THÁI QUỐC MƯU PHÂN TÁCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG THỦY ĐIỀN - Tác giả: Thái Quốc Mưu (Hoa Kỳ)

1 comment
(Nguồn ảnh: internet)
THÁI QUỐC MƯU PHÂN TÁCH
BÀI VIẾT CỦA ÔNG THỦY ĐIỀN
*                        
(Tác giả Thái Quốc Mưu)
Thưa ông Thủy Điền
Dân tộc ta có câu thành ngữ: “Đi với Bụt mặc cà sa, đi với QUỶ MA mặc áo giấy”. Tôi đang MẶC ÁO GIẤY viết cho ông đây.
Trước, tôi xin cám ơn ông đã chịu khó đọc và viết bài “cảm nhận” về bài tôi viết về ông Nguyên Lạc.
Để ông và bạn đọc tiện theo dõi. Tôi dùng từng câu, đoạn trong bài viết của ông. Và, xen vào đó, những câu trả lời của tôi được tô MÀU ĐỎ.
*
Thủy Điền: Đọc bài lạm bàn về ông Nguyên Lạc người tự xưng "làm Thầy giáo" của cụ Thái Quốc Mưu được đăng trên Báo Trần Mỹ Giống, ngày 27 tháng 12 năm 2019
A- Nhìn tổng quát ta thấy:
- Bức ảnh Tác giả giống như một Thượng thư Bộ Lễ thời nhà Nguyễn
- Giọng điệu một nhà uyên thâm chỉ dạy cho lớp hậu sanh rất bài bản, ăn rệp   (Thái Quốc Mưu: Tiếng việt chỉ có ĂN RẬP, không hề có Ăn RỆP, bởi nó vô nghĩa)   từ trên xuống dưới, nghe rất sướng lỗ tai. Khiến ai không rõ vấn đề hay đọc lướt qua đều giật mình. Ồ! Cụ nầy là người học sâu hiểu rộng, trí tuệ cao cường.
B. Đi chậm vào phần Nội dung ta càng thấy:
Ai là người lập lờ và ai là người lố bịch?
(Thủy Điền)
Thủy Điền: Theo tôi với danh xưng Làm thầy giáo của ông Nguyên Lạc là đúng.   (Thái Quốc Mưu: Sai! Hai tiếng THẦY GIÁO dùng để người khác gọi tất cả những người dạy học trong ngành giáo dục. Trong bài viết của tôi. Tôi nói rất rõ “cách viết của ông Nguyên Lạc là lối viết lập lờ”. Nghĩa là, viết như “TỪNG LÀM THẦY GIÁO” để ai muốn hiểu ông ta dạy ở nào bậc nào thì hiểu).   Bởi, ông làm thầy giáo là ông xưng ông là thầy giáo, vì thầy giáo là một cái nghề, được đào tạo tại trường Sư phạm hẳn hoi. Ông không thể xưng ông làm nghề gỏ đầu trẻ, hay truyền đạt kiến thức được, vì hai lối xưng hô ấy là người ta chỉ giao lưu với người quen, bè bạn nôm na trong nhân gian vậy thôi. Tóm lại ông Nguyên lạc xưng hô rất rõ ràng, chẳng có gì lập lờ cả.
Thủy Điền: Riêng ông Quốc Mưu mới chính là người lố bịch và lập lờ. Lập lờ ở chỗ là tự đặt ra nguyên tắc nầy, nguyên tắc nọ mà chẳng biết dùng nguyên tắc ấy vào đâu cho đúng chỗ   (Thái Quốc Mưu: Ông không biết nghĩa hai chữ lập lờ là gì? Còn, “Tự đặt ra nguyên tắc nầy…” đó là BỊA mới đúng).   Lố bịch ở chỗ nào, là ghét, ganh tị với người khác rồi tìm mọi cách bôi xấu   (Thái Quốc Mưu: Sai! Nguyên Lạc đã chứng minh, giữa ông ta và tôi không có mắc mứu gì. Thì làm gì có chuyện ganh ghét hả ông? Còn đố kỵ? Ha! Ha! Ha! Xin lỗi, tôi miễn trả lời, xin để bạn đọc nhận xét giữa tôi và Nguyên Lạc!)   vạch trần tấn công hội đồng.   (Thái Quốc Mưu: Sai! Ông vu khống một cách cố ý).
(Nhà "soạn thơ" Nguyên Lạc)
Thủy Điền: Việc ông Nguyên Lạc là thầy giáo hay không không thầy giáo là vịệc của ông ta, chúng ta không nên soi mói đến đời tư của kẻ khác. Đó là phép lịch sự tối thiểu của người có học.   (Thái Quốc Mưu: Sai! Nếu Nguyên Lạc viết xong cất vào tủ, chẳng ai biết thì được. Nhưng, bất cứ điều gì ông ta viết và đã Post lên các hệ thống thông tin đại chúng, thì, chẳng những tôi, mà, bất cứ ai đọc thấy ông ta viết chưa đúng, không đúng, sai… Tất cả mọi người đọc được đều có quyền phê phán ông ta. Cụ thể, bài tôi phê bình về cách viết lập lờ của Nguyên Lạc có dính líu gì đến ông? Thế ông vẫn nhảy vào chỉ trích tôi?)
 Thủy Điền: Tôi Đặt Ví vụ   (Thái Quốc Mưu: Hai chữ “Ví VỤ” hoàn toàn vô nghĩa. Đáng lẽ ông phải viết Ví DỤ mới đúng! Vì hai từ Ví Dụ đồng nghĩa với hai chữ Thí Dụ. Than ôi, chỉ hai chữ tầm thường như thế mà một kẻ tự xưng tốt nghiệp Trường Sư Phạm như ông cũng viết sai. Tôi chẳng biết khi ra trường ông dạy cấp nào cho hợp với sự hiểu biết của ông? Thật tội nghiệp cho cái bằng sư phạm của ông!)
Thủy Điền: Nếu, ông Nguyên Lạc không là thầy giáo mà ông xưng mình là thầy giáo thì chính ông là người có tội và đáng trách,   (Thái Quốc Mưu: Tất nhiên! Ông viết chi cho thừa?)   lương tâm ông sẽ bị cắn rức khi ông làm không đúng.   (Thái Quốc Mưu: Hai chữ, Cắn RỨT, nghĩa là làm cho lương tâm mình luôn bị ray rứt, không yên ổn. Thế mà, ông viết “cắn  RỨC”. Thật tình, về chính tả, ông viết sai còn nhiều hơn học sinh bậc Tiểu Học.)
Thủy Điền: Còn như ông là một thầy giáo thật sự, việc đăng tải trên facebook là chuyện bình thường, giống như các nhà thơ, nhà văn từng cộng tác với tôi, trên facebook, họ đều ghi rõ tiều sử của họ từng chi tiếc như cụ giáo viên trường trung học, Đại học v.v... Có ai trách gì họ đâu.   (Thái Quốc Mưu: Thưa ông, viết CỰU mới đúng! Ở đây tôi không nói ông viết sai chính tả, mà nói ông viết cẩu thả)
Những vị ấy viết trong tiểu sử của họ rất chính xác. Ngoài ra, còn có tính cách khiêm nhường. Khiêm nhường ở chỗ: Vì, nếu họ dạy Trung học, Đại học mà họ viết mình là Cựu Giáo Viên. Trong khi, họ là Giáo Sư Trung Học, Giảng Viên, Giảng Sư Đại học. Nếu, những vị ấy tự xưng mình: “TỪNG LÀM THẦY GIÁO” (như Nguyên Lạc viết), mới sai lầm! Trước khi viết đoạn sau đây, tôi thành thật xin lỗi ông. Tôi không không biết ông tốt nghiệp Trường Sư Phạm bằng cách nào, mà ông VIẾT SAI CHÍNH TẢ NHIỀU QUÁ! Hai chữ VẢ LẠI (Vả đấu hỏi) ông viết thành “VÃ lại” (Vã đấu ngã) không có nghĩa gì cả. ta còn hiểu biết về họ thêm. Đó là điều rất qúi trong giới thơ, văn. Như tôi đã phân tích ở phần trên vì đó là cái nghề. Việc ông ghi rõ ràng là muốn cho Độc giả biết là ông vốn xuất thân từ đâu, còn đem khoe khoang với Độc giả hỏi ông được cái gì. Có khoe là khoe những bài thơ, truyện ngắn vừa sáng tác thì nghe còn có lý (Thái Quốc Mưu: Đoạn văn tôi gạch dưới trên đây, ông viết rất lủng củng. Tôi không trả lời).
C- Nói về thời điểm trước tháng 04- 1975
Ông Mưu lập luận có cái đúng, cái sai.
Đúng
Thủy Điền: Ông Định nghĩa tốt hai chữ Giáo chức là bao gồm ngàng Giáo dục   (Thái Quốc Mưu: NGÀNH, ông viết Ngàng không có nghĩa. Tôi chưa thấy ai viết CẨU THẢ như ông)
- Bậc tiểu học, người dạy học được phân cấp là thầy hay cô giáo
- Bậc trung học, người dạy học được phân cấp là Giáo sư
- Bậc Cao đẳng, Đại học được phân cấp là giảng viên. Sai.
Thủy Điền: Bậc Cao Đẳng, Đại học không ai gọi là Giảng sư cả mà người ta thường gọi là Giảng viên như (Giảng viên trường Đại học Vạn Hạnh)   (Thái Quốc Mưu: Sai! Ông không biết, Giảng Viên, Giảng Sư đều là Học Hàm. Giảng sư đứng trên Giảng Viên một bậc. Học Hàm cũng là ngạch trật để hưởng lương. Người ta, gọi những vị GIẢNG SƯ bằng GIẢNG VIÊN, chỉ vì quen miệng. Còn tôi viết, là viết đúng theo Học Hàm của những vị ấy).
Tóm lại, ba bậc nầy khi gặp nhau, trao đổi một vấn đề gì đó người ta xưng hô như sau:
- Từ Giáo viên trước 04-75 không ai dùng cả, (từ nầy chỉ có sau tháng 04 -75 và bao gồm cho tất cả từ Mầm non đến Đại học)   (Thái Quốc Mưu: Sai! Trước 30/4/75 vẫn dùng hai từ GIÁO VIÊN, để chỉ những người dạy ở cấp Tiểu Học. Giáo viên là một ngạch, chỉ cao hơn ngạch Giáo viên Nông Thôn 1 bậc. Nhưng thấp hơn các ngạch khác trong hệ thống ngạch trật của giáo chức ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Những vị dạy từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Nhất gọi là Giáo Sư, bởi ngạch của họ là ngạch Giáo Sư. Nhưng Giáo sư ở bậc nào còn khác nữa! Và, họ hưởng lương theo chỉ số lương theo ngạch của họ.
Sau 30/4/75, “Người ta” đồng hóa tất cả hàng ngũ giáo chức từ Tiểu Học đến hết Trung Học đều BỊ gọi là Giáo Viên”. Họ coi hàng ngũ giáo chức như “cá mè một lứa”).
- Giữa trò và thầy, cô. Học trò gọi là thầy cô
- Giữa Thầy, cô và học trò. Thầy, cô gọi học trò là các em (Bây giờ ở bậc tiểu học thầy cô còn gọi các con cho thêm thân mật).
- Riêng Thầy, cô xưng hô với nhau nơi học đường cũng như ngoài xã hội cũng đều dùng từ thầy cô, không dùng từ nào khác hơn. Đó là cảch xưng hô tôn trọng của người đồng nghiệp.
D- Về phần Thầy, Cô giáo
Thủy Điền:: Ônh   (Thái Quốc Mưu: Ông lại gõ sai chữ ÔNG)   Mưu cho họ rất khiêm cung chưa hẳn. Vì sao?
 “Bởi, thầy cô giáo là hạng trí thức mà hạng trí thức nầy hơn hẳn những hạng trí thức khác, cho nên họ rất tự hào. Mà một khi đã tự hào thì khi tiếp xúc với người khác họ không bao giờ khiêm cung. Và, họ rất hãnh diện với bằng cấp của mình. (Không phải là hoàn toàn, nhưng đa số là thế).   (Thái Quốc Mưu: Ông viết đoạn trên, không minh bạch, khiến bạn đọc dễ hiễu lầm do tôi viết. Nhưng, ông viết quá SAI! Cụ thể:
1)- Không phải tất cả những người trong hàng ngũ Giáo Chức đều là thành phần có trí thức. Trong giới họ, cũng có những người chỉ có Trung Học Đệ Nhất Cấp. Thậm chí, vì nhu cầu công vụ, còn tuyển cả những người chỉ có Tiểu Học đến Đệ Tứ.
2)- Ông cho rằng trí thức của hàng giáo chức hơn hẳn những hạng trí khác. Ông đã SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG. Vì, có những người không đứng trong hàng ngũ giáo chức nhưng trí thức, kiến thức của họ còn cao hơn thành phần giáo chức cả cái đầu đấy ông. Còn khiêm nhường, khiêm cung là bản tính của con người lương thiện, có đạo đức, biết sống cho người ra người (chắc chắn KHÔNG CÓ ÔNG TRONG SỐ ĐÓ). Khác xa với những kẻ với vừa mới tanh tanh (không chừng trong đó có ông) đã tự cao, tự đại, lúc nào cũng cao ngạo ta đây, muốn làm thầy thiên hạ.)
E- Về phần Học vị
Ông Mưu càng lầm lẫn ở danh từ Tiến Sĩ nữa. Lầm lẫn ở chỗ nào:
Thủy Điền: Tiến sĩ là những người thông minh, phát minh ra được những cái gì hay, cái gì mới mà người khác chưa hay không làm được. Dù cái mới ấy nằm ở lĩnh vực nào không cần biết, miễn có ích cho xã hội là người ta đồng ý ngay   (Thái Quốc Mưu: Ông hãy cho mọi người biết, trong nước ta có bao nhiêu Tiến Sĩ. Và, trong hàng ngàn ông Tiến Sĩ đó, có mấy người phát minh “cái gì hay, cái gì mới?”  Bởi thế khi tiếp xúc, trên danh thiếp hay cuối tờ phúc trình nào đó người ta đều ghi học vị trước tên mình.   (Thái Quốc Mưu: Xin lỗi, tôi phải nói thế nầy, ông càng viết, càng để lộ CÁI DỐT CỦA ÔNG CHO MỌI NGƯỜI BIẾT - Tôi nói ông DỐT, chứ không nói ông NGU đâu nhé! Tôi cho ông biết: Hiện nay, trong nước có những nông dân sáng chế ra những máy móc rất hữu ích cho nông nghiệp. Vậy, ông có gọi họ là Tiến Sĩ không? Ông ngô nghê đến mức, không biết Tiến Sĩ là một Học Vị. Ai muốn đạt được Học Vị ấy, phải vượt qua Đại Học và phải trình Luận Án. Còn những ai chưa đạt được Học Vị đó, dù có cả trăm phát minh cũng không thể gọi họ bằng Tiến Sĩ.
Cụ thể như, những người kỳ tài sau đây, dù họ có những phát minh, dù bộ óc của họ đã đứng trên đầu những ông có Học Vị Tiến Sĩ. Nhưng, chẳng ai gọi họ là Tiến Sĩ cả.
Tôi chứng minh cho ông thấy:
1) -“Dù chỉ học hết lớp 7 nhưng anh nông dân Phạm Văn Hát đã sáng chế được 40 loại máy móc nông nghiệp Việt Nam.)
2) - Anh Tạ Đình Huy đã tạo ra những chiếc máy nông nghiệp có 15 chức năng giúp giảm sức người, tăng năng suất lao động.
3) - Anh nông sáng chế robot bán đi 14 nước. Sau thời gian hoàn chỉnh hồ sơ, tháng 8/2019 vừa qua, sản phẩm robot gieo hạt do nông dân Phạm Văn Hát (SN 1972, ngụ thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) đã được đăng ký bản quyền.
4) - Em Vũ Tuấn Thành, học sinh lớp 12G, trường Trung học phổ thông Hoa Lư A, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã có ý tưởng chế tạo mô hình "Máy phun thuốc trừ sâu đa năng."
5) - Ông Vũ Văn Dung (xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình) trở thành tác giả của nhiều loại máy nông nghiệp như máy tời lúa kết hợp với máy bơm, máy cấy không động cơ…
 6) - Và còn rất, rất nhiều người khác nữa đấy ông!)
Thủy Điền: Bằng chứng là ông hay bà Glenbrook Dr. tên đường ông Mưu đang ở, chết rồi mà người ta vẫn còn gọi là Tiến sĩ Glenbook.   (Thái Quốc Mưu: Tôi chưa biết về Tiến Sĩ Glenbrook. Giả sử Glenbrook là một Tiến Sĩ, mọi người gọi ông bằng Tiến Sĩ rất chính xác. Bởi, ông là Tiến Sĩ. Nhưng ông dẫn chứng quá sai! Lạc đề! Tôi nói, Người có học vị Tiến Sĩ, BẢN THÂN HỌ KHÔNG THỂ TỰ XƯNG MÌNH LÀ TIẾN SĨ).
Bao nhiêu đó mọi người thử nghĩ sự thông minh, phát minh ra cái mới nó quang trọng như thế nào đối với một xã hội phát triển trên thế giới.
Thủy Điền: B`ằng   (Thái Quốc Mưu: BẰNG, ông viết “B`ằng”, ĐIỀU NẦY CHỨNG TỎ ÔNG LÀ NGƯỜI VIẾT RẤT CẨU THẢ).
Thủy Điền: Tiến sĩ là một vinh dự là một sự tiến hóa của xã hội,   (Thái Quốc Mưu: Sai! Tiến sĩ CHỈ LÀ VINH DỰ CHO MỘT CÁ NHÂN do SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI mới đúng!)
Thủy Điền: ngoài ra bằng Tiến sĩ không vì ba đồng lương phụ cấp như ông Mưu nghĩ một cách thiển cận đâu.   (Thái Quốc Mưu: Ông BỊA, tôi không viết như thế. Ông viết câu trên đã chứng minh, CHÍNH ÔNG LÀ KẺ THIỂN CẬN).
Xin nói thêm về phần học vị
Thủy Điền: Thường thì ở nước ta trong lĩnh vực học đường, ngoại trừ, trường Mầm non vì không có thầy chỉ có cô thôi nên trò gọi là cô còn bao nhiêu từ Tiểu học đến ̣Đại học, dù người ấy có một ngàn cái bằng cấp gì đi nữa thì học sinh, Sinh viên vẫn gọi ông ấy là thầy.   (Thái Quốc Mưu: Sai! Khi Giáo chức là giới tính NAM. Học sinh, sinh viên mới gọi bằng THẦY. Còn nếu vị giáo chức mang giới tính NỮ, tất cả đều gọi bằng CÔ. CHỈ CÓ THỂ NHỮNG KẺ ĐIÊN NHƯ ÔNG mới gọi NỮ GIÁO CHỨC BẰNG THẦY).
Vì thầy là người giảng dạy, truyền đạt lại những điều hay, lẻ phải những tinh hoa, sáng kiến cho chúng ta. Thế là chữ thầy đã quá cao rồi.
- Thủy Điền: Nhưng riêng ở ngoại quốc lại khác, trò xưng hô với thầy bằng học vị rõ ràng.
Xin ông Mưu đừng nhầm lẫn hai nền Văn hóa giữa người Á đông và người Tây phương nhá.   (Thái Quốc Mưu: Tôi nghĩ câu nầy ông nên dạy chính ông mới phải)
Thưa Ông Mưu
Tôi thì đáng tuổi em, cháu ông, tôi cũng chẳng muốn thế nầy, thế khác đâu. Nhưng tôi muốn nói lên "Tiếng Lòng", nói lên sự hiểu biết giới hạn của mình. Bởi, tôi là người từng sống giữa hai chế độ như ông, không ít thì nhiều tôi cũng từng trải nghiệm, hấp thụ chút ít cái nền Văn hóa ấy.
Thú thật thì giữa tôi và ông Nguyên Lạc lẫn ông chẳng có gì dính giáp cả. Tôi chẳng binh vực hay nâng bốc ai, để nâng người nầy hay hạ người khác, Điều nầy không cho phép người cầm bút làm như thế. Tôi chỉ biết nâng bốc những điều hay, lẻ phải và đạp đổ những sai, trái trong cuộc sống mà thôi. Hầu cho xã hội càng ngày càng được tiến lên từng bước, cho nhân loại được sống trong thanh bình, hạnh phúc. Chứ hàng bao thế kỷ nay con người đã khổ nhiều quá rồi.
Sở dĩ tôi viết những lời nầy là gì tôi là người từng thi đậu vào hai trường một lượt vào năm 1977. Đó là trường Sư phạm Long an và Trường Thủy Lợi 3 Tiền Giang. Nhưng tôi bỏ Sư Phạm và đi học ngành Thủy Lợi, ra trường và đi vượt biên cho đến hôm nay.   (Thái Quốc Mưu: Thấy ông xưng tốt nghiệp SƯ PHẠM LONG AN, khiến tôi khiếp đến run người lên. Tôi RUN VÌ TÔI KHÔNG NGỜ MỘT NGƯỜI TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM MÀ KIẾN THỨC KÉM CỎI NHƯ ÔNG!”)
- Ngày ấy trường Sư Phạm Long an thi 1000 Thí sinh nhưng chỉ lấy  100 Thí sinh mà thôi (Hồ sơ tôi còn lưu tại trường Sư Phạm Long an)
- Còn Thủy Lợi thi 3000 Thí sinh chỉ lấy  300 Thí sinh mà thôi (Hồ sơ tôi còn lưu tại Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp ở Việt Nam)
Thủy Điền: Làm thơ, viết văn, viết báo là một điều rất khó, viết chơi chơi, giải trí trong phạm vi gia đình thì không nói gì. Nhưng khi lên báo, lên mạng ta nên thận trọng và tôn trọng ba triệu người con dân Việt đang sống rãi rác ở nước ngoài và một trăm triệu dân đang hiện diện ở Việt nam.   (Thái Quốc Mưu: Tôi cám ơn ông đã “CHỈ DẠY” mọi người cách viết lách. Nhưng tôi không cần sự hiểu biết thô thiển về văn học, báo chí của ông. Bởi, tôi viết từ năm 1966. Khi ấy, tôi ở trong Ban Biên Tập của hai Bán Nguyện San: Nông Thôn Vùng Dậy, của Tổng Bộ Xây Dựng và Nông Thôn Mới của Bộ Phát Triển. Sau 30/4/75, tôi bị tù cải tạo có 8 năm rưỡi. Tù ra, tôi được sang Mỹ ngày 22-2-92. Tháng 12/95 Tôi ra tờ Nguyệt San, chỉ một  thời gian ngắn trở thành Bán Nguyệt San, Tạp Chí Kiến Thức Phổ Thông Dân Việt khổ giấy đánh máy, với 304 trang. Phát hành 5,000 cuốn mỗi 2 tuần. Vào thời đó, vài người “xấu miệng” họ phịa Dân Việt là tờ báo lớn nhất vùng Đông Nam Hoa Kỳ.
Ngoài tờ báo tôi còn có trang nhà lieutiensinh.org. Đến năm 2014, vì nhiều tuổi, tôi bỏ hết để hưởng nhàn.
Trường hợp có thể, mời ông vào các Link dưới đây xem giải trí:
Và còn nhiều trang khác mà tôi không nhớ.
Ngoài ra, tôi cũng học đòi, nên có 14 tác phẩm văn học. Và viết chung khoảng 60 tác phẩm văn học khác ở Canada, Úc, Hoa kỳ và Việt Nam.
Xin lỗi đã làm phiền ông.)


   
Mời thư giãn với nhạc phẩm THẬT BẤT NGỜ
của MewAmazing, qua tiếng hát Trúc Nhân:
           
*.
Atlanta, 29/12/2019
THÁI QUỐC MƯU
Địa chỉ: 6395 GlenBrook Dr.
             Tucker, GA 30084, USA - Hoa Kỳ.
Email: thaiquocmuu1@aol.com
Điện thoại: 404-747-5025
.


…………………………………………………………………………
- Cập nhật nguyên bản từ Messenger Facebook tác giả gửi: 29.12.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.    

1 nhận xét:

  1. Đọc bài viết này mới biết có một Thủy Điền còn lố bịch, ngu xuẩn và tệ hơn cả Nguyên Lạc. Đời còn lắm kẻ dở hơi như thế này thì những người tử tế sẽ còn gặp nhiều sự quấy phá.

    Trả lờiXóa