm bầm: “Trong chiến tranh, làm sao tránh được chết chóc?” Thư ký của Mao nhận xét: “Ông ta không biểu lộ gì là đau xót.” Ngay cả Giang Thanh cũng rơi nước mắt, mặc dù bà không tiếp xúc nhiều với đứa con kế của mình.

Không ai báo cho vợ của Ngạn Anh biết trong vòng hai năm rưỡi. Khi chiến tranh đang diễn ra, cô ta chấp nhận sự im lặng của Ngạn Anh vì cô đã quen với sự bí mật của Đảng. Nhưng mùa hè năm 1953, sau khi việc trao đổi tù binh được ký kết, cô đâm nghi ngờ về sự im lặng của chồng và hỏi Mao thì ông ta mới nói cho cô biết là Ngạn Anh đã chết. Trong những năm đó cô thường gặp Mao, dành những dịp cuối tuần và đi nghỉ với ông ta mà ông ta không hề tỏ ra buồn bã thậm chí không để lộ một dấu hiệu nào cho thấy có chuyện gì đó không bình thường. Thậm chí ông ta còn đùa cợt cứ như Ngạn Anh còn sống.

Giang Thanh có lần khóc bên hồ ở Trung Nam Hải và nói với bác sĩ riêng của Mao, khi ông ta kể với bà về chuyện quan hệ bất chính của Mao, rằng: “Đừng kể thêm nữa. Chủ tịch là người không ai có thể đánh bại trên bình diện chính trị, kể cả Stalin, cũng như không ai có thể thắng nổi ông trong chuyện làm tình với phụ nữ.”

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn:

CHUYỆN CỦA GÃ KHỜcủa Đặng Xuân Xuyến:

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về khoa Tử Vi0

- Các bài viết về khoa Phong Thủy0

- Các bài viết về khoa Tướng thuật0

- Các bài viết về Tín ngưỡng0

*.

ĐOÀN MẠNH THẾ cẩn bút giới thiệu

Địa chỉ: Số nhà 12 Ngách 32 Ngõ 133 phố Hồng Mai

quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.        

Điện thoại: 039.627.97.29

 

 

 

 

..............................................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 25.03.2018.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

0 comments:

Đăng nhận xét