NGUYỄN VIỆT CHIẾN
VÀ BÀI THƠ “SỐNG KHÔNG HÈN”
*
Nguyễn Việt Chiến
SỐNG KHÔNG HÈN
.
Dương Tự Trọng nói với tôi như thế
Em sống không hèn
Và dám yêu những người đàn bà
Yêu em hơn chính cả cuộc đời của họ
Vậy là đủ, phải không anh!
.
Sau tám năm hoạn nạn
Sống không hèn
Giờ Trọng trở về chăm sóc mẹ già
Thi thoảng làm ông lang đi chữa bệnh
Và làm thơ
.
Ngồi uống rượu với Trọng trong một chiều mưa
Tôi thấy Hải Phòng như một cơn giông lớn đi
qua đời anh
Rồi nhoài về phía biển
Để gặp một cơn giông khác dịu dàng và bao
dung hơn
Có tên là tình yêu
Đó là tình yêu cuộc sống, tình yêu con người
Tình gia đình và bè bạn
Rồi mới đến tình yêu lứa đôi
.
Nếu không có tình yêu
Chúng ta còn có lý do gì
Để sống không hèn
Với thành phố bên bờ biển cả
.
Tôi bỗng dưng nghĩ đến nhà văn Nguyên Hồng
Nếu cụ còn sống tới hôm nay
Chắc chắn những Đoàn Văn Vươn và Dương Tự Trọng
Sẽ có mặt trong cuốn tiểu thuyết mới của cụ
Với cái tên
Những người sống không hèn
*
11/8/2023
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
Quốc Phong
CHỢT NGHĨ ĐẾN MỘT PHẠM TRÙ MỸ HỌC "CÁI CAO THƯỢNG VÀ CÁI THẤP HÈN"
Hồi học Tổng hợp Văn, khoá 18 (Đại học Tổng hợp Hà Nội) bọn sinh viên chúng tôi ối anh bị thi lại môn Mỹ học của thày Đỗ Văn Khang khi thày ra đề thi dạng này. Tôi nghĩ, chắc tôi sẽ không bị thi lại nếu như có được 2 nhân vật này để làm ví dụ cho bài thi học kỳ.
Hai nhân vật này đều vướng vòng lao lý nhưng họ đều xứng đáng ngẩng cao đầu mà đi trước chỗ đông người bởi họ không hề thấp hèn.
Ngược lại, đều rất cao thượng!
Hai người (trong ảnh), một là nhà thơ, nhà báo Nguyễn Việt Chiến trong việc viết bài chống tiêu cực quanh vụ PMU 18 thì bị bắt giam rồi đi tù. Anh dứt khoát không chịu nhận mình sai để được tha bổng theo sự gợi ý của Toà; một người trong ảnh nữa là cựu Đại tá Dương Tự Trọng, cựu Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, một Cảnh sát Hình sự tài giỏi trong nghiệp vụ phá án khiến giới giang hồ Đất Cảng môt thời phát ngán ngại anh, phải dạt đi nơi khác hoặc bị pháp luật xử lý. Thế rồi, vì tình huynh đệ máu mủ, anh đã tìm cách giúp anh trai mình "du lịch qua màn ảnh nhỏ" để rồi vi phạm vào điều cấm của một sỹ quan Công an. Anh chấp nhận thanh thản thì kể cũng là đặc biệt khi quá mạo hiểm và có thể mất cả sự nghiệp đang độ phát triển.
Và rồi thì anh đã phải ngồi tù vì anh trai mình.
Về mặt luật pháp, đúng là anh ấy sai nghiêm trọng. Song, về tình người, máu chảy ruột mềm thì Dương Tự Trọng không hề hèn kém trước mọi người.
Cả hai con người ấy, khi ra tù mà khiến nhiều bạn bè, anh em kính nể họ hơn, trân quý 2 anh hơn.
Phạm trù mỹ học "Cái cao thượng và cái Thấp hèn" chính là như thế!
Hôm qua, nhà thơ ,nhà báo Nguyễn Việt Chiến và anh Dương Tự Trọng đã có dịp gặp nhau. Thật thú vị khi đó là hai ví dụ điển hình cho những suy nghĩ của tôi. Chúc mừng các anh!
Xin giới thiệu bài thơ của anh Nguyễn Việt Chiến vừa gửi cho tôi. Tôi hỏi, muốn dán lên tường mình có được không, anh bảo nhất trí.
Nguyễn Việt Chiến
SỐNG KHÔNG HÈN
.
Dương Tự Trọng nói với tôi như thế
Em sống không hèn
Và dám yêu những người đàn bà
Yêu em hơn chính cả cuộc đời của họ
Vậy là đủ, phải không anh!
.
Sau tám năm hoạn nạn
Sống không hèn
Giờ Trọng trở về chăm sóc mẹ già
Thi thoảng làm ông lang đi chữa bệnh
Và làm thơ
.
Ngồi uống rượu với Trọng trong một chiều mưa
Tôi thấy Hải Phòng như một cơn giông lớn đi
qua đời anh
Rồi nhoài về phía biển
Để gặp một cơn giông khác dịu dàng và bao
dung hơn
Có tên là tình yêu
Đó là tình yêu cuộc sống, tình yêu con người
Tình gia đình và bè bạn
Rồi mới đến tình yêu lứa đôi
.
Nếu không có tình yêu
Chúng ta còn có lý do gì
Để sống không hèn
Với thành phố bên bờ biển cả
.
Tôi bỗng dưng nghĩ đến nhà văn Nguyên Hồng
Nếu cụ còn sống tới hôm nay
Chắc chắn những Đoàn Văn Vươn và Dương Tự Trọng
Sẽ có mặt trong cuốn tiểu thuyết mới của cụ
Với cái tên
Những người sống không hèn
11/8/2023
(Ảnh Dương Tự Trọng và nhà thơ Nguyễn Việt Chiến chụp tại Hải Phòng tối 10/8/2023)
-----------
Đoàn Vỹ
CHẲNG KHÁC GÌ THẢM HOẠ
Suốt cả ngày hôm nay trên mạng xã hội cứ rộn
ràng tranh luận về cái ông gọi là nhà thơ Nguyễn Việt Chiến viết bài gọi là thơ
để ca ngợi ông Dương Tự Trọng - Cựu đại tá, cựu phó giám đốc sở Công an Hải
Phòng mới mãn hạn tù. Cái gọi là bài thơ này được ông Quốc Phong (nghe đâu là
nhà báo nhà chí gì đó) treo “trên tường” nhà mình có vẻ cũng trân trọng lắm.
Riêng ông có cái tên kêu như dắm đĩ Dương Tự
Trọng thì lão có biết chút đỉnh vì dù sao cũng là phó giám đốc cái sở đầy tai
tiếng ở quê của lão dưới thời ông Đỗ Hữu Ca làm giám đốc với “trận đánh đẹp
đáng đưa vào sách học” của hàng nghìn cảnh sát với gia đình ông Đoàn Văn
Vươn ở Tiên Lãng và có một “kết quả đẹp” là cả hai ông chánh, phó này
đều được ăn cơm tù. Còn ông Quốc Phong và ông Việt Chiến này thì thú thật là
lão… mù tịt về “sơ yếu lý lịch” của họ.
Nhưng thôi, chuyện đó không quan trọng mà
điều quan trọng là sau khi đọc đi đọc lại cái gọi là thơ mà lão vẫn không hiểu
nổi nó có phải là thơ không? Thơ cái đếch gì mà cứ như mấy ông thợ hồ ngồi nói
chuyện tầm phào với nhau nhân lúc ngồi nghỉ giải lao hút thuốc lào vặt hay là
câu chuyện chỉ có đầu có đuôi mà không có khúc giữa chắp vá từng mẩu của mấy bà
sồn sồn quen ngồi lê đôi mách!
Ấy thế mà các vị ấy có vẻ ca ngợi nhau gớm
quá cứ như cái ông nhà thơ này chỉ đứng sau cụ Tiên Điền Nguyễn Du chứ không
chịu đứng sau thằng đếch nào cả. Cái đáng giật mình là ông nhà báo ca ngợi ông
làm thơ hay, ông làm thơ lại ca ngợi ông Tự Trọng là không hèn (mà không hèn
thì hẳn phải là chí ít cũng dũng cảm, hơn chút nữa là bậc anh hùng) trong khi
ông Dương Tự Trọng (theo lão) thì có cái đếch gì để ca ngợi ngoài cái việc ngồi
tù của ông ta sau khi đưa không biết bao nhiêu thằng khác vào tù và biết đâu
lại có cả Nguyễn Văn Chưởng?
Một điều quan trọng không kém là nhân “sự kiện”
này có khối ông chẳng biết vì lý do gì lại có dịp bút chiến với nhau nghe có vẻ
cũng không kém phần quyết liệt !
Đến khổ! Thơ với phú, báo với chí, văn với vẻ!
Chẳng khác gì một thảm hoạ bởi trên đời này lão chưa thấy có “cơn dông”
nào “dịu dàng và bao dung” cả mà chỉ thấy nó lồng lộn, gào rú và quật đổ
những gì có thể trên đường đi của nó!
Bố nợ thơ với phú!
--------
Thái Thùy Linh
Cựu tướng công an Hải Phòng Dương Tự Trọng
vừa được nhà thơ Nguyễn Việt Chiến làm hẳn một bài thơ khen Trọng “sống
không hèn”, và khoe cả bức ảnh anh em rất tình cảm (mới chụp ngày 10/8/2023).
Giữa bão dư luận về vụ án oan Nguyễn Văn Chưởng mà nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đăng bài này
thì tôi có niềm tin tưởng bỏng cháy rằng nhà đã khơi gợi được sự tử tế, máu anh
(yêng) hùng trong con người Dương Tự Trọng - để anh này sẽ góp một tiếng nói
quan trọng, biết đâu có thể giúp cứu một mạng người, một gia đình oan ức đau
thương mười mấy năm nay.
Nhưng tôi cũng lo một chuyện: nếu nói ra sự
thật, liệu Dương Tự Trọng lại bị đối diện với một án tù khác không? Vì nếu Nguyễn
Văn Chưởng oan, tức là có những câu chuyện bí mật đằng sau “chiến công” của
công an Hải Phòng năm ấy.
Tôi tin rằng một khi đã hoàn lương và đi chữa
bệnh cứu người, thì hẳn nhiều ngày nay lương tâm của anh ấy đang cắn rứt, nhất
là khi khắp nơi người ta kêu gọi Dương Tự Trọng lên tiếng.
Năm xưa, chấp nhận tù tội để cứu anh trai
mình là lẽ đương nhiên.
Nay ra tù, nếu dám chấp nhận trả giá để cứu 1
mạng người đã (chắc chắn là có vì mình mà) tù tội oan khiên suốt 16 năm trời,
ấy là Thánh!
Nếu nhà thơ Nguyễn Việt Chiến thuyết phục
được, hoặc nếu Dương Tự Trọng lên tiếng giúp cứu được Nguyễn Văn Chưởng, tôi
xin lạy mỗi anh một lạy!
----------
Thái Hạo
SỐNG KHÔNG HÈN
Hôm qua, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã đăng
tải bài thơ “Sống không hèn”, viết ca ngợi Dương Tự Trọng giữa
lúc dư luận cả nước đang nín thở trước tính mạng Nguyễn Văn Chưởng ngàn cân
treo sợi tóc. Không bàn về động cơ của ông, vì thực ra ai cũng có quyền tin và
yêu theo cách của riêng mình, nhưng tôi vẫn cố đọc để hiểu nội dung của cái gọi
là “không hèn” mà nhà báo - nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã dành cho một nhân vật
đã đóng vai trò chủ chốt trong số phận bi thương của Chưởng.
Ông viết: “Sau tám năm hoạn nạn/ Sống
không hèn/ Giờ Trọng trở về chăm sóc mẹ già”. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến gọi
việc Dương Tự Trọng, lúc đó là Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, tổ chức cho anh
trai mình là Dương Chí Dũng bỏ trốn rồi bị kết án 8 năm tù là “hoạn nạn”.
Nên nhớ, Dương Chí Dũng là một nhân vật phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trong vụ
án Vinalines mà sau đó đã bị tuyên tử hình, vì đã mua ụ nổi là “đống sắt sắt
vụn” để được lại quả, gây thiệt hại cho tiền thuế dân đến 360 tỉ đồng. Sử dụng
quyền lực để vạch ra và thực hiện kế hoạch đưa một tội phạm đi trốn, đó là dung
túng và tiếp tay cho cái ác, sao lại gọi là “hoạn nạn”? Phải là khốn nạn
chứ? Dung túng, bao che cho gia đình mình mà phản bội lại lợi ích quốc gia,
phản bội lại nhân dân thì đó là kẻ ti tiểu, sao lại có thể nói là “sống không
hèn”?
Đọc tiếp để cố tìm cái “không hèn” ở
Dương Tự Trọng mà nhà thơ Nguyễn Việt Chiến ca ngợi. Ông viết: “Nếu không có
tình yêu/ Chúng ta còn có lý do gì/ Để sống không hèn”. À, thì ra cái “không
hèn” ấy chính là “tình yêu”. Hãy xem Dương Tự Trọng yêu những gì. Đó
là “tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, tình gia đình và bè bạn, tình
yêu lứa đôi”. Đặc biệt, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhấn mạnh: “Và dám yêu
những người đàn bà”.
Tôi không tìm được mối liên hệ nào giữa “tình
yêu” với cái “không hèn” cả. Tình yêu có thể làm người ta trở nên
cao thượng, nhưng cũng có khi chỉ khiến kẻ ấy trở nên đê hèn, nhất là khi đó là
thứ tình yêu chỉ lo vun vén cho người nhà, cho tình nhân, cho phe nhóm.
Quan sát thế giới loài vật sẽ hiểu được cái
gì là tình yêu nơi con người. Yêu người cùng huyết thống đó là một thứ bản năng
không cần dạy dỗ mà bất cứ loài vật nào cũng có, thậm chí mãnh liệt không thua
kém loài người. Đó là cái do trời phú, là cái được thiên nhiên lập trình. Nó
không xấu cũng không tốt, nó đơn giản chỉ là bản năng. Nhưng, để yêu được người
dưng, yêu kẻ xa lạ, biết chăm sóc, lo lắng, bảo vệ cho những người không máu mủ
ruột rà, đó mới là điều phải học. Và chính nó mới định danh con người trong bản
đồ của muôn loài.
Chăm sóc con mình là lẽ tự nhiên, chăm sóc
con người mới là bác ái. Yêu người nhà chỉ cần bản năng là đủ, yêu thiên hạ cần
phải có lòng nhân ái. Tôi không biết Dương Tự Trọng đã yêu những người khốn khổ
như thế nào, mới chỉ được thấy ông yêu gia đình và phe nhóm của mình.
Lại nữa, yêu con người nói chung cũng chưa
phải là điều gì quá ghê gớm, vì loài vật cũng có tình đồng loại. Ai yêu được
người dưng đã là điều đáng quý, nhưng yêu được sự thật, công lý, và yêu được lẽ
phải, đó mới là người cao thượng.
Yêu sự thật sẽ không bao che, yêu công lý sẽ
không dung túng, yêu lẽ phải sẽ không hại người. Chỉ có tình yêu ấy mới mang
lại công bằng và hạnh phúc cho mọi người; bằng không, họ sẽ vì người này mà hại
kẻ khác, vì một người mà hại muôn người. Không yêu được Lẽ Phải thì thực ra mọi
thứ “tình yêu” mà nhà thơ Nguyễn Việt Chiến ca ngợi chỉ là thứ luyến ái có điều
kiện: lợi ích cá nhân.
Khi người ta chỉ yêu những gì có lợi cho mình
mà sẵn sàng chà đạp lên lẽ phải, chà đạp lên người khác, thì sao có thể gọi là
“không hèn”?
Yêu cốt nhục là bản năng, yêu đồng loại là
nhân tính, yêu lẽ phải là người đại dũng. Không có hai cái tình yêu sau cùng,
sao có thể gọi là “không hèn”?
Tôi mong nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, bằng “tình
yêu bạn bè” của mình với Dương Tự Trọng, hãy đánh thức trong ông ấy tình
yêu con người và lẽ phải, thôi thúc ông ấy lên tiếng nói ra sự thật, để thật sự
trở nên “không hèn”, mà tự cứu chuộc chính mình và đồng loại đang trong
cơn hiểm nạn.
----------
- Bàn thêm về câu “Tam nam bất phú”l
- Lan man đầu tháng
8 năm 2023l
- Thần công lý lại
bị chọc mù mắtl
- Án oan tử từ
Nguyễn Văn Chưởngl
- Biết thua để nhường
chỗ cho công lýl
- Hồ Duy Hải có bằng
chứng hoàn toàn vô tộil
- Vài lan man về hạn
kỳ 48-54 tuổi của ông Chu Ngọc Anhl
- Vẩn vơ về chuyện
ngựa muốn hóa rồngl
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:
Đặng Xuân Xuyến giới thiệu
Nhà thờ Chến nhìn mặt thấy bị tâm thần từ lâu rồi
Trả lờiXóaÔng Phạm Lưu Vũ dùng tướng thuật để phán 2 tay ma đạo Dương Tự Trọng và Nguyễn Việt Chiến rất chuẩn:
Trả lờiXóa"Có lẽ Dương Tự Trọng không còn cơ hội để sám hối. Nhìn mặt y thấy toát lên khí lạnh của Địa ngục, ngửi thấy cả mùi tử khí. Kẻ đang bá vai bá cổ y, tay "nhà thơ" Nguyễn Việt Chiến thì tướng súc sinh đã hiện lên rõ mồn một. Đó là một con kền kền. Kẽ răng của y còn dính mẩu thịt thối. Quá kinh.
Xem ra quả báo của nhà họ Dương ở đất Cảng chưa phải đã dừng lại."