(Chân dung ông Nguyên Lạc) |
LẠM BÀN
VỀ ÔNG NGUYÊN LẠC
-
NGƯỜI TỰ XƯNG “LÀM THẦY GIÁO”
*
(Tác giả Thái Quốc Mưu) |
Ông Nguyên Lạc, một tay
hay lập lờ chữ nghĩa. Ngay ba chữ "làm thầy giáo" cũng không ngoài ý
đồ đó.
Thầy
giáo là tiếng để mọi người dùng gọi thành phần giáo chức dạy học từ lớp 1 đến
lớp 5 bậc tiểu học.
Khi
một người dạy học ở bậc Tiểu Học, được ai hỏi làm gì? Họ sẽ trả lời một cách
rất khiêm nhường: "Dạ! thưa tôi làm GIÁO VIÊN”. Không ai trả lời: “Tôi LÀM
THẦY GIÁO”. Vì, tự xưng như thế rất lố bịch.
Thế
thì, tại sao Nguyên Lạc tự xưng y “làm thầy giáo”? Sự lập lờ của Nguyên Lạc ở
chỗ nầy: Ông ta tự xưng mình “làm thầy giáo” để mọi người đọc, nghe, thấy, có
thể họ sẽ nghĩ ông ta từng dạy bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp đến Đệ Nhị Cấp - từ Đệ
Thất đến Đệ Nhất. Hoặc Giảng viên, Giảng Sư bậc Đại Học.
Vì,
theo sự hiểu biết thô thiển của Nguyên Lạc, y nghĩ hễ ai dạy học đều được gọi
là THẦY GIÁO.
Nhưng,
Nguyên Lạc đã lầm to!
Trước
4/75, giới Cô, Thầy trong ngành Giáo Dục, được gọi chung GIÁO CHỨC. Ngoài ra,
chúng ta còn phân chia cách gọi theo một hệ thống nhất định.
-
Bậc Tiểu Học: Cô Giáo, Thầy Giáo.
- Bậc Trung Học. Cô, Thầy
đều gọi như nhau: Giáo Sư.
- Bậc Đại Học, gọi theo
HỌC HÀM: Giảng Viên, Giảng Sư. (Nhưng, Giảng Viên thường nâng lên, gọi chung
Giảng Sư)
Thí
dụ:
Một
vị Thầy, Cô dạy bậc Trung Học, trong khi trò chuyện than mật, có ai hỏi: “Xin
lỗi cô, chú làm gì?”
Tùy
theo đối tượng, họ sẽ trả lời một cách rất khiêm tốn: “Da! Thưa Bác, cháu dạy
học”. Tuyệt đối, họ không hề đáp: “Cháu là Giáo sư” hay “Tôi làm Thầy Giáo”.
Khi
đối tượng muốn tìm hiểu thêm, hỏi: “Thầy dạy trường nào vậy thầy?”. Họ sẽ đáp:
“Thưa Bác, cháu dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho” (hay nơi khác).
Họ
sẽ không trả lời: “Tôi dạy ở trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu” Tại sao? Vì
người hỏi họ thường là dân địa phương, tức nhiên họ biết Trường Nguyễn Đình
Chiểu là Trường Trung Học Công Lập.
Họ
không đáp rõ ràng vì họ không muốn khoa trương. Đấy là ưu điểm của hàng giáo
chức ngày trước! Lễ độ, khiêm cung, nhún nhường!
Còn
người hỏi nghe vị giáo chức ấy đáp rồi. Họ lập tức thay đổi cách xưng hô. Khi
muốn nói chuyện thêm, họ sẽ tỏ thái độ tôn trọng, như: “Thưa Giáo sư…”. “Thưa
Giáo sư…”.
Giới
Thầy, Cô dạy bậc đại học cũng như thế. Ai cần giao tiếp với họ đều gọi họ theo
Học Hàm, như, “Thưa Giảng sư”. Đặc biệt nếu người họ tiếp xúc có Học Hàm Giảng
Viên, trong tiếp xúc, họ “phong ngay Giảng Sư”, chứ không gọi Giảng Viên.
Tuyệt
đối, không ai gọi họ qua Học Vị.
Thí
dụ: Một ông có HỌC HÀM Giảng sư, mà có HỌC VỊ Tiến sĩ. Người ta gọi ông ta bằng
Giảng Sư, chứ không gọi bằng Tiến Sĩ. Bởi, Tiến Sĩ chỉ là Học Vị của ông ta.
Trước
nay, có rất! rất nhiều ông Tiến Sĩ có sự hiểu biết rất thô thiển, khi họ để
trên danh thiếp: “Tiến Sĩ Nguyễn văn Ngu”. Như thế có nghĩa là ông Ngu cố tình
khoe CÁI HỌC VỊ của ông ta. Trong khi chúng ta, đâu ai cần biết cái học vị của
ông ấy làm gì? Chúng ta chỉ muốn biết HỌC HÀM của ông ấy mà thôi. Bởi trong một
xã hội có nền nếp, có tổ chức chặt chẽ, lành mạnh, không mua quan bán chức,…
khi nghe qua HỌC HÀM, mọi người sẽ biết ngay học vị của kẻ ấy.
HỌC
HÀM còn là thứ bậc để hưởng lương căn bản, theo chỉ số lương nhất định. Nếu một
vị có HỌC HÀM Giảng sư mà vị ấy được đề cử giữ một chức vụ khác, như Khoa
Trưởng chẳng hạn, thì vị ấy được hưởng thêm phụ cấp Chức Vụ. Chức danh Khoa
Trưởng là một chức vụ! Trường hợp họ được Sự Vụ Lệnh chỉ định đi công tác nơi
đâu. Họ sẽ được hưởng thêm TIỀN CÔNG TÁC PHÍ, tính từng ngày.
Tất
cả, những người dạy học từ cấp thấp nhất đến bậc cao nhất được gọi chung là
GIÁO CHỨC. Nhưng, như trên đã dẫn, mỗi bậc đều có cách gọi khác nhau.
Ông
Nguyên Lạc, không hiểu được điều đó mới tự xưng mình “LÀM THẦY GIÁO”. Mục đích
là ông ta CỐ TÌNH LẬP LỜ, để ai không biết có thể nghĩ ông ta từng dạy từ Bậc
Trung Học và Đại Học. Vì, ông ta nghĩ tất cả mọi người dạy trong ngành giáo dục
đều là THẦY GIÁO. Sai! TẤT CẢ HỌ ĐỀU LÀ GIÁO CHỨC.
Trong
ba bậc Tiểu – Trung – Đại học, người dạy bậc tiểu học có học vị, ngạch trật,
kém nhất. Thường điều kiện tuyển chọn chỉ cần có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp.
Đôi khi vì nhu cầu, có thể tuyển lớp Đệ Tứ, còn vùng xa xôi, nhất là vùng có
nhiều sắc tộc thiểu số, có thể tuyển thành phần có Tiểu Học.
Ngạch
thấp nhất của giáo chức bậc Tiểu Học, là: “Giáo Viên Nông Thôn”. Họ có số lương
khiêm tốn, nên ưu tiên cho người tại địa phương có nhu cầu.
Ngược
lại, với số lương ít ỏi, nên họ có những “ưu đãi bất thành văn”, ra đường ai
cũng “Chào Thầy Giáo!, Chào Cô Giáo!”. Ngoài ra, người dân nông thôn nơi ở địa
phương đó, khi có cưới hỏi, giỗ chạp đều trân trọng mời họ đến dự. Và thường
mời họ ngồi vào vị trí cao quý nhất.
Sau cùng, quen thói lập
lờ, tại Mục Giới Thiệu trên FaceBook của mình, ông Nguyên Lạc cũng giở trò lập
lờ quen thói.
Ngoài
ra, Nguyên Lạc còn "khai man", như sau:
•
Từng làm High School Teacher tại THTT Việt Hoa KHẢI TRÍ
• Từng làm High School
Teacher tại THTT Tân Văn
• Từng học tại Can Tho
University
• Đã học tại Hoang Dieu,
Soc Trang.
Thưa
ông Nguyên Lạc, tôi khẳng định ông Viết PHịA trong phần giới thiệu trên
Facebook. Trường hợp, ông phủ nhận. Xin ông cứ thẳng thắn trả lời tôi. Chào ông!
-------------
MỜI
NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
Mời thư giãn với nhạc phẩm ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
của Trịnh Công Sơn, qua tiếng hát Khánh Ly:
*.
Atlanta, 26/12/2019
THÁI QUỐC MƯU
Địa chỉ:
6395 GlenBrook Dr.
Tucker, GA 30084, USA - Hoa Kỳ.
Email: thaiquocmuu1@aol.com
Điện thoại: 404-747-5025
.
:
…………………………………………………………………………
- Cập nhật nguyên bản từ Messenger Facebook tác giả gửi: 26.12.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét