ĐỌC ‘TRẦM
KHÚC MÙA THU’
THƠ TRẦN THỊ
CỔ TÍCH
*
TRẦM KHÚC MÙA THU
dẫu chỉ một phần
trăm hy vọng
anh vẫn gởi em lời
tỏ tình mạo hiểm
không hề gạn lọc
chuốt trau ngôn ngữ đẹp đẽ
xây xẩm quay cuồng
anh bối rối lời thơ
làm sao đây khi em
đã ném đi
chiếc chìa khóa mùa
xuân
trong một ngày trái
tim không còn nguyên vẹn
những mãnh vỡ niềm
tin băm nát linh hồn
trả lời thế nào đây
bóng tối thời gian dần khép
ta còn gì cho nhau
ngoài xưa cũ não nề
hai mãnh đời chập
chờn màu hư ảo
chữ yêu thương sao
có thể nguyên hình
đừng trách chi lời
chối từ nghiệt ngã
đã dừng lại trong
em từ lâu những nốt nhạc tình
ở xa kia anh núi
cao chơ vơ chiều sương khói
xin cúi chào người
muộn mất rồi
.em.bóng nhỏ đường
mưa.
Trong thơ Em bước
xuống cuộc đời
*.
TRẦN THỊ CỔ TÍCH
Nhà
thơ Trầm Thị Cổ Tích là bạn facebook mà chúng tôi khộng nhớ kết bạn khi nào, và
thật tình hầu như không giao lưu nhau. Cho đến khi tôi nhắn tin xin khéo bằng
cách hỏi mua tập thơ “Trầm Khúc Mùa Thu” thì tác gỉả gởi tặng.
Cầm tập thơ trên tay, đọc lướt qua nhũng phần chính, thật tình tôi có sự khâm
phục, khâm phục vì thấy có nhiều cây bút thượng thừa như Luân Hoán, Lê Mai
Lĩnh, Cao Thoại Châu, Nguyên Bình… viết cho tác giả. Khâm phục chưa phải là cảm
phục, vì tôi phải đọc hết thơ tác giả
mới biết mình cảm phục hay không. Thế nhưng. khi đọc bài thơ mà Trầm Thị Cổ
Tích lấy đầu đề bài thơ làm tựa đề cho cả tập thơ của mình thì tôi cảm thấy “Con
Ma Bắt Viết” trong tâm hồn tôi thức dậy hành tôi, buộc tôi phải viết gì đó cho
bài thơ, và tôi viết ngay bây giờ.
Bài
thơ “Trầm Khúc Mùa Thu” đã
được nhà thơ Cao Thoại Châu nhận xét một câu rất chính đáng ở cuối bài viết
thay lời tựa của ông:
“Cửa đóng, chiếc chìa khóa đã bị chủ nhà
quăng đi mất! Thật thú vị là, chiếc chìa khóa trở thành biểu tượng lảng mạn của
sự tìm kiếm! Trần thị Cổ Tích thú vị ở chổ này đây”.
Nhà thơ Luân Hoán thì viết về chủ nhân của “Trầm Khúc Mùa Thu” như sau: “Quảng Ngải xưa Quảng Ngải giờ/ tài hoa vẫn
đượm ngọt ngào cỏ hoa/ những dòng thơ thật thiết tha/mừng cô em gái nâng tà áo
hương/Cổ tích ngay giữa đời thường/ là giá trị khó đo lường ba hoa/kẹo gương
đường phổi mạch nha/ngọt thơm hơi thở đậm đã tình thơ”
Nhà
thơ Lê Mai Lĩnh, tôi biết là một người không sợ quyền lực, thích nói ngay nói
thẳng và không nói lấy lòng bao giờ đã viết trong bài viết “Tác giả Trầm Khúc Mùa Thu, thánh nữ rắc muối
vào thơ” những lời như sau: “Trầm
Khúc Mùa Thu hay nhạc trầm trầm, nghĩa là không bay bổng, mà là thầm thì lời nỉ
non, tình tự của lứa đôi” “Cũng có
thể gọi Trầm Khúc Mùa thu là một bàn nhậu hay mâm cổ văn chương. Tôi cũng nói
rằng những ai không tham dự mâm cổ nầy là một thiệt thồi lớn”.
Bây
giờ mời quý vị đi vào khổ đầu của bài thơ “Trầm Khúc Mùa Thu”:
“dẫu chỉ một phần trăm hy vọng
anh vẫn gởi em lời tỏ tình mạo hiểm
không hề gạn lọc chuốt trau ngôn ngữ đẹp đẽ
xây xẩm quay cuồng anh bối rối lời thơ”
Khổ
thơ vào đề cho ta thấy chàng trai đã chín muồi yêu. Dẫu chỉ với một phần trăm hy vọng chàng vẫn gởi cho nàng lời tỏ
tình bằng một bài thơ. Bài thơ của chàng
chắc chắn không hay vì “không hề
gạn lọc chuốt trau ngôn ngữ”. Thi nhân khi sáng tác phải gạn lọc chuốt trau
ngôn ngữ mà chưa chắc có thơ hay. Vậy mà chàng trai gởi thơ tình không gạn lọc
chuốt trau ngôn ngữ thì đúng là một chàng trai vừa ngố vừa liều. Quả chàng rất
liều vì tỏ tình với 99/100 không hy vọng.
Muốn
hiểu khổ thơ nầy ta hãy đọc 4 câu thơ trong bài thơ “Tình Thứ Nhất” của Xuân Diệu:
“Anh
chỉ có một tình yêu thứ nhất
Đem cho em kèm theo một lá thư
Em không lấy thì tình anh đã mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.”
(Tình thứ Nhất –Xuân Diệu)
Xuân
Diệu không nói rõ như chàng trai trong “Trầm
Khúc Mùa Thu” nhưng chắc chắn tâm trạng hai người giống nhau, bởi họ
quá yêu, yêu đến nỗi nhu cầu tỏ tình là cấp bách, nếu không nói được thì con
tim họ nổ tung. Có lẽ chàng trai trong “Trầm
Khúc Mùa Thu” cũng quan niệm tình yêu như Xuân Diệu “Yêu là chết trong lòng một ít/ Vì mấy khi
yêu mà chắc được yêu/ Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu/ Người ta phụ,
hoặc thờ ơ chẳng biết” vì vậy họ sẵn sàng nhận thất bại khi trao lá thơ tỏ
tình, bởi tình yêu đơn phương của họ đã lên đến đỉnh điểm, thà cho để mất “không lấy lại bao giờ” còn hơn ấp ủ mãi
trong con tim khờ dại.
Rồi
thì hãy xem kết quả tình yêu “Đem cho em
kèm theo một lá thư” sẽ ra sao:
làm sao đây khi em đã ném đi
chiếc chìa khóa mùa xuân
trong một ngày trái tim không còn nguyên vẹn
những mãnh vỡ niềm tin băm nát linh hồn
Ô
hô! Số phận lá thư của “Trầm Khúc Mùa
Thu” không khác chi lá thư trong “Tình Thứ Nhất” của Xuân Diệu: “Em xé như lòng non cùng giấy mới/ Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê”.
Chàng trai trong “Trầm Khúc Mùa Thu”
khóc cho trái tim tan nát, niềm tin đổ vỡ băm nát linh hồn thì Xuân Diệu cũng
khóc có khác chi đâu:
“Thôi thôi nhé, hoa đã sầu dưới đất
Cười trên cành sao được nữa em ơi
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất/
Đem cho em đã mất đi rồi!”
(Tình Thứ Nhất –Xuân Diệu)
Đau
xót thay một tình yêu đắm say đem trao không được nhận. Chàng trai trong “Trầm Khúc Mùa Thu” trầm mình trong
bóng tối thời gian để ca một bài ca trầm khúc mùa thu suốt cả một đời:
trả lời thế nào đây bóng tối thời gian dần
khép
ta còn gì cho nhau ngoài xưa cũ não nề
hai mãnh đời chập chờn màu hư ảo
chữ yêu thương sao có thể nguyên hình
Thế
nhưng, trong khổ thơ cuối cùng, chàng trai dẫu
chấp nhận tình đã mất, tình đã cho không lấy lại với tất cả sự vị tha
của một khối tình như núi lờn, chàng vẫn đau xót khi thốt lên tiếng kêu tuyệt
vọng “muộn mất rồi/Em bóng nhỏ đường mưa”:
đừng trách chi lời chối từ nghiệt ngã
đã dừng lại trong em từ lâu những nốt nhạc
tình
ở xa kia anh núi cao chơ vơ chiều sương khói
xin cúi chào người
muộn mất rồi
.em.bóng nhỏ đường mưa.
Đọc
câu thơ “ở xa kia anh núi cao chơ vơ
chiều sương khói” ta nhớ đến mấy câu thơ trong “Thề Non Nước” của Tản Đà: “Nước
đi đi mãi không về cùng non/ Nhớ lời hẹn nước thề non/ Nước đi đi mãi non còn
trông theo”. Hình ảnh “non còn trông theo” trong thơ Tản Đà không khác chi
câu thơ “anh núi cao chơ vơ chiều sương
khói” của Trầm Khúc Mùa Thu. Tình yêu của họ cao như ngọn núi và một đời
của họ đứng nhìn theo bóng người yêu xa
rời như “em bóng nhỏ đường mưa” mỗi
lúc một mờ đi và mất hẳn.
Tôi
rất thích nhận định của nhà thơ Cao Thoại Châu và nhà thơ Lê Mai Lĩnh về bài
thơ “Trầm Khúc Mùa Thu” nầy.
Con tim của người nữ trong thơ như một căn
phòng đã đóng kín, chiếc chìa khóa đã vất đi, tình yêu trong thơ không
có gì đáng nói vì không lâm ly ủy mị chút nào. Thế nhưng nhà thơ Trần Thị Cổ
Tích đã tìm kiếm chữ nghĩa, nói như nhà thơ Lê mai Lĩnh là “Thánh nữ rắc muối vào thơ” để “Chiếc chía khóa trở thành biểu tượng lảng
mạn”, và với tôi bài thơ thật là lảng mạn ./.
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài phê bình,
cảm nhận thơ0
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân
Xuyến đọc bài thơ :
*.
CHÂU THẠCH (Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày
19 tháng 05-2022.
- Ảnh dùng
minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét