(Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, tác giả "Chuyện Đời Tôi", ngoài cùng bìa phải) |
ĐỌC “CHUYỆN ĐỜI TÔI...”
(Tác giả Châu Thạch) |
Phải nói ngay Nguyễn Thị Ngọc Diệp không phải
là nhà văn, cũng không phải là một cây bút rành viết. Tác giả viết “Chuyện
Đời Tôi” trên dòng thời gian facebook của mình có tên là To Doan như là
một hồi ký để tâm sự với bạn bè về quá khứ của đời mình. Đây là một hồi ký viết
trích đoạn, kể lại từng câu chuyện một. Đọc và nối kết từng câu chuyện xảy ra,
bạn đọc không chỉ hiểu về một quá khứ lao lung của tác giả mà còn hiểu thêm về
bối cảnh của một thời kỳ đầy biến động đau thương trên giải đất miền nam nước
Việt. Bằng những lời văn không chuyên, lối văn chấm, phết, sắp xép câu từ không
đúng cú pháp nhưng vẫn trôi chảy, mạch lạc, tác giả đã cuống hút người đọc say
mê theo dõi câu chuyện, gây cảm xúc cho nhiều người phải rơi lệ. Nếu không nói
quá thì một cách vô thức, Nguyễn Thi Ngọc Diệp đã tạo ra một phong cách viết
độc đáo mà các nhà văn chuyên nghiệp cũng khó mà làm được như thế.
Ở những câu chuyện đầu, kể về tuổi trẻ của
mình, Ngọc Diệp cho biết nhà rất nghèo, ở truồng suốt năm tháng, không đi học
nên không biết chữ. Lớn khôn một chút, Ngọc Diệp vào đời và có cơ hội cho Ngọc
Diệp học chữ nước Đức trước khi học chữ quốc ngữ. Người viết nghĩ rằng, có thể
vì học như thế nên ngày nay văn của Ngọc Diệp có lối hành văn pha trộn hai ngôn
ngữ, tạo nên một phong cách lạ vừa dễ thương vừa hấp dẫn.
Tuổi trẻ của Nguyễn Thị Ngọc Diệp có thể nói
là “Tuổi thơ dữ dội” như lời comment
của bạn đọc Tịnh Tâm dưới bài viết của Ngọc Diệp. Trong tuổi thơ dữ dội đó, một
tình yêu nảy sinh rất tự nhiên, như một đóa hoa của cây cỏ đầy gai nở ra trong
mưa gió. Đóa hoa ấy cũng không biết rằng chính nó đã nở và nó đã tàn trong bão
táp nhưng hương nó đọng lại trên dòng facebook của Ngọc Diệp ngày hôm nay.
Trong câu chuyện về tuổi thơ dữ dội đó,
Nguyễn Thị Ngọc Diệp còn viết về “Ký ức những ngày thơ dại và nước mắt”.
Tác giả đã quay lại với dòng sông kỷ ức của tuổi thơ, trong đó có một dòng sông
quê hương đã nhận chìm những người thân yêu của mình trong “Tháng
mười thương đau”, có những biến động trên quê hương với máu, lửa và nước
mắt đã không ngừng đày đọa phủ phàng lên đời sống của mẹ, của chị của anh và
của chính mình. Điều đó đã khiến em bé Ngọc Diệp chưa vị thành niên đã dấn thân
vào đời.
Thế rồi, hồi ký đi tiếp đến một miền “An
Hòa đất đỏ mưa bùn nắng bụi mịt mù” mà ở đó đứa bé chưa hết tuổi thơ,
bằng nghị lực của mình đã vươn lên giữa sự đố kỵ, giữa gian ác của người cùng
chung một tiếng nói. Thế nhưng cũng cảm ơn đời, có những bàn tay của ân nhân xa
lạ, không chung tiếng nói đã giúp cô trụ được và lớn lên trong cuộc sống.
Rối thì đứa bé trưởng thành. Rồi thì thiếu nữ
lấy chồng. Rồi thì biến động của đất nước. Người thiếu phụ Nguyễn Thị Ngọc Diệp
lại tiếp tục bị đời vùi dập bởi trăm ngàn bão táp trên cuộc đời mình. Nguyễn
Thị Ngọc Diệp và con cái phải trú ngụ bên thềm nhà, vượt biên bị bắt, chịu nhục
hình khổ sai, đối phó với biết bao thế lực công và tư để tồn tại làm Người
trong cuộc sống.
Hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai, nhưng hình
như trời muốn thử lòng người, Ngọc Diệp lại tiếp tục nhận chịu những nỗi sầu
tại nơi định cư mới, nước Đức. Ở đó trong cuộc sống đầy đủ về vật chất, Nguyễn
Thi Ngọc Diệp vẫn còn đối diện với biết bao trăn trở, trăn trở về quá khứ, trăn
trở về quê hương, và trăn trở về những hệ lụy trong hiện tại mà chẳng bao giờ
đời buông tha.
Hình như tác giả mới viết một phần rất nhỏ “Chuyện
Đời Tôi” trên dòng thời gian facebook của mình có tên Tu Doan. Mỗi ngày
Ngọc Diệp viết một, hai đoạn tùy theo cảm xúc của mình và thời gian cho phép.
Tuy câu chuyện chỉ được kể lướt qua, hứa hẹn còn nhiều mẩu chuyện khác, nhưng
ta thấy đã làm cho có nhiều lệ rơi và tiếng thổn thức cũng nhiều.
Sở dĩ bạn đọc đồng cảm nhiều với “Chuyện
Đời Tôi” vì đây là những trang hồi ký có thật hoàn toàn, kẻ lại với một
lời văn dung dị chất phát. Sự thật đó khiến ta cảm động không chỉ vì nỗi gian
lao của một đời người mà còn cảm động bởi đức tính kiên trì, nhẩn nhịn, chịu
đựng, cương trực để mỗi ngày mỗi lớn lên giữa xã hội về vật chất và phẩm giá
của mình.
Tôi muốn chấm dứt bài viết bằng cách gởi đến quý vị đọc tiếp bài thơ của một thi
nhân, vì cảm động “Chuyện Đời Tôi” mà làm nên một tuyệt tác:
CÔ ĐƠN
- Mến tặng chị Nguyễn Thi Ngọc Diệp -
Ai đã đi qua những
cơn phong ba lịch sử
Giờ vẫn còn nhói
lòng khi nhớ lại thế kỷ qua
Trong chiêm bao
tưởng như ai la hét
Ai than khóc dập
vùi trong địa ngục trần gian
Chỉ khác nhau hai
luồng suy nghĩ
Anh và em coi như
kẻ đối đầu
Ai cũng giành cho
mình lẽ phải
Rồi cuối cùng đất
mẹ vạc dầu sôi
Mười sáu tuổi tôi
hãy còn ngơ ngác
Biết rẽ lối nào sau
bài học công dân
Nhiều thông tin bị
mờ che hai ngã
Rất vô duyên tôi
lại ngã vô mình
Nên suốt đời cô
quạnh lênh đênh
Nay lịch sử đi qua
ta nhìn lại
Nhục hay vinh cũng
giai đoạn thôi mà
Số phận là cái gì
ta không cưỡng được
Đất nước, giai nhân
hay xứ sở mỗi con người
Mỗi linh hồn xuất
phát điểm mù khơi
Mơ về lại sau những
ngày thống khổ
Về , đâu thấy bóng
hình ai năm cũ
Dạ, bùi ngùi rồi
cất bước đi xa
Chuyến sau biết có
còn người nhớ đến ta?
*.
Lê Thị Quỳnh Dung
Mời thư giãn với nhạc phẩm XIN LÀM NGƯỜI HÁT RONG
của Trần Long Ẩn, qua tiếng hát Phương Thanh:
*.
CHÂU THẠCH
(Tên thật: Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 05.10.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét