(Nguồn ảnh: Internet)
|
Chuyện về sếp
BIẾT KHEN NGỢI CẤP DƯỚI
Thật
may mắn cho Minh vì sau khi ra trường được một năm, cậu ấy được làm trong một
công ty bề thế ngay giữa lòng Hà Nội. Nói là may mắn vì tính Minh vốn nhút
nhát, ngại giao tiếp với đám đông và lực học cũng loại bình thường trong lớp.
Vào công ty mới, Minh vẫn rất nhút nhát. Cậu ấy luôn cố gắng hoàn thành tốt
công việc của mình nhưng lại chẳng dám bắt chuyện với ai trong công ty cả. Sáng
Minh đến đúng giờ làm việc, trưa lủi thủi đi ăn một mình và chiều hết giờ lại
lầm lũi đi về. Vì thế, sau 2 tháng, mọi người có vẻ ác cảm với Minh và nhận xét
cậu ấy là kiêu, lầm lì, khó gần… Khiến Minh thấy rất buồn. Biết thế nhưng Minh
thấy mở lời với mọi người sao mà khó thế, càng lúc càng khó… Thế rồi một hôm,
Sếp gọi cậy ấy lên, Minh thấy lo lắng vô cùng. Sếp nhìn cậu ấy với ánh mắt đầy
thiện cảm và nói:
- Minh
ạ, cậu có biết vì sao tôi tuyển dụng cậu không? Vì tôi nhìn thấy
rõ cậu là
người rất có năng lực, lại có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc. Tôi rất
tin tưởng ở cậu, và tôi cũng tin …cậu là người sống chân thành với mọi người
xung quanh. Cố gắng lên nhé!
(Tác giả Nguyễn Thị Hồng) |
Minh
như không tin vào tai mình nữa. Từ lúc ở phòng Sếp đi ra, Minh như bay trong
niềm vui. Cậu hiểu những điều Sếp muốn ngầm nhắc nhở mình. Sau đó, lòng tự tin
cộng với ý chí quyết tâm đã khiến Minh xích lại gần với mọi người trong công ty
hơn và mọi người cũng nhận ra là tính cậu ấy vốn nhút nhát quá chứ thực tâm
không có ý gì cả. Và Minh được mọi người cởi mở kể cho nghe về Sếp - một con
người luôn biết khen ngợi nhân viên đúng lúc.
Chị
thủ kho có lần thấy áo Sếp sút ra một cái khuy liền lấy kim chỉ khâu lại và coi
đó như một việc mà nhân viên nên làm cho Sếp. Thế nhưng, việc tuy rất nhỏ nhưng
Sếp lại cảm ơn chị mãi và hết lời khen: “Có một người vợ chu đáo như chị thật
là may mắn cho anh và các cháu quá” Chị về vui mãi.
Gặp
chị tạp vụ đang kỳ công lau chùi phòng làm việc của mình, Sếp cũng không quên
nói “Chị sạch sẽ và chu đáo quá. Tôi rất yên tâm khi có chị dọn phòng giúp” Chị
tạp vụ thấy rất cảm động và tự hứa sẽ làm tốt hơn nữa vì thực ra, nếu không lau
chùi sạch sẽ thì đâu có Sếp nào trả lương được? Nhưng ở đây chị còn được khen
nữa nên thấy hãnh diện lắm.
Kể cả
khi nhân viên chán nản vì gặp thất bại trong công việc thì Sếp cũng hiểu được
và tìm cách động viên họ, khen ngợi những điều họ đã làm được cho công ty cũng
như khích lệ họ làm tốt hơn, coi đó là bài học để rút kinh nghiệm cho lần sau.
Vì
thế, trong công ty mọi người đều rất yêu mến Sếp của mình. Ai cũng làm việc
thật nhiệt tình, hăng say bởi họ cảm nhận được mình là một phần không thể thiếu
trong công ty. Vắng họ, mọi thứ không thể trôi chảy. Hơn nữa, ai cũng thấy mình
được Sếp yêu mến và đề cao năng lực, chỉ ở đây họ mới được coi trọng nhiều như
thế. Ngay như Minh, sau lần ấy, cậu cởi mở và tự tin hơn trong giao tiếp và làm
việc rất hăng say. Có thể nói, cậu ấy đã tìm được một ông chủ tuyệt vời.
- Lời bàn
Người
xưa đã có câu:
“Lời
nói chẳng mất tiền mua
Lựa
lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Không
những không mất tiền mua mà những lời nói đẹp còn mang lại hiệu quả không ngờ
đối với cả người cho và người nhận. Sếp của Minh đã biết khéo léo vận dụng lời
khen đúng lúc, đúng người nên đã có tác dụng động viên tinh thần rất lớn. Từ
người tạp vụ cho đến thủ kho, từ người ở địa vị thấp nhất trong công ty đến
người cao nhất thì đều được Sếp khen. Họ cảm thấy mình có ích hơn, thấy được
coi trọng hơn và tinh thần phấn chấn hơn. Vì thế, mọi người làm việc hăng say
hơn với tất cả lòng nhiệt tình vì sự phát triển chung của công ty.
Riêng
đối với Minh, bị Sếp nhắc khéo là chưa cởi mở nhưng nhắc bằng cách đó, cậu ấy
vẫn hiểu mà không cảm tự ái hoặc xấu hổ. Trái lại, Minh còn thấy rất vui và tự
tin trong giao tiếp hơn. Minh càng nể phục và yêu mến Sếp của mình.
Một
người lãnh đạo như vậy vừa gần gũi lại rất quan tâm đến nhân viên nên ai đấy
đều cảm thấy mình phải có trách nhiệm với công việc nói riêng và với công ty
nói chung. Như vậy, chỉ bằng lời nói mà Sếp của Minh đã “cảm hóa” được nhân
viên cấp dưới và khiến họ vô cùng nể phục. Qua đó, bạn nghĩ việc Sếp khen ngợi
nhân viên là nên hay không nên?
- Lời góp ý:
+ Đối với nhân viên
Trong
con mắt nhân viên, Sếp luôn là một người hay xét nét, quát mắng cấp dưới và có
thể nói ở một địa vị rất cao. Thế mà một ngày kia, cái con người “đáng sợ” ấy
lại dành cho bạn ánh mắt trìu mến và một lời khen “tưởng như trên mây”: “Cậu
làm việc tốt lắm! xử lý như vậy rất hợp ý tôi”, “Tôi rất hài lòng”… thì còn gì
hạnh phúc hơn. Bạn sẽ cảm thấy bay bổng, thấy mình tự tin hơn trước Sếp, thấy
mình rất có năng lực… lời khen như tiếp thêm sức mạnh cho bạn hưng phấn hơn
trong công việc. Và Sếp bỗng trở nên một người thân, rất gần gũi và thân thiết
với bạn.
Được
làm việc cho một ông chủ như vậy quả là một may mắn với bạn. Họ sẽ không bao
giờ để bạn chán nản trong công việc, tự ti hay thấy mình vô dụng với công ty.
Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, ưu điểm và khuyết điểm. Điều quan trọng là
Sếp luôn nhận ra ưu điểm và điểm mạnh của bạn, từ đó giúp bạn phát huy triệt để
chúng trong công việc. Khi bạn mắc lỗi, Sếp cũng không mắng mỏ một cách không
thương tiếc mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở và động viên bạn phải biết cách sửa chữa
sai lầm. Có thể nói, bạn cảm thấy Sếp thật là tâm lý và hoàn toàn yên tâm làm
việc.
Đừng
quên đôi khi cũng nên khen ngợi lại Sếp. Hãy nói cho Sếp nghe những điều bạn và
các nhân viên khác cảm nhận về Sếp. Bạn thích được khen, không lẽ Sếp thì
không? Những lời thán phục chân thành của bạn và mọi người sẽ khiến cho Sếp cảm
động và nhận thấy mình đã đi đúng hướng và lời khen của mình có tác dụng với
nhân viên thế nào. Đừng chỉ im lặng tận hưởng kẻo một ngày nào đó, Sếp lại thay
đổi cách lãnh đạo thì các bạn lại là người chịu thiệt thòi đầu tiên
đấy nhé!
+ Đối với Sếp
Sử
dụng lời khen có hiệu quả là một cách khơi dậy lòng nhiệt tình làm việc của cấp
dưới. Nếu bạn đã vận dụng tốt điều đó thì bây giờ hãy tiếp tục phát huy, còn
nếu chưa thì bây giờ vẫn còn kịp để bạn sửa chữa đấy. Có một câu chuyên như
sau: Có một cậu bé vốn rất nhút nhát. Cậu sợ phải giao tiếp với mọi người xung
quanh và hau lẩn tránh những lần bị gọi đọc bài. Sau một thời gian, vì hoàn
cảnh riêng nên gia đình cậu chuyển về nông thôn sinh sống. Ngẫu nhiên, giọng
đọc chuẩn của cậu trở nên quý giá. Thầy giáo thường xuyên gọi cậu lên đọc bài
và khen ngợi giọng đọc ấy. Điều đó làm cho cậu thấy phấn chấn và những lần đọc
bài cũng rèn cho cậu sự bạo dạn trước đám đông. Khi lớn lên, cậu bé ấy đã trở
thành một người dẫn chương trình truyền hình tài ba và ông mãi không quên những
ngày tháng bé thơ ấy.
Vậy
nên, nếu những lời mắng mỏ, chê bai khiến người ta khó chịu và tự ti thì những
lời khen lại giống như liều thuốc bổ giúp cho người nhận nó thêm tự tin và phát
huy khả năng trong cuộc sống. Bạn hãy nhớ câu nói: “Người khen có thể quên
lời khen nhưng người được khen sẽ giữ mãi trong lòng lời khen đó”
Vì
thế, bạn đừng nghĩ là làm ông chủ thì không cần phải khen ngợi nhân viên hoặc
khen nhân viên sẽ hạ thấp hình ảnh của một ông chủ. Ai cũng muốn được khen khi
họ làm việc tốt. Vậy nên, đừng tiếc lời khen khi cấp dưới của bạn làm được việc
gì dù là nhỏ nhất. Hãy khen những người làm việc nỗ lực, những nhân viên mới
vào, những nhân viên gặp thất bại đang chán nản, những người làm công việc thầm
lặng (như nhân viên quét dọn)…
Tuy
nhiên, khi khen ngợi nhân viên, bạn cũng nên chú ý một vài điểm để người được
khen thấy vui vẻ mà vẫn không cảm thấy bạn đang tìm cách lấy lòng họ và họ vẫn
phải cảm nhận được cái uy lãnh đạo trong lời khen ấy.
+ Dành
lời khen cho tất cả các nhân viên, không kể cũ - mới, giỏi - kém. Mỗi người đều
có ưu điểm riêng để cho bạn có thể khen.
+ Với
các nhân viên vừa đạt thành tích, bạn nên quan tâm và kịp thời khen thưởng,
động viên đúng lúc.
+ Khi
khen nên công khai trước tất cả mọi người, bởi điều ấy không chỉ khiến niềm
vui, sự tự hào của người được khen nhân lên gấp bội mà còn là một hình thức
khuyến khích các nhân viên khác cũng vươn lên để đạt thành tích như vậy.
+ Thái
độ khen ngợi cũng rất quan trọng. Bạn hãy biểu lộ sự thành thật trong lời khen
qua giọng nói, cách nói cũng như sự biểu cảm trên khuôn mặt. Như vậy, người
được khen mới cảm thấy việc mình làm thực sự có ý nghĩa trong mắt Sếp
+ Bạn
cũng có thể gián tiếp khen ngợi những người này thông qua một người khác. Điều
đó sẽ khiến cho người được khen cảm thấy thành tích của mình được nhiều người
biết đến. Từ đó, họ không ngừng cố gắng để xứng đáng với những lời khen ấy.
Bạn
thấy không, đối với nhân viên cấp dưới, được Sếp khen gợi là một niềm hạnh
phúc, một vinh dự cực ký lớn lao đối với họ. Nhận được lời khen, họ sẽ nghĩ:
“Không ngờ mình được Sếp đánh giá cao đến vậy”. Từ đó, họ nuôi dưỡng trong lòng
sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu không ngừng. Một lời khen mà có tác dụng đến
như vậy thì tội gì bạn lại tiết kiệm một lời khen phải không?
Và nếu
đã thực sự hiểu được ý nghĩa của lời khen rồi thì bạn cũng nên tránh nói ra
những lời trách cứ cấp dưới. Dù khi giận, bạn có quyền trách mắng họ nhưng điều
đó sẽ chỉ khiến nhân viên thất vọng, oán trách bạn và làm giảm nhiệt tình của
họ khi làm việc.
Là một
người lãnh đạo, muốn thành công trong sự nghiệp và có được lòng yêu mến của mọi
người xung quanh thì bạn phải nên nhớ không bao giờ quên dành lời khen cho
người khác. Những lời khen ấy chỉ giúp bạn thuận lợi hơn trong mọi việc mà
thôi. Chớ nên nghĩ rằng chỉ với cấp trên, bạn mới nên khen ngợi để làm đẹp lòng
họ, mà ngay cả với cấp dưới, với vợ (chồng), anh chị em hay con cái của bạn đều
rất mong nhận được một lời khen chân thành từ bạn đấy!
*.
NGUYỄN THỊ HỒNG
…………………………………………………………………………
- © Công ty T.N.H.H Văn Hóa Bảo Thắng giữ bản quyền.
- Cập nhật theo bản lưu trữ tại Công ty T.N.H.H Văn Hóa Bảo Thắng.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét