NGƯỜI TÌNH - NGƯỜI TÍNH
- NGƯỜI TINH...
(Tác giả Hà Quang Minh) |
Đêm qua đọc được cái bài của người có bút
danh Dạ Nguyệt viết về phim Người Tình của đạo diễn Lưu Huỳnh
đăng trên kenh14. Đọc xong, mình phát bực, cũng định viết gì phản pháo nhưng
nghĩ lại thôi. Cơ bản, mình chơi với anh Lưu Huỳnh rất thân, e rằng viết gì ra
người ta cũng nói mình không công tâm, bênh người thân là chính. Nhưng sáng
nay, khi anh Lưu Huỳnh vừa đặt chân đến Hà Nội để ra mắt báo chí ngoài đó, anh
gọi cho mình giọng rất buồn “Minh ơi, sao
cái cô Dạ Nguyệt này cô ấy ghét anh thế? Cô ấy là ai em nhỉ?”. Mình an ủi “Thôi anh, kệ đi. Tốt nhất anh đừng đọc mấy
cái rác rưởi ấy làm gì cho mệt đầu. Phim ra mắt có tranh cãi nhau mới vui. Anh
nên tĩnh lại anh nhé”.
Ấy là mình đã khuyên đạo diễn phim NGƯỜI
TÌNH phải nhập vào vai một NGƯỜI TĨNH. Lấy cái tĩnh ấy chế cái động. Nhưng rốt
cuộc, chính mình lại không thể đóng vai NGƯỜI TĨNH được, Và khi không đóng vai
NGƯỜI TĨNH được thì mình lại càng không làm NGƯỜI TỊNH được. Không thể giữ sự
im lặng, yên tịnh mà thay vào đó, mình thấy nước đã đục mình thò tay khuấy cho
nó đục thêm. Hi vọng cũng lao xao được một khắc.
Phim làm ra cũng như bất kỳ sản phẩm nào
khác, người chế tác ra sản phẩm luôn kỳ vọng nhận được đủ cả danh lẫn lợi. Danh
là được khen, được nổi tiếng, được giải thưởng này nọ để ghi nhận. Lợi là được
tiền, đầu tư cho sản phẩm ra mắt xong thì thu lại được cả vốn lẫn lời (khẳm).
Và để mưu cầu danh lợi, người ta phải vào vai NGƯỜI TÍNH. Tính toán mọi bề cho
chu toàn để không có gì phải ân hận. Nhưng Người Tính không bằng trời tính. Bao
nhiêu thứ chỉn chu cuối cùng vẫn rơi tõm vào hư không hết. Danh không có, tiền
mất trắng. Đau lắm chứ.
Rồi những người sử dụng sản phẩm ấy luôn có
quyền được bình phẩm nữa chứ. Họ cảm nhận sản phẩm thế nào, họ bình phẩm đúng
như vậy. Cái này không ngăn cấm được. Có chăng, nhiều người tìm cách mua chuộc
từ sớm để những người có tầm ảnh hưởng công chúng một chút há miệng mắc quai,
nhai rồi đếch chê được dù muốn chê lắm. Hiếm có ai đủ sự ngay thẳng để dù có
nhận được quà đi nữa cũng vẫn chê khi cần phải chê. Tuy nhiên, chê như thế nào
mới là điều đáng bàn. Có cách chê khiến người buông lời chê trở nên được trọng
vọng hơn; có cách chê lại khiến người buông lời chê bị người ta e sợ; và cũng
có cả cách chê khiến kẻ buông lời chê bị khinh bỉ.
Dạ Nguyệt viết “Yếu tố nghệ thuật thì có đấy nhưng cách dựng phim cắt ghép cũ kỹ của
Lưu Huỳnh khiến khán giả có cảm giác như đang coi phim truyền hình từ thập niên
trước”. Vâng, chỉ một câu chê này thôi đủ thấy đẳng cấp và trình độ của tay
bút ấy thế nào. “Phim truyền hình từ thập
niên trước” có các yếu tố nhận diện cơ bản nào, đặc trưng nào thì Dạ Nguyệt
không thể nói ra. Dạ Nguyệt chỉ khơi khơi nhận định một câu cho “ra vẻ có nghiên cứu” nhưng thực tế là
một cái thùng vừa rỗng lại vừa hôi hám. Như mình chẳng hạn, khi mình viết bài
về bóng đá, nếu muốn nói bóng đá của thập niên 1990s khác với bóng đá ngày nay
thế nào, mình sẽ phải nêu bật được đặc điểm của bóng đá 1990s như tốc độ trận
đấu, hệ thống sơ đồ chiến thuật phổ biến khi đó, lối tổ chức pressing ra sao,
lối triển khai bóng như thế nào, cách chơi cá nhân của từng vị trí cụ thể vv và
vv. Bất kỳ một so sánh nào cũng cần có dữ kiện làm điểm tựa. Và nếu không có
điểm tựa, sự so sánh mang tính dìm hàng kiểu này chỉ cho thấy rõ nghi vấn về tư
thù cá nhân là có cơ sở.
Dạ Nguyệt viết về phim Người Tình là “Thông điệp sai lệch về người đồng tính”.
Ô hay, thế nào là sai lệch? Dạ Nguyệt có đại diện được toàn bộ cộng đồng ấy
không để phán như thế? Mình chỉ biết, sau đêm chiếu ra mắt báo chí hôm 14/02 ở
thành phố Hồ Chí Minh, người đầu tiên mình đến hỏi chuyện là chị Cindy Thái
Tài. Mình muốn nghe chị nói cảm nhận của chị và khá bất ngờ khi chị khen phim
này hết sức, nói được đúng nỗi lòng của chị và những người như chị. Và chị
không hề biết là giữa mình và anh Lưu Huỳnh có mối quan hệ quen biết nên nhận
xét của chị với riêng mình khi ấy mình tin chắc là hoàn toàn vô tư.
Thêm vào đó, việc Dạ Nguyệt và kenh14 trơ
trẽn kể tốc tồng tộc nội dung phim trước khi phim chiếu rộng rãi trên các hệ
thống rạp là một đòn đánh kiểu tụt quần giữa chợ. Nó lưu manh, vô liêm sỉ và
đúng xứng tầm của một con mương mười bốn vốn dĩ khắm hơn cả kênh Nhiêu Lộc thập
niên 90.
Đạo diễn Lưu Huỳnh vốn dĩ khép mình trước
báo chí. Anh e dè với báo chí và từng tuyên bố xanh rờn hồi 2005 rằng “nhà báo anh chỉ chơi với mỗi Hà Quang Minh
thôi”. Sự khép mình ấy có thể dễ bị hiểu lệch đi và đặc biệt sau phim “Hiệp
sỹ mù”, một phim Lưu Huỳnh làm theo đặt hàng, mình nghe phong thanh là
có một lực lượng làm báo văn hoá văn nghệ ghét Lưu Huỳnh ra mặt. Thôi, chuyện
ấy gác sang một bên, không bàn.
Nhưng thú thực, mình phải nói thẳng ra rằng
báo chí Việt Nam hôm nay không có bất kỳ một ai đáng tầm vóc “nhà phê bình điện
ảnh” hết. Làm phê bình thực chất là một dạng nghiên cứu khoa học chứ không phải
chỉ dùng cảm nhận cá nhân đơn thuần. Khi đã không có nhà phê bình, các toà soạn
lại nằm dưới áp lực tin, bài, xu thế đọc… nên càng dễ dãi hơn trong việc mời cộng
tác viên. Một tay bút như Dạ Nguyệt, với một bài viết mang tính hạ nhục mà cũng
dám để dưới bài viết cái “chấm điểm phim” thì đúng là phải nói thật với nền báo
chí điện ảnh nước nhà một câu đúng theo trend tiktok: “xin vĩnh biệt cụ”.
Nói chung, giữa ngập ngụa thông tin rác rưởi
như hôm nay, giữa một cái chợ “báo chí
văn hoá văn nghệ” lắm mưu hèn kế bẩn, người đọc, khán giả nên cân nhắc và
đóng vai NGƯỜI TINH cũng như NGƯỜI TỈNH. Phải tỉnh táo đừng để bị dẫn dắt và
phải đủ tinh tế để đưa ra đánh giá riêng của mình về một sản phẩm điện ảnh, âm
nhạc, văn chương, hội hoạ vv và vv. Tốt nhất, muốn nhận xét gì, muốn tán đồng
với nhận xét nào, trước hết phải xem, nghe, đọc cái đối tượng bị nhận xét ấy đi
đã. Đó cũng chính là tỉnh táo và tinh tế đấy.
Nói bên lề, phim của Lưu Huỳnh đại đa số
trước khi ra rạp mình đều được mời xem trước và mình luôn thẳng thừng chê một
cách tàn bạo trước mặt anh Lưu Huỳnh nếu mình thấy đáng bị chê. Ngay cả NGƯỜI
TÌNH cũng vậy. Khi xem lần đầu cách đây 4 năm, mình từng ngồi góp ý cho anh
suốt 4 tiếng đồng hồ, chỉ ra cho anh thấy những chỗ quá thừa thãi, những sự
chưa cân đối về bố cục. Anh luôn lắng nghe. Cái nào anh thấy hợp lý, anh sẽ làm
theo lời khuyên. Cái nào không thấy hợp lý, anh vẫn sẽ giữ kiên định ý của
mình. Một người như thế, sao không đáng yêu được?
Nghe mình đi, các bạn nên ra rạp xem NGƯỜI
TÌNH. Cái vé có trăm bạc, bằng bữa cafe. Tội gì không xem. Xem xong chê thoải
mái, khen thoải mái, tuỳ hỉ.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Hà Quang Minh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Lê Hoài Nguyên0
- Các bài viết của
(về) tác giả Lê Hồng Lâm0
- Vài cảm nhận khi
xem phim BỐ GIÀ (web drama) của Trấn Thànhl
- Hôn quân Lưu Tử
Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệtl
- Tản mạn chuyện
giới tính của “sao”l
- Tản mạn chuyện
nghệ danh của các “sao” Việtl
- Kỷ niệm khó quên
thời là lính văn nghệl
- Yếu tố đồng tính
trong thơ Đỗ Anh Tuyếnl
- Những thắc mắc
về đồng tính luyến áil
- Nghệ sĩ Cải
lương Hồ Minh Đươngl
- Ca sĩ Thanh Lam
và 15 ca khúc thể hiện thành côngl
- “Huyền thoại”
của Phan Mạnh Quỳnh và những cảm nhậnl
Mời nghe Kim Yến đọc truyện
ngắn
“CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:
Nguyễn Tuấn Hùng giới thiệu
Tác giả: Hà
Quang Minh - nguồn: facebook Hà Quang Minh
Ảnh minh họa sưu tầm
từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét