RAU BẮP CẢI -
KHO THUỐC QUÝ CỦA NGƯỜI NGHÈO
Bắp cải là loại rau thuộc họ cải. Bắp cải có thể có nhiều màu từ
xanh lá cây đến đỏ và tím và lá có thể nhẵn hoặc nhăn nheo. Có rất nhiều sản
phẩm bắp cải có sẵn với ít hơn 20 calo mỗi nửa chén nấu chín, đây là một loại
rau đáng để bạn lựa chọn cho khẩu phần ăn hàng ngày.
Thành phần trong bắp cải gồm chất hóa học có tác dụng bảo vệ
chống lại những tác động tiêu cực của bức xạ. Trong đó, có thành phần hợp chất
Sulforaphane được tìm thấy trong bắp cải có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung
thư.
Lợi ích của có thể kể đến như: Chứa nhiều chất có thể ngừa ung
thư, viêm loét dạ dày, viêm tuỵ, chống táo bón, tiểu đường, nhanh lành vết
thương, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể…
Thành phần dinh dưỡng của
bắp cải
Bài viết của bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 3 trên Báo Vietnamnet cho biết, ở nước
ta, bắp cải được trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung, Tây
Nguyên. Đây là loại rau nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ cần thiết để phân hóa mầm
hoa là 1-10 độ C trong khoảng 15-30 ngày.
Ngay từ thời La Mã cổ đại, người ta biết đến tác dụng dinh dưỡng
và chữa bệnh của bắp cải. Thời xưa ở châu Âu, loại rau này được dùng làm thuốc
chữa bệnh và được gọi là “thuốc của người nghèo”.
Trong 100g bắp cải chứa 0,8g lipid; chất xơ 1,7g; dẫn xuất phi
protein 4,9g; khoáng toàn phần 2,4g.
Về dinh dưỡng, 100g cải bắp cung cấp cho cơ thể 50 calo, nhiều
muối khoáng nhất là canxi, phốt pho, kali, sắt.
Lượng vitamin C trong bắp cải xếp sau cà chua nhưng nhiều gấp
4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau
này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC.
Những lợi ích khi
thường xuyên ăn rau bắp cải?
Thường xuyên ăn bắp cải cơ thể bạn sẽ nhận được những lợi ích
dưới đây:
Ăn bắp cải để thực đơn có đủ nhóm chất dinh dưỡng
Bắp cải được xếp vào nhóm 4 của ô vuông thức ăn, cũng như các
loại rau, củ, quả nó là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng.
Bắp cải có đủ 10 loại chất khoáng mà cơ thể cần như canxi, kẽm,
sắt, đồng, selen, kali... trong đó selen là chất chống ôxy hóa, khử gốc tự do,
ức chế khối u phát triển, chống lão hóa.
Về vitamin, bắp cải có nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, K, E và
nhất là các loại betacaroten, lutein. Zeaxantin có lợi cho mắt, đặc biệt có
nhiều trong bắp cải đỏ.
Ăn bắp cải tốt cho mắt
Bắp cải là nguồn giàu rau quả chứa beta-carotene. Hầu hết mọi
người, đặc biệt là những người có tuổi, thường xuyên ăn bắp cải cho họ khả năng
ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng và có thể cải thiện sức khỏe mắt
cũng như ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
Chất beta carotene theo một số nghiên cứu có thể giảm ung thư
tuyến tiền liệt.
Chống viêm
Bắp cải có chất chống viêm và là nguồn chính glutamine.
Glutamine là chất chống viêm mạnh, vì vậy, ăn bắp cải có thể làm giảm tác dụng
của các bệnh như viêm, kích ứng, dị ứng, đau khớp, sốt và các rối loạn về da.
Sức khỏe xương cốt
Bắp cải chứa các khoáng chất như canxi, magiê và kali. Khoáng
chất này được biết đến với khả năng duy trì sức khỏe của xương.
Đối phó với bệnh nhức
đầu
Sử dụng lá bắp cải như miếng gạc ấm có thể giúp giảm đau đầu.
Hơn nữa, nghiền lá bắp cải và đặt nó trên trán cũng có thể giảm đau đầu. Đối
với bệnh đau đầu mạn, uống nước ép bắp cải (25-50ml) có thể giúp xóa bỏ những
cơn đau đầu.
Ăn bắp cải giúp nhuận
tràng
Lợi ích của bắp cải còn giống như việc ăn các loại rau khác, bắp
cải cũng là loại rau giúp việc đại tiện dễ dàng do có nhiều hàm lượng chất xơ
trong rau.
Ăn bắp cải để phòng
chống ung thư
Theo bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thục Anh trên Báo Sức khoẻ &
Đời sống, một nghiên cứu ở Mỹ gây bệnh ung thư cho động vật thí nghiệm rồi cho
ăn bắp cải. Sau một thời gian cho kết quả giảm 90% ung thư so với lô không ăn
bắp cải.
Theo Giáo sư Wattemberg (Viện Đại học Minesota), cơ chế chống
ung thư (còn tiềm ẩn, chưa phát bệnh) của bắp cải là: Ức chế các chất sinh ung
thư trong cơ thể người bệnh; Trung hòa chất sinh ung thư ngoại lai để tống ra
khỏi cơ thể; Bảo vệ màng tế bào chống lại sự phân hóa vô tổ chức của tế bào ung
thư, hạn chế sự phát triển của ung thư.
Những người không ăn
được bắp cải
Tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng không phải ai
cũng có thể ăn được rau bắp cải. Dưới đây là những người không ăn được bắp cải:
Người bị bướu cổ
Bắp cải là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng, trong đó chứa cả
goitrin - một chất có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì
vậy, lời khuyên của các chuyên gia y tế là người bị rối loạn tuyến giáp hoặc
bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to
ra.
Nếu vẫn muốn ăn, nhóm người này chỉ ăn bắp cải số lượng nhỏ,
khoảng 2 bữa mỗi tuần là an toàn. Nên ngâm rửa từng lá và thái nhỏ, để khoảng
10-15 phút rồi mới chế biến để goitrin bị phân hủy hết.
Người hệ tiêu hóa kém
Ưu điểm của bắp cải là chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ nhuận tràng,
ngừa táo bón... Tuy nhiên người đang tiêu chảy nếu ăn nhiều loại rau này có thể
khiến tình trạng thêm trầm trọng, khó điều trị hơn.
Ngoài ra, rau bắp cải dễ sinh khí, có thể gây đầy bụng nếu ăn
sống vì vậy những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế
ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn.
Người bị bệnh thận
Theo nghiên cứu, bắp cải là loại rau chứa khá nhiều axit oxalic.
Khi được tiêu thụ quá nhiều, lượng axit oxalic này có thể kết hợp với các chất
dinh dưỡng cần thiết bên trong cơ thể như canxi, mangiê, sắt, kali... tạo thành
các muối oxalat.
Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, làm tăng khả năng hình
thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Vì vậy những người đang bị suy thận nặng,
phải chạy thận nhân tạo không nên dùng bắp cải. Người có tiền sử sỏi thận nên
hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng ăn bắp cải phù hợp.
Với người khỏe mạnh, khi ăn bắp cải nên cắt nhỏ và nấu kỹ để
giảm thiểu lượng axit oxalic trong loại rau này.
Người tạng hàn
Theo Đông y, bắp cải có tính hàn, do vậy những ai yếu người,
lạnh tay chân hay gặp các vấn đề liên quan đến phong hàn không nên ăn bắp cải
vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn ăn bắp cải thì có thể cho
thêm một nhánh gừng đập dập và luộc cùng bắp cải sẽ khiến trung hòa bớt tính
hàn có trong bắp cải.
Ăn bắp cải tím có tốt
không?
Bắp cải tím ngày càng phổ và được ưa chuộng tại nước ta, nhiều
người lựa chọn loại rau này vì màu sắc bắt mắt chứ chưa hiểu rõ về giá trị dinh
dưỡng.
Bắp cải tím ngày càng được ưa chuộng và thường được chế biến
thành nhiều món ngon hàng ngày. Không chỉ vậy, bắp cải tím còn mang đến rất
nhiều những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Tăng cường hệ miễn dịch
Bắp cải tím là loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào.
Vitamin C là chất oxy hóa, giúp kích thích hoạt động của các tế bào máu, bảo vệ
cơ thể khỏi các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch.
Giảm cân
Nếu có nhu cầu ăn kiêng và giảm cân, bạn nên thường xuyên bổ
sung bắp cải tím vào các bữa ăn hàng ngày của mình. Bắp cải tím chứa hàm lượng
chất xơ cao, rất ít calo, tạo cảm giác no lâu và tránh ăn quá nhiều.
Ngăn ngừa ung thư
Bắp cải tím chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanins và
indoles, công dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Trong đó, chất
indoles đóng vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ.
Chữa trị viêm loét dạ
dày
Ít ai biết rằng trong bắp cải tím chứa loại axit amin - glutamin
hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì thế, khi mắc bệnh này, bạn đừng
quên bổ sung bắp cải tím vào bữa ăn của mình.
Chống viêm khớp
Theo nhiều chuyên gia, bắp cải tím là thực phẩm không thể thiếu
với những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp. Bắp cải tím chứa hàm lượng sulforaphane
giúp giảm triệu chứng viêm khớp mãn tính.
Giảm nguy cơ mắc bệnh
loãng xương
Bắp cải tím cũng chứa hàm lượng dồi dào các vitamin cần thiết
cho cơ thể như vitamin K, canxi, magie, mangan và nhiều loại khoáng chất. Các
hoạt chất này hỗ trợ tăng trưởng xương và giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Hỗ trợ quá trình trao
đổi chất
Bắp cải tím chứa nhiều vitamin B giúp thúc đẩy sự trao đổi chất
và chuyển hóa các chất trong tế bào.
Tốt cho da
Hoạt chất vitamin A và C trong bắp cải tím giúp làn da luôn mềm
mại, trẻ trung và tươi sáng. Bên cạnh đó, vitamin C còn có công dụng ngăn chặn
sự xuất hiện của các vết nhăn, vết chân chim trên da và mắt.
Thực phẩm 'đại kỵ' với
bắp cải
Bắp cải vốn là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày với
đặc điểm ngọt, dễ ăn. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi cây bắp cải
đều rất cao, nhưng bạn cần nhớ là không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết
hợp chung với bắp cải.
- Dưa chuột: Ăn dưa chuột cùng bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến
sự hấp thu vitamin C, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.
- Gan động vật: Nấu bắp cải cùng gan động vật sẽ làm giảm
giá trị dinh dưỡng của món ăn.
- Táo: Bắp cải tím ăn cùng táo sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp
thu các chất dinh dưỡng.
- Măng cụt: Măng cụt ăn cùng với bắp cải cũng tăng gánh nặng
cho hệ tiêu hóa đồng thời gây cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Những điều cần lưu ý
khi ăn bắp cải
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thục Anh trên Báo Sức khoẻ & Đời
sống cũng khuyến cáo, khi ăn bắp cải bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
Bắp cải lưu giữ dioxin tận tế bào gây độc cho người ăn, vì thế
phải chọn loại bắp cải sạch nghĩa là phải được trồng và phát triển trong môi
trường đất sạch, nước sạch, không khí sạch không dùng hóa chất thuốc trừ sâu,
không gần nơi sản sinh dioxin như bãi rác đang cháy, lò nung xi măng, lò luyện
gang thép, lò đốt rác...
Khi luộc bắp cải, các gia đình nên cho vài lát gừng tươi để khử
hàn.
Người suy thận nặng không nên ăn bắp cải vì có hàm lượng kali
cao.
Người có tính hàn, dễ bị tiêu chảy, đái đêm nên ăn hạn chế.
Bắp cải nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nên chúng ta
chỉ ăn ở mức vừa phải không ăn quá nhiều. Thay đổi nhiều loại rau củ trong bữa
ăn hàng ngày cũng làm cho bữa ăn hấp dẫn và ngon miệng hơn.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Vài cảm nhận khi
xem phim BỐ GIÀ (web drama) của Trấn Thànhl
- Hôn quân Lưu Tử
Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệtl
- Tản mạn chuyện
giới tính của “sao”l
- Tản mạn chuyện
nghệ danh của các “sao” Việtl
- Kỷ niệm khó quên
thời là lính văn nghệl
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc
truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân
Xuyến:
*.
NGUYỄN THỊ LAN ANH tổng hợp
Địa chỉ: Khu Bình Minh, phường
Phạm Ngũ Lão
thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Email: nguyenthilananh80@yahoo.com
..............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 26.12.2023.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn:
internet.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét