NGÀY
BÉ ĐỌC CA DAO
Có hai
bài ca dao dài hơn bốn câu tôi thuộc lòng từ bé. Một là bài Trâu Ơi. Còn bài
thứ hai ngày nay thấy trên mạng người ta đặt cho cái nhan đề: Lấy Chồng Sớm:
Lấy chồng từ thuở mười lăm,
Chồng chê tôi bé không nằm cùng tôi.
Đến khi mười tám đôi mươi,
Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường.
Một rằng thương, hai rằng thương,
Có bốn chân giường gãy một còn ba.
Ai về nhắn với mẹ cha,
Chồng tôi nay đã giao hoà cùng tôi.
Tôi
được đọc bài ca dao trên lần đầu tiên vào năm học lớp năm, lớp cuối cùng của
bậc tiểu học, trong một dịp tình cờ. Đối diện nhà tôi ở quê là nhà của một
người bà con trong họ. Một buổi chiều tôi sang đó chơi. Cả nhà đi vắng, chỉ có
cô con gái út tên M. đang ngồi học bài nơi gian giữa. Cô này chỉ lớn hơn tôi
một tuổi đang học lớp sáu. Nhưng theo vai vế trong họ tôi phải kêu bằng “bà
cô”. Thấy trên tấm phảng có cuốn sách dày cộp (nếu tôi nhớ không lầm đó là cuốn
“Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”
thì phải,) tôi liền mở ra đọc cọp. Cái bài tôi đọc được bữa ấy chính là bài ca
dao nói trên. Ngày nay thấy người ta đề tựa là “Lấy chồng sớm” hoặc “Lấy
chồng từ thuở mười lăm”. Nhưng lúc đó những bài ca dao tôi thấy trong
sách đều không có nhan đề. Đọc xong tôi hỏi ‘bà cô’:
-
Cô đọc bài này chưa?
-
Bài nào?
Tôi
đọc to cả bài một lần. Nghe xong, bà cô liền “xĩ” một tiếng và phán:
-
Đọc chi cái bài tào lao đó!
Cho
dù chẳng hiểu hết nội dung ý từ bài thơ, nhưng tôi hồi nhỏ không thích mấy đứa
con gái tỏ ra khôn hơn mình cho dù là bà cô cũng vậy, nên cãi:
-
Hay mà! ... Nhưng có chỗ tui không hiểu!
-
Không hiểu chỗ nào?
Tôi
đọc lại cái chỗ không hiểu cho bà cô trẻ nghe:
-
Một rằng thương, hai rằng thương,
Có
bốn chân giường gãy một còn ba.
Lạ
quá! ... Sao nói thương mà lại gãy cả chân giường? ... Tui không hiểu!
Bà
cô đỏ cả mặt, giật cuốn sách trong tay tôi đang cầm và đuổi tôi về:
-
Thôi, về đi cho tao học bài!
Tôi
ra về mà bụng còn thắc mắc mãi về cái câu thơ chết tiệt trên! Tôi nghĩ chắc có
lẽ là do cái giường ọp ẹp nên không đủ sức chứa trọng lượng của hai người cùng
năm lên chứ gì? Hoặc giả cái chốt tre lâu ngày teo lại, còn cái lỗ mộng rộng
thêm ra nên bị lỏng cũng nên? Nghĩ như vậy tôi cho là đúng nên không còn thắc
mắc gì nữa.
Năm
học lớp chín, mấy đứa bạn của tôi không biết cũng đã đọc được ở đâu bài ca dao
trên (vì sách Trích giảng văn học không có dạy), rồi đem ra bàn tán. Lúc này,
bọn tôi đều lớn tồng ngồng rồi, mười sáu mười bảy tuổi cả nên cũng biết đôi
chút về chuyện gái trai. Một đứa nói:
-
Cái anh chồng này cũng vũ phu gớm!
-
Sao lại nói thế?
-
Cô vợ nằm dưới đất, chồng không bế lên giường lại “lôi” lên mà không vũ phu à?
-
Nhưng nhỡ cô vợ béo tốt còn anh chồng ốm yếu thì sao?
-
Mầy đần vừa thôi! ... Có bốn chân giường làm cho gãy một còn ba mà ốm yếu à?
Cả
bọn cười ồ tán thưởng!
Khi
đã có vợ rồi, một hôm ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ tôi chợt nhớ đến bài ca dao trên,
đọc lẩm nhẩm cho vui, tôi mới chợt phát hiện một điều quan trọng thú vị.
Ai về nhắn với mẹ cha,
Chồng tôi nay đã giao hoà cùng tôi.
A,
thì ra chị này cũng đáo để thật! Mới mười lăm mười bảy tuổi đầu anh chồng không
ngó ngàng gì đến đã phật lòng về nhà méc với cha mẹ rồi! Thế thì mười chín đôi
mươi được chồng thương không gãy chân giường mới lạ! Tuy anh chồng có hơi vũ
phu chút đỉnh nhưng giọng điệu của chị không hề trách cứ giận hờn mà còn sung
sướng khoái trá khi được “giao hòa” nữa nghen. Ai dám bảo phụ nữ ngày xưa là
thiếu lửa trong chuyện vợ chồng?
Tôi
ngẫm nghĩ mãi cái chữ "nhắn" trong câu áp chót, nó mới hay
làm sao!. Người đọc có thể nhận ra rằng chị này đã "ăn quen bén
mùi" rồi nên chẳng đành lòng xa anh chồng vài hôm để về nhà mẹ!
Tôi
đọc bài ca dao trên nhiều lần, mỗi lần lại chỉ hiểu tí chút. Quả thật người xưa
làm ca dao rất tuyệt vời. Tôi dám chắc rằng thời xưa dân ta không hề biết thủ
pháp “Show do not tell” nhưng nhiều bài ca dao đã thể hiện tài tình kỹ thuật
này. Bài Lấy Chồng Sớm là một
điển hình. Toàn bài không nói đến mây mưa, ân ái, nụ hôn cháy bỏng, vòng tay
siết chặt... không cần từ ngữ tục tiũ gì ráo, nhưng đọc xong ai cũng hiểu được
chuyện gối chăn của cặp vợ chồng này nồng nàn, lên đỉnh như thế nào! Ngày nay
có một số người đi rao giảng thi pháp “Show do not tell” (*) nhưng tôi đọc thơ
họ chỉ thấy toàn “Tell and tell.” Thật ra làm thơ không quan trọng ở chỗ dùng
thủ pháp nào, miễn sao nó chuyên chở được ý nghĩa và cảm xúc đến với người đọc
là ok. Thuyền nan hay ca-nô đều độ được người qua sông, cốt yếu chúng không
chết máy hoặc gãy chèo giữa dòng.
----------
(*): “Show, don't tell” là
một thủ pháp thường được dùng trong văn học và điện ảnh mà cốt lõi
là: Thay vì kể suông đặc tính của một sự vật/sự việc bằng các tính từ hoặc
trạng từ thì hãy miêu tả để người đọc/ người xem hình dung ra được đặc tính đó
như đang thấy bằng chính đôi mắt mình
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Khề Khà
Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CU TỐ LÀNG
TÔI của Đặng Xuân Xuyến:
*.
London
ngày 4/9/2022
TRẦN
ĐỨC PHỔ (Tú Điếc)
Địa chỉ: 819 KLEINBURG DR
London,
Canada
Email: ducphot946@gmail.com
.............................................................................................................
-
Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày 05.09.2022.
-
Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Tôi vào được và vẫn comment bình thường đây
Trả lờiXóaThưa anh!
XóaLà facebook chặn không cho truy cập từ facebook vào blog Trang Đặng Xuân Xuyến, còn nếu truy cập từ google hoặc từ trang blog khác hay trang web khác thì truy cập vào blog Trang Đặng Xuân Xuyến vẫn bình thường anh ạ!
Cám ơn anh đã ghé thăm trang!
Chúc anh và gia đình luôn may mắn và bình an!