CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI:
NHỮNG KÝ ỨC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP
QUÊN
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ
quốc đã thêm một lần khẳng định tinh thần đoàn kết của quân và dân ta. Nhìn lại
cuộc chiến đấu gian khổ, các cựu chiến binh Sư đoàn 356 bày tỏ sự tri ân và tôn
vinh đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc,
góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ
cha anh đã không tiếc máu xương, tuổi thanh xuân của mình vì Tổ quốc và nhân
dân.
Quyết tâm thư của Sư đoàn 356 đã nói lên
tâm thế của những người lính lên đường với một ý chí mạnh mẽ, hào hùng, dù có
thể đi không trở về: “Với niềm tin sắt
đá, với tinh thần đoàn kết dân chủ kỷ luật và truyền thống biết khó, vượt khó
của sư đoàn chúng tôi, hàng nghìn trái tim nóng bỏng, đầy nhiệt huyết tuổi
thanh xuân, quyết đặt bằng mọi gian khổ khó khăn, nguyện chiến đấu hy sinh cho
biên cương Tây Bắc, cho tổ quốc Việt Nam, tô thắm thêm lá cơ quyết thắng của
lực lượng vũ trang và viết tiếp bài ca tuyệt đẹp của Sư đoàn 356”
Sư đoàn 356 là đơn vị chủ lực
cơ động của Quân khu 2, có nhiệm vụ tuyển quân, giao quân phục vụ giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào năm 1975. Sau giải phóng, ngoài việc
tham gia phát triển kinh tế, Sư đoàn tăng cường lực lượng, chiến đấu tại mặt
trận Tây Nam. Đến năm 1979, Sư đoàn hành quân ra các tỉnh phía Bắc, sẵn sàng
làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới.
Cựu chiến binh Nguyễn Đình
Thắng - Trung đoàn 153, Sư đoàn 356 nhớ lại:
“Pháo bắn vào thành hố rất to, rất sâu. Trận địa này chúng tôi mường
tượng ruộng cày đào lên, đào xuống bao nhiêu lần. Quả nọ chồng quả kia bắn suốt
ngày đêm, nói là “lò vôi thế kỷ” là thế”.
Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Thạch kể, không ít lần, những người lính Sư đoàn 356 phải vào hang đá canh giữ và trú ẩn, cuộc sống hết sức gian nan. Thế nhưng khi có lệnh xuất kích, tất cả cùng xông lên chiến đấu, kiên cường bảo vệ vững chắc vùng đất biên cương.
“Khi đứng trước hàng quân đọc quyết tâm thư, chúng tôi thấy tự hào, hãnh
diện, lúc ấy khí thế như thể hiện ngay, làm thế nào không phụ những lời mình đã
thề, tôi nghĩ lại cái câu “Quân ta
khí mạnh nuốt Ngưu, Đẩu” – ông Thạch chia sẻ.
Hơn một nghìn cán bộ, chiến sĩ
của Sư đoàn 356 đã anh dũng hy sinh trên chiến trường ác liệt Vị Xuyên. Để tri
ân đồng đội đã ngã xuống và những vùng biên cương từng gắn bó, cựu chiến binh
Hồ Văn Thông đã ghi lại trong một cuốn nhật ký.
“Tôi giữ cuốn nhật ký đó chính là bằng chứng hùng hồn nhất. Nếu cứ để
trong tủ cất đi thì vô nghĩa. Tôi mang nó tới nơi nó sinh ra” - ông Thông
tự hào khi nhắc đến cuốn nhật ký ghi lại những ngày tháng chiến đấu tại Mặt
trận Vị Xuyên.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy -
tham mưu trưởng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên (giai đoạn 1985 - 1989) kể: “Trong
chiến đấu không ai nghĩ chuyện sống chết nữa, ra mặt trận ai cũng có trách
nhiệm cầm súng để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Nguyễn Viết Ninh đã viết,
khắc trên khẩu Aka 44 là “Sống bám đá,
chết hóa đá, thành bất tử”. 9 chữ khắc trên báng súng của liệt sĩ Nguyễn
Viết Ninh trở thành phương châm sống và chiến đấu của người lính Vị Xuyên trong
những ngày giữ đất biên cương phía Bắc".
Chiến tranh đã lùi xa, những
người lính lại trở về quê nhà để xây dựng quê hương và phát triển kinh tế,
nhưng họ vẫn luôn ghi nhớ những năm tháng chiến tranh. “Tôi luôn mong muốn thế hệ đi sau tự hào về truyền thống yêu nước, chống
ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta gác lại quá khứ, hướng tới tương lai nhưng
không quên quá khứ, không quên lịch sử”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói.
45 năm đã trôi qua, đất nước đã hòa bình và đang trên đà hội nhập, phát triển mạnh mẽ. Nhắc lại quá khứ lịch sử hào hùng, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Thạch càng thêm trân trọng biên giới lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Ông Thạch tự hào cho biết: “Chúng tôi vẫn giữ mãi tinh thần Hà Tuyên
trung dũng, kiên cường và chiến thắng, chúng tôi khắc vào kỷ niệm chương, biểu
thị tinh thần chiến đấu của người lính”.
Hàng nghìn chiến sỹ đã ngã
xuống, nhiều người bỏ lại một phần cơ thể nơi biên ải. Thế nhưng sự hy sinh của
các anh là không hề vô nghĩa khi dưới bầu trời biên cương của Tổ quốc là màu
xanh của hòa bình, là cuộc sống bình yên của nhân dân hôm nay./.
-------------
MỜI
NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
- Cuộc chiến tranh
Biên giới 1979l
- Không được quên
tội ác của bá quyền Trung Quốcl
- Trận chiến cầu
Khánh Khê và giờ học lịch sửl
- Vị Xuyên ơi! Nỗi
đau không quên!l
- Gạc Ma - Nỗi đau
không được quênl
- Vạch trần dã tâm
thâm đọc của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đôngl
- Vai trò của Mao
Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974l
- Cuộc chiến chống
quân Trung Quốc xâm lược: Hoàng Sa năm 1974l
- Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năml
Mời nghe ca khúc TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI
của Phạm Tuyên, do Tốp ca Đài Tiếng nói Việt Nam thể hiện:
Đinh Như Quang giới thiệu
Tác giả: Mỹ Trang - nguồn: vov.vn
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét