VÀI LỜI VỀ ‘NHÀ KHOA HỌC’ PHẠM XUÂN NGUYÊN - Tác giả: Đông La (Hải Dương)

Leave a Comment

 

VÀI LỜI VỀ ‘NHÀ KHOA HỌC’

PHẠM XUÂN NGUYÊN

*

(Tác giả Đông La)

Phạm Xuân Nguyên là người liên quan mật thiết đến một số chuyện tôi viết gần đây, từng là một trưởng phòng ở Viện Văn học của Viện trưởng Nguyễn Đăng Điệp, là người giúp đỡ và bênh vực luận văn Nhã Thuyên, là một đồ đệ luôn trung thành với Nguyên Ngọc trong cuộc “cách mạng” đổi mới văn chương, trong đó có việc dựng lên ngọn cờ Nguyễn Huy Thiệp, và như trong một bài gần đây tôi có viết: “Có nhiều tác giả đã viết bài hoặc comment trên các báo điện tử và trang cá nhân tố cáo Nguyễn Đăng Điệp đạo văn, trong đó có Nhà Lý luận Phê bình Nguyễn Văn Lưu (với nickname Giang Chu), Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Văn học. Nguyễn Văn Lưu chính là người lớp đầu tiên phê phán cái luận văn của cô Nhã Thuyên mà Nguyễn Đăng Điệp cho điểm 10 và ông đã bị Phạm Xuân Nguyên trong nhóm ủng hộ Nhã Thuyên gọi là “phê bình chỉ điểm””.

Anh Nguyễn Văn Lưu đã “còm” tiếp: “Họ vu cho Nguyễn Văn Lưu đủ thứ phản khoa học, chỉ gần đây, ý kiến của Phó Giáo sư, Nhà văn Hữu Đạt - Khoa Ngữ văn Đại học Quốc Gia - mới nói thẳng ra việc loại bỏ Luận văn của Nhã Thuyên là hoàn toàn đúng, có cơ sở khoa học”.

Vậy hôm nay tôi nhắc lại chút mấy ý đã viết liên quan đến cái thứ khoa học ngu xuẩn và lưu manh của bọn bênh vực Nhã Thuyên như Nguyễn Đăng Điệp, Văn Giá, và chủ yếu là thằng Phạm Xuân Nguyên.

Khoa học theo tiếng Anh là “Science” xuất phát từ tiếng Latinh là “scientia”, có nghĩa là "tri thức", là một quá trình nghiên cứu có hệ thống đưa ra những kiến thức giải thích và dự đoán, có thể kiểm chứng được về những quy luật của vũ trụ. Như vậy khái niệm khoa học (Science) đồng nghĩa với khoa học tự nhiên, mà trong suốt chiều dài lịch sử của sự phát triển, có ba ngành Vật lý, Hoá học và Sinh học được coi là cơ bản nhất. Tôi có thể tự hào là mình được học ngành Hoá, một trong ba ngành khoa học cơ bản nhất. Còn Toán học rất quan trọng, là cơ sở tính toán của khoa học nhưng không có thí nghiệm nên được gọi là Formal science (dịch là khoa học thuần tuý, khoa học hình thức).

Còn Khoa học xã hội nghiên cứu con người và xã hội, được thành lập vào thế kỷ 19. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp tương tự các khoa học tự nhiên làm công cụ để nghiên cứu các lĩnh vực trong xã hội, vì vậy gọi “khoa học xã hội” là gọi cho tiện chứ theo đúng bản chất phải gọi là “nghiên cứu xã hội có tính khoa học” thì đúng hơn. Ở Việt Nam, dường như có một sự mặc cảm sợ chuyên môn của mình không được khoa học cho lắm, nên người ta thường cố gắn từ khoa học vào danh xưng, vào lĩnh vực nghiên cứu của mình, dẫn đến truyền thông lạm phát từ khoa học, như Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tiến sĩ khoa học này tiến sĩ khoa học kia v.v…

*

Nhớ lại chuyện cô Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) làm luận văn thạc sĩ ca ngợi thơ của nhóm Mở miệng, một loại thơ mất dạy, tục tĩu và nổi loạn. Luận văn đã được Phạm Xuân Nguyên giúp đỡ, và được mấy “thằng” giám khảo là Nguyễn Đăng Điệp, Văn Giá, Chu Văn Sơn, v.v… cho điểm 10. Khi anh Nguyễn Văn Lưu phê phán cái luận văn đã bị “Nhà khoa học” Phạm Xuân Nguyên gọi là “phê bình chỉ điểm” và lớn tiếng dạy dỗ dư luận là cần phải đọc luận văn Nhã Thuyên trên cơ sở khoa học mới thấy giá trị của nó. Tôi đã lên tiếng gọi “nhà khoa học” Phạm Xuân Nguyên là “thằng mù tri thức, thằng lưu manh”.

Phạm Xuân Nguyên là một đảng viên, nguyên là trưởng phòng ở Viện Văn học của Nguyễn Đăng Điệp, tức là một cán bộ đảng viên thuộc thể chế nhưng luôn trên tuyến đầu chống phá thể chế. Tuy chống phá vậy, có chuyện buồn cười là, Phạm Xuân Nguyên luôn được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội. Chỉ khi “Trong cuộc họp, nhà thơ Bằng Việt công bố văn bản của Sở Nội vụ Hà Nội thông báo ông Phạm Xuân Nguyên không được tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội khóa sắp tới”, Phạm Xuân Nguyên mới từ chức. Trên trang http://www.sandinhblog.com/ có bài "TÊN KHỐN NẠN PHẠM XUÂN NGUYÊN ĐÃ TỪ CHỨC CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI" viết: 

Mặc dù ngụy biện rằng “Vì sự bất đồng sâu sắc trong Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội, với trách nhiệm của một người đứng đầu Hội trước toàn thể hội viên, với danh dự cá nhân của một người làm văn học, tôi đã tuyên bố từ chức". Tuy nhiên, Phạm Xuân Nguyên đã cố lờ đi việc y và lũ khốn gồm: Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Nguyễn Thanh Giang… đã xuyên tạc, bôi nhọ hình tượng chị Võ Thị Sáu trong một clip dài vài phút được phát trên YouTube”.

Phạm Xuân Nguyên đã viết bài “Phê bình chỉ điểm” đăng trên trang Quê choa của thằng “Lập què” (Nguyễn Quang Lập), bảo anh Nguyễn Văn Lưu có lối phê bình văn học “chỉ điểm” với định nghĩa như thế này: “Đây là sự định danh một kiểu gọi là “phê bình văn học” của Nguyễn Văn Lưu”; rồi Nguyên tự tin khoe “đã được tôi nói lên tại diễn đàn của hai cuộc họp quan trọng… do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức” có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh tham dự, ba ông Hồng Vinh, Đào Duy Quát, Hữu Thỉnh chủ trì.

Để chứng minh cho ý mình, Nguyên viết: “Ông ta (Nguyễn Văn Lưu) có quyền lấy trường hợp Nguyễn Huy Thiệp để khảo sát phê bình, nhưng cái lối tập hợp tư liệu các bài viết phê bình xoay quanh tác phẩm của nhà văn này rồi tổng hợp lại thành ra như một hệ thống có tổ chức phân công người định hướng tư tưởng, người viết bài... là có ý đồ xấu, là bóp méo sự thực đời sống văn học, là vu cáo những người phê bình có bài viết ủng hộ hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp hành động như một “tổ chức””.

Khi khảo sát một vấn đề, tổng hợp toàn diện ý kiến người khác là một việc làm khách quan và khoa học. Còn nếu hiểu vấn đề Nguyễn Huy Thiệp thì việc lăng xê ông Thiệp còn hơn cả “hành động như một tổ chức”, bởi Nguyễn Huy Thiệp từng là ngọn cờ đổi mới được Nguyên Ngọc phất lên. Quan điểm của nhà nước đã kết luận chính thức Nguyên Ngọc và cấp trên của Nguyên Ngọc là ông Trần Độ đã sai trong vụ “đổi mới” đó. Cả hai, cả Trần Độ và Nguyên Ngọc đều đã bị mất chức, và chính Trần Độ đã thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp sai! Hơn nữa, lực lượng chống Việt Nam ở ngước ngoài đã không bỏ qua cơ hội, còn hơn cả “hành động có tổ chức”, đã tung hô Nguyễn Huy Thiệp ghê gớm. Vì vậy, chính Phạm xuân Nguyên đã vu cáo anh Nguyễn Văn Lưu chứ không phải anh Lưu là người vu cáo.

Điều thứ hai, Phạm Xuân Nguyên dùng vụ “luận án Nhã Thuyên” để chứng minh anh Lưu là “chỉ điểm”. Nguyên giải thích: “Đó là kiểu phê bình cốt điểm mặt chỉ tên những người bị coi là sai trái, sai lầm, lệch lạc, phản động theo một cách đọc văn bản sáng tác và văn bản phê bình thiên về chính trị, quy về chính trị”.

Trong luật pháp, thấy tội mà không tố cáo cũng là phạm tội. Nếu anh Lưu cũng như bất kỳ ai “điểm mặt chỉ tên” đúng đều là những người có trách nhiệm với xã hội, có nhân cách đáng quý trọng. Còn anh Lưu sai thì Nguyên và những người bị anh Lưu “chỉ điểm” hoàn toàn có thể kiện anh. Nguyên và những đối tượng thấy sai mà không kiện thì là những thằng hèn, còn không kiện được mà phát biểu hùng hổ như Nguyên thì như một thằng du côn đầu đường, xó chợ.

Nguyên lập luận tiếp một cách lăng nhăng như thế này: “Các văn bản sáng tác được viết theo cấu trúc nghệ thuật. Các văn bản phê bình được viết theo cấu trúc khoa học. Đọc chúng đúng nghĩa để nhận xét, đánh giá, phản biện là phải đọc theo quy tắc nội tại của văn bản, đọc có lý thuyết và phương pháp, đọc trong hệ thống liên kết văn bản, không thể hồ đồ suy diễn, diễn dịch theo lối áp đặt từ một động cơ, ý muốn ngoài văn học, ngoài khoa học”.

Phê bình một tác phẩm là phân tích hình thức và nội dung một tác phẩm. Hình thức cũ, mới, đạt hiệu quả thẩm mỹ thế nào? Nội dung sống động, phong phú, đúng sai, tốt xấu, cao thấp, nông sâu thế nào? Chỉ thế thôi! Còn đọc mà không hiểu gì như Nguyên thì là một thằng ngu.

Còn nhớ hồi Nguyễn Quang Thiều mới xuất hiện, làm thơ theo kiểu lạ, rất cần những nhà phê bình văn học hiện đại như Nguyên chỉ ra những cái hay, những ẩn ý cao sâu. Nhưng trong một bài Nguyên đã phán đại ý: ai hiểu được tiếng hú thì sẽ hiểu được thơ Thiều. Lúc ấy còn thân nhau, tôi đã nói với Thiều: “nói vậy khác gì nó bảo ông là con thú”. Thiều nổi cáu: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ”! (Xin lỗi các nhà thuần phong mỹ tục, tôi phải tôn trọng sự thật khách quan!)

Còn chuyện Nguyên mang cái khái niệm đọc “vỡ chữ” của bà Nguyễn Thị Minh Thái ra chê ông Lưu cũng là vu cáo. Phạm Xuân Nguyên trong vụ Nhã Thuyên không phân biệt được cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự quấy rối, sự chống đối, sự làm loạn… trong thơ Mở miệng; và không thấy Nhã Thuyên sai như anh Lưu đã chỉ ra, coi loại thơ đó là “tài tình và hấp dẫn đến thế” trong khi đã thấy rất rõ nó “đầy sức mạnh lật đổ”… thì Nguyên đã lấy cách đọc mù chữ của mình để chê cách đọc mà Nguyên cho là chưa “vỡ chữ” của anh Lưu!

Nguyên tiếp: “Từ đó, phê bình chỉ điểm là kiểu phê bình dựng chuyện, lập hồ sơ giả, dựng hiện trường giả. Tác phẩm văn học bị lấy làm cái cớ để vu cho người viết những điều không có, ép cho họ những ý nghĩ, tư tưởng không thật, và thế là biến một cuốn sách, một tác giả thành ra một vụ việc mang tính hình sự, nặng hơn nữa thì coi đó là vụ án mà kẻ kết án chính là kẻ viết phê bình như thế. Những tác giả của kiểu phê bình này tự cho mình và coi mình có quyền nắm chân lý, ở vai quan tòa, và lớn tiếng dùng giọng văn buộc tội để nói về người và việc văn học. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý”.

Điều này thì anh Lưu có thể kiện Nguyên ra tòa vì tội vu cáo bởi anh Lưu viết có sách mách có chứng. Ngược lại, tôi thấy lối viết của Phạm Xuân Nguyên là lối viết điêu toa, ác độc, không chứng cớ. Khi quy kết Nhã Thuyên anh Lưu đều trưng ra chứng cớ cụ thể, Nguyên hoàn toàn không đếm xỉa đến để phản bác mà chỉ nói văng mạng mà thôi.

Tóm lại, Phạm Xuân Nguyên là thằng cơ hội, một loại ung nhọt của thể chế, một hậu quả của lỗi hệ thống; một điển hình về loại cái tôi cao, trí thấp, tâm tối. Chỉ buồn là sao lại có tình trạng “rắn rết nghênh ngang phun nọc trên diễn đàn” như vậy. Nếu nói người có trách nhiệm về hành động và nhân cách của Phạm Xuân Nguyên thì chính là Ban lãnh đạo Viện Văn Học có Viện trưởng là Nguyễn Đăng Điệp, nơi Nguyên là trưởng phòng; và ông Bí thư Thành Ủy Hà Nội là ông Phạm Quang Nghị, nơi Nguyên là Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội.

 

Mời thư giãn với nhạc phẩm ƯỚC NGUYỆN ĐẦU XUÂN

của Hoàng Trang, qua tiếng hát Giáng Tiên:

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết của (về) tác giả Đông La0

- Các bài viết của (về) tác giả Kiều Mai Sơn0

- Các bài viết của (về) tác giả Trần Mạnh Hảo0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Huy Thiệp0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0

- Các bài viết của (về) tác giả Sương Nguyệt Minh0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0

*.

ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)

Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn

Email: donglasg@gmail.com

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email: datinh_1974@yahoo.com.vn, ngày 07.01.2023.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét