TẬN CÙNG CỦA SỰ BỈ ỔI - Tác giả: Diệp Viên ; Trần Chí Cường giới thiệu

Leave a Comment

 


TẬN CÙNG CỦA SỰ BỈ ỔI

 

Kẻ trở cờ, tên tráo trở,… và “một con người đạt đến tận cùng của sự bỉ ổi”. Đó là danh xưng, là cái tên mới mà dư luận xã hội cũng như cộng đồng mạng thời gian gần đây đã đặt cho Phạm Đình Trọng - người đã từng là nhà văn, là đại tá quân đội. Và không phải ngẫu nhiên mà người đời đặt cho ông ta cái tên như vậy, mà chỉ vì sự ích kỷ của cá nhân và bất mãn trong công việc, ông ta đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thành người như vậy. Từng là người có gần 40 năm theo Đảng, nhưng khi về già ông ta lại quay ngoắt 180 độ để phản bội lý tưởng của chính mình. Chưa hết, thời gian gần đây không biết ăn phải bùa mê, thuốc lú gì mà não trạng của ông ta lại nổi cơn nên thốt ra cái giọng điệu tráo trở, với mục đích nói xấu Chính phủ, bôi nhọ lãnh đạo.

Nhận lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson, Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm làm việc tại Vương quốc Anh từ ngày 31-10 đến 3-11, thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp từ ngày 3 đến 5-11-2021. 

Tại Vương quốc Anh, chiều ngày 31-10-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ thân mật với hàng trăm người Việt Nam đại diện cho khoảng 100.000 người đang sinh sống, lao động, học tập tại Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland. Tại cuộc gặp này, khi đề cập đến vấn đề nhân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ người nào trên thế giới về vấn đề này. Bởi với Việt Nam, nhân quyền lớn nhất của chúng ta là không để ai thiếu ăn, thiếu mặc; khi khó khăn chúng ta không để ai bị bỏ lại phía sau. Nhân quyền lớn nhất là chúng ta ổn định chính trị. Mà muốn bảo vệ được nhân quyền thì phải có pháp quyền và chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Lời phát biểu trên không chỉ đơn giản, chân thành mà còn vô cùng sâu sắc trong lúc một số tổ chức, cá nhân và có cả một số nước phương Tây chẳng những không hiểu hoặc đang cố tình không hiểu, mà còn xuyên tạc, bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Thậm chí có những tổ chức, cá nhân thù địch, phản động, cơ hội chính trị còn mong muốn hoặc đang ấp ủ âm mưu áp đặt cái gọi là nhân quyền của phương Tây vào Việt Nam. Về vấn đề này, nếu ông “trở cờ” chưa học hoặc chưa biết đến thì xin nói rõ rằng, tại Điều 1 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên, có quy định rõ như sau: Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Điều này có nghĩa rằng, Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền và nhân dân Việt Nam có quyền tự quyết về vận mệnh đất nước cũng như về thể chế chính trị, mô hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc mình. 

Trở lại với lời phát biểu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, giữa lúc một số nước phương Tây chưa hiểu thực tế vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, thì ông “trở cờ” lại vào hùa với những kẻ lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá nhà nước Việt Nam. Cụ thể là ngày 11-12-2021, trên trang facebook của Việt Tân, ông “trở cờ” Phạm Đình Trọng đã có bài viết với tựa đề “Nhân quyền không phải là miếng ăn”. Trong nội dung của bài viết này, với tư duy của người không có não trạng, ông ta đã viết: Nếu không bị bỏ rơi, không bị đói, việc gì người dân phải ôm con thơ mới sinh chưa được mười ngày chạy cả ngàn cây số trong nắng mưa, đói khát, cơ cực và đầy bất trắc… Còn quá nhiều chuyện đau lòng dân đói, dân bị bỏ rơi... Đúng là có hàng chục ngàn người cùng gia đình rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Bình Dương…, giữa lúc dịch bùng phát. 

Nhưng thật là lố bịch, bởi vì thực tế khi được hỏi thì hầu hết trong dòng người về các tỉnh miền Tây, miền Trung đều cho biết: Lương thực, thực phẩm thiết yếu, chỗ ở đã được chính quyền và cộng đồng hỗ trợ nên dù vất vả cũng “gồng” mình chịu được qua đại dịch. Nhưng, nỗi lo chủ yếu là chuyện học hành của con em trong độ tuổi đi học phải có người lớn ở nhà hướng dẫn học trực tuyến. Nếu ở lại thì phải “hy sinh” một lao động ở nhà với con thì không thể kham nổi chi phí. Vì vậy phải đưa con về nhờ ông bà nội ngoại ở quê. Thực tế là trong dòng người tìm đường về quê, rất nhiều cặp vợ chồng có con nhỏ. Và khi được hỏi hầu hết đều cho hay, suất hỗ trợ đợt 3 là 1 triệu đồng/người và họ đã nhận đủ. Thế nhưng chỉ đủ trả tiền nợ thuê phòng trọ, mặc dù đã được chủ nhà giảm một nửa. Còn lương thực, thực phẩm tuy không đói, nhưng cực chẳng đã mới phải suốt ngày ở trong 4 bức tường nhà trọ. Vì thế, dù về quê chưa biết làm gì, nhưng với họ trước mắt là không tốn tiền nhà. 

Chưa hết, ông Phạm Đình Trọng còn lớn tiếng xảo biện một cách trâng tráo và vô cùng thô bỉ theo kiểu không có não trạng, rằng: Nhân quyền, quyền con người chính là những quyền cơ bản không thể thiếu của mỗi cá nhân chứ không phải là cơm ăn. Cơm ăn chỉ là lương thực của con người thể xác. Quyền con người mới là lương thực của con người văn hóa xã hội trong mỗi con người. Không có cơm ăn, con người thể xác sẽ chết. Không có quyền con người, con người văn hóa xã hội cũng sẽ chết… Vẫn biết, nhân quyền là quyền con người. Nhưng thử hỏi ông “trở cờ” rằng, quyền tối thượng trong số những quyền của con người theo quan niệm của thời đại ngày nay là gì? Đó là quyền được sống, vì có sống mới cần đến những quyền khác. Tuy nhiên, sống ở đây là sự sống trong một quốc gia độc lập, hòa bình, mọi người được tự do, bình đẳng, an toàn và được ăn no, mặc ấm rồi tiến tới ăn ngon, mặc đẹp; mọi người đều được học hành, được cống hiến…, và không ai bị bỏ lại phía sau. Đây mới là cái gốc, là điều cốt lõi của quyền con người. Vì thế, dân tộc Việt Nam không chấp nhận quyền con người theo kiểu ra đường ai cũng phải mang theo súng.

Ở cuối bài viết này, ông “trở cờ” đã khẳng định: Một trong những quyền cơ bản của con người, nâng con người lên cao hơn loài vật là quyền tự do ngôn luận, quyền được nói, quyền được bộc lộ tư tưởng, chính kiến. Đây quả là tư duy tận cùng của sự bỉ ổi, vì ông ta đã mang quyền con người so sánh với loài vật. Hơn nữa, ở đây ông ta đã để lòi cái đuôi thiển cận về tri thức. Bởi ông ta chỉ nêu ra một số quyền cơ bản của con người là “quyền tự do ngôn luận, quyền được nói, quyền được bộc lộ tư tưởng, chính kiến”, nhưng ông ta quên rằng, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có quy định rằng: Việc thực hiện những quyền này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này phải chịu một số hạn chế nhất định, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội.

Tức là, tự do ngôn luận, không phải “ngôn luận tự do”. Và tự do ngôn luận, tự do báo chí,… phải được thể hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Ở Việt Nam không chấp nhận tự do ngôn luận, tự do báo chí theo kiểu muốn nói, muốn viết thế nào cũng được và bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức xã hội, truyền thống dân tộc… Vậy nên, ông “trở cờ” Phạm Đình Trọng hãy thôi cái giọng điệu gàn dở của mình và để lại cho con, cháu chút ân đức còn sót lại.

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

- Các bài viết của (về) tác giả Phạm Đình Trọng0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Việt Chiến0

- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ QUÊ NGHÈO: 

Trần Chí Cường giới thiệu

Tác giả: Diệp Viên - nguồn: bptv.vn

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

0 comments:

Đăng nhận xét