(Nhà thơ Trần Vấn Lệ, ngoài cùng bìa trái) |
NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN
- THƠ TRẦN VẤN LỆ
*
(Tác giả Đặng Xuân Xuyến) |
“Như một bài tập làm văn” là bài thơ sáng
tác gần đây của nhà thơ Trần Vấn Lệ.
Thơ 5 chữ, cuốn hút người đọc ngay từ những câu thơ đầu:
"Gió không chừa ngọn cỏ
Mưa không chừa lá nào"
Tả thực mà tinh tế, nhiều gợi cảm. Chữ không thừa không thiếu, vừa đủ để
người đọc “cảm thấy”, "nhìn thấy" trận mưa quét rát rạt đang diễn ra
trước mắt.
Câu: "Mưa gió
rung rinh rào" làm nặng thêm sức lạnh của gió mưa, khiến người đọc gai
người rùng mình với cảm giác cô đơn trước khung cảnh hoang vắng, lạnh lẽo của
chiều mưa gió.
Câu: "Hoa đào
còn, rụng hết..." ngắt thành nhịp 3/2 với dấu chấm lửng ở cuối câu
khiến dư âm buồn của trận mưa quét đã tàn phá cảnh vật thêm u ám, xót xa.
Không gian và thời gian càng lạnh lẽo và hoang vắng khi
nhà thơ đặt "Người đưa thư, một mình"
giữa "Rộng mênh mông phố xá",
nhất là cách ngắt câu ở "Người đưa
thư, một mình" thành 2 vế để
tăng thêm sự cô tịch và đẩy sự hoang vắng lạnh lẽo của phố xá chiều mưa nhuốm
thêm u buồn sang nỗi lòng của người thơ.
Từ "làm"
cố ý lặp lại ở câu: "Làm việc và làm
thinh" chủ ý để nhấn mạnh hình ảnh lẻ loi nhưng cần mẫn và trách nhiệm
với công việc trong suy nghĩ, hành động của người đưa thư.
"Cái bóng hình”
người đưa thư “quen thuộc!" được
Trần Vấn Lệ vẽ tiếp bằng những câu chữ bình dị, đời thường mà thật ấn tượng:
"Ông vẫn đi từng bước
Dừng lại trước từng nhà
Cái hộp thư mở ra
Cái hộp thư khép lại..."
Tôi bị những câu thơ này ám ảnh.
Hình ảnh người đưa thư cần mẫn, lặp lại đều đều những
hành động đơn điệu, tẻ nhạt nhưng cần mẫn, chỉn chu như một lịch trình sắp đặt
sẵn được nhà thơ quan sát kỳ thú và kĩ lưỡng đến từng chi tiết. Hai câu: "Cái hộp thư mở ra / Cái hộp thư khép lại..."
thật ám ảnh những nỗi niềm về cõi người, phận người.
Rồi nhà thơ chạnh buồn, hẫng hụt:
"Mai, Chúa Nhật thì phải?
Sẽ không được thấy ông!
Phố xá đã mênh mông
Sẽ mênh mông thêm chút..."
Cặp từ "mênh
mông" được sử dụng như điệp từ, lặp lại ở câu 3 và câu 4 của khổ thơ
đẩy nỗi buồn thêm se sắt.
Nhịp thơ dàn trải, trầm buồn bỗng vướng chút loạn nhịp,
tiết tấu thay đổi, với những hình ảnh khá đắt: "Mưa như cầm
bình trút / Gió vẫn như lá cờ” khi dùng để ám dụ trận "cuồng
phong" đang "nổi loạn" trong lòng thi sĩ:
"Mưa như cầm bình trút
Gió vẫn như lá cờ
Mưa gió và gió mưa
Cách ly đời ly cách..."
Đến đây người đọc mới vỡ lẽ nhà thơ bị "cầm tù"
trong bốn bức tường bởi dịch virus Vũ Hán nên ông khao khát được “tự do”. Sự
đảo từ "mưa gió" thành
"gió mưa", "cách ly" thành "ly cách" ở ngay trong câu 3 và câu
4 của khổ thơ được sử dụng như một thủ pháp để diễn tả tâm trạng bức bối, tù
túng, khao khát được tự do không chỉ của riêng nhà thơ Trần Vấn Lệ trong những
ngày “cách ly xã hội” phòng chống virus Vũ Hán.
Nếu ở những khổ thơ trước là tâm trạng u buồn do ngoại
cảnh (dịch virus Vũ Hán) tác động tới (cách ly xã hội) thì ở những khổ thơ cuối
bài là tâm trạng u uẩn, đằm sâu trong trái tim người xa xứ. Hình ảnh người đưa
thư lặp đi lặp lại suốt bài thơ như những thước phim quay chậm sự đơn độc nhưng
cần mẫn, chỉn chu với công việc của người trung chuyển, để giữ sự bình yên, ấm
êm cho xã hội.
Hình ảnh ấy khiến người con xa xứ nghẹn lòng khi nghĩ tới
những lo toan, vật lộn tìm kiếm kế mưu sinh của những người thân nơi đất Mẹ Việt Nam
giữa đại dịch virus Vũ Hán. Nhà thơ thốt lên:
Tôi nhớ quá Việt Nam
Mẹ Cha cõng mưa nắng...
Rồi kết thúc bài thơ ở kết mở, ai nghĩ sao thì tùy:
Cho tôi được im lặng
khi nghĩ về Quê Hương!
Tôi không thích cái kết của bài thơ như thế! Bởi yêu Quê
Hương ai lại chọn giải pháp im lặng? Bất kỳ lý do nào, hoàn cảnh nào thì tôi
nghĩ giải pháp: "Cho tôi được im
lặng / khi nghĩ về Quê Hương" vẫn thuộc tâm thế của người có tình yêu
Quê Hương chưa đủ lớn để vượt qua những trở ngại của phép tính giữ mình.
Nhưng đấy là quan điểm của tôi, theo góc nhìn của một bạn
đọc. Còn kết thúc bài thơ thế nào? Ý tứ ra sao là quyền của nhà thơ Trần Vấn
Lệ.
Với tôi, "Như một bài tập làm văn" là bài
thơ nhiều cảm xúc, nhiều ám ảnh!
--------------
NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN
Gió không chừa ngọn cỏ
Mưa không chừa lá nào
Mưa gió rung rinh rào
Hoa đào còn, rụng hết...
Mưa không chừa lá nào
Mưa gió rung rinh rào
Hoa đào còn, rụng hết...
Không thể nói là ghét
Không thể nói là thương
Không Địa Ngục, Thiên Đường
Im lặng. Buồn khôn tả!
Không thể nói là thương
Không Địa Ngục, Thiên Đường
Im lặng. Buồn khôn tả!
Rộng mênh mông phố xá
Người đưa thư, một mình
Làm việc và làm thinh
Cái bóng hình quen thuộc!
Người đưa thư, một mình
Làm việc và làm thinh
Cái bóng hình quen thuộc!
Ông vẫn đi từng bước
Dừng lại trước từng nhà
Cái hộp thư mở ra
Cái hộp thư khép lại...
Dừng lại trước từng nhà
Cái hộp thư mở ra
Cái hộp thư khép lại...
Mai, Chúa Nhật thì phải?
Sẽ không được thấy ông!
Phố xá đã mênh mông
Sẽ mênh mông thêm chút...
Sẽ không được thấy ông!
Phố xá đã mênh mông
Sẽ mênh mông thêm chút...
Mưa như cầm bình trút
Gió vẫn như lá cờ
Mưa gió và gió mưa
Cách ly đời ly cách...
Gió vẫn như lá cờ
Mưa gió và gió mưa
Cách ly đời ly cách...
Người đưa thư che mặt
Cái khẩu trang đẫm mưa
Ông không thấy bơ vơ
Bạn ông là công việc!
Cái khẩu trang đẫm mưa
Ông không thấy bơ vơ
Bạn ông là công việc!
Tôi từng thấy xứ tuyết
Người đưa thư đi làm!
Tôi nhớ quá Việt Nam
Mẹ Cha cõng mưa nắng...
Người đưa thư đi làm!
Tôi nhớ quá Việt Nam
Mẹ Cha cõng mưa nắng...
Cho tôi được im lặng
khi nghĩ về Quê Hương!
khi nghĩ về Quê Hương!
*.
TRẦN VẤN LỆ
Mời thư giãn với nhạc phẩm VỀ QUÊ
của Phó Đức Phương, qua tiếng hát Minh Phương:
*.
Hà Nội, 19g45 ngày 10-07-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
.....................................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Copy bài tại trang: https://tienglongnguoixaque.blogspot.com/
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Bình rất kỹ, câu chữ bình dị, dễ hiểu, rất tốt cho việc tham khảo.
Trả lờiXóaThơ hay, đầy nhạc. Người bình thổi hồn vào nhạc cho thơ bay xa
Trả lờiXóa