THANH THẢO BỐC THƠM THƠ HỮU THỈNH - NỖI KHẮC KHOẢI SÂU THẲM - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

Leave a Comment
(Nhà thơ Hữu Thỉnh - Nguồn ảnh: internet)
THANH THẢO BỐC THƠM THƠ HỮU THỈNH 
- NỖI KHẮC KHOẢI SÂU THẲM
(Bài in trên tạp chí Thơ số 10 - 2016)
*
Thơ ca muôn đời không chấp nhận trung bình; một là được, hai là mất. Ví như số 0, 1 vậy. Thế nhưng từ xưa đến nay chế độ nào cũng thế, chức quyền và đồng tiền nó thao túng hết. Các chế độ độc tài thì nó càng lũng đoạn hơn. Nên mới có chuyện nhà thơ, nhà văn có quyền có tiền không thông thạo tiếng phổ thông vẫn xưng thi hào thi bá một thời do bọn văn nô tụng ca!
Ở ta, cha ông ta cũng phải đau đớn thốt lên: “Nén bạc đâm toạc tờ
(Nhà thơ Đỗ Hoàng)
giấy”. Bây giờ thì nén bạc đâm toạc ti vi, nén bạc đâm toạc phủ đầu rồng. Và nén bạc đâm toạc thi ca! Đó là trường hợp Thanh Thảo bốc thơm thơ Hữu Thỉnh 
- “Một niềm khắc khoải sâu thẳm”.
Hữu Thỉnh trưởng thành từ người lính lên quản lý văn nghệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam - một độc đảng toàn trị. Các bài viết của ông từ thơ ca, văn xuôi, phê bình, điếu văn... bình bình không nói là yếu! Những bài, những câu Thanh Thảo trích dẫn đã qua chọn lọc in trong bài viết trên nhưng rất non nớt như bài "Ngõ Thu":
“Mẹ già khom bóng đưới cau
Ngõ thu nắng dãi ngày mau sập chiều
Có gì trời đất mang theo
Thế gian muôn nỗi cánh diều mong manh
Có gì xoáy vực chông chênh
Gió neo tay mẹ bỗng thành thiên thu”.
Bài này là bài yếu toàn diện. Chưa nói yếu nghệ thuật, dùng từ vần điệu rất cần thiết cho thể thơ lục bát, mà nội dung, ý tứ, cảm xúc quá ư là sơ sài, nhạt nhẽo, do kém thi pháp, tài thơ tầm tầm dẫn đến nhiều hệ luỵ ác ngữ!  Nó thua cả vè “Mua đồng nát”:
“Ti vi, quạt, tủ, nồi cơm
Bàn là, xoi phốt,  máy bơm mua liền!”
Thế mà Thanh Thảo bốc thơm: “Với Hữu Thỉnh quê nhà trong thơ anh chính là mẹ - người mẹ nông dân vô cùng thương yêu của anh. Khi yêu mẹ mỗi đứa con đều có thể là thi sĩ. Và nhà thơ có thể là “hai lần thi sĩ” khi yêu mẹ mình, khi mẹ trở thành hình bóng đi về ám ảnh trong thơ họ. Có một bài lục bát chỉ 6 câu của Hữu Thỉnh mà tôi muốn đặt ngay ở dòng đầu bài viết nà cho hình ảnh Mẹ - Quê nhà trong thơ Hữu Thỉnh.
Mẹ ở đây vừa là mẹ của mình vừa là mẹ của những đứa con ở quê mình. Ngõ quê ở đây có thể là ngõ nhà mình có thể là ngõ của bao nhiêu ngôi nhà quen thuộc ở một miền quê trung du.”
Tại sao người ta viết về mẹ được một lần thi sĩ, còn Hữu Thỉnh viết về mẹ như người ta lại được hai lần thi sĩ? Điều này Thanh Thảo cả vú lấp miệng em hay là Hữu Thỉnh được chiếu cố con liệt sĩ, miền Nam tập kết, dân tộc ít người làm thơ vè được cộng thêm điểm!
Người ta có thể viết thơ, nhạc văn, vẽ về mẹ, người thân…. Đó là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi một cá nhân mà không có ai dám xâm phạm. Nhưng khi anh xuất bản công bố, qua bộ máy lọc tuyên truyền, quảng cáo thì mọi người có quyền phán xét cái điều thiêng liêng ấy!
Vào bài “Ngõ thu”, câu mở đầu vô cùng dở! “Mẹ già khom bóng dưới cau”. Người mẹ Việt Nam hay người mẹ nhân loại, mẹ nào chẳng một đời
còng lưng vì mưu sinh nuôi con chăm cháu. Họ đã khom lưng cúi gối vì đói nghèo cơ cực, vì bạo quyền nay dưới bóng cau hiền lành che chở, mẹ già lại khom bóng nữa thì còn sống trên đời nỗi gì! Một câu thơ ác tâm. Hữu Thỉnh chắc không đến nỗi xem nhẹ người mẹ nhưng ông quá vụng dại và không đọc ca dạo tục ngữ, thơ ca muôn phương nên khi sử dụng từ ngữ khắc hoạ hình tượng người mẹ chỉ mới câu mở đầu đã gây ra phản cảm thế này!
 Đáng ra phải:
“Mẹ già lồng lộng bóng cau”
Câu tiếp:
“Ngõ thu nắng dãi ngày mau sập chiều”
Câu này không sai nhưng không thiện tâm, như là kiểu nộp “mắng” người già:  Mụ tra (bà già rồi) rồi mau chết!
 Câu cuối cùng cũng là câu nộp mụ tra mau chết:
“Gió neo tay mẹ bỗng thành thiên thu”
Tưởng là gió neo tay mẹ đem lại điều lành, điều tốt trường sinh nào cho mẹ, hoá ra gió neo tay mẹ làm cho mẹ bỗng thành thiên thu nhanh (thành chết nhanh).
Cả bài Ngõ thu tác giả vô tình hay hữu ý đều sử dụng từ ngữ mong cho mẹ già mau chết!
Đáng ra: “Gió neo tay mẹ ngăn thành thiên thu”! Thế mớí có hiếu nghĩa!
 Ca dao cha ông đã viết về “Mẹ già” hay lắm, đa nghĩa lắm, đa ảnh hình lắm, vô cùng dạt dào tình cảm mang tính triết lý cao:
“Mẹ già như chuối bà hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau”
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng mem cơm tấm, lưỡi lừa cá xương”
“Chiều ra đứng ngõ chiều
Nhìn lên mả mẹ chín chìu ruột đau”
“Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi, vừa ăn”…
Thơ chống Mỹ cũng có nhưng bài rất hay về mẹ, một hình bóng chở che bao trùm trời đất cho mẹ:
“Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây kơ nia
Bóng tròn che lưng mẹ!...”
                   (Ngọc Anh)
Trên thế giới:
Ê xê nhin - Thư gửi mẹ:
ПИСЬМО МАТЕРИ

Ты жива еще, моя старушка?
Жив и я. Привет тебе, привет!
Пусть струится над твоей избушкой
Тот вечерний несказанный свет…

Mong Mẹ trường sinh, Mẹ kính yêu!
Con vẫn sống,  con  chào Mẹ!
Vầng sáng diệu kì chiều hôm
Mãi mãi tỏa che đời Mẹ….
                       (Đỗ Hoàng dịch)
Thơ hiện đại sau 1975, các tác giả viết cũng viết rất hay về mẹ, với bút pháp rất mới, rất truyền cảm, sâu sắc:
“cuống vé như cánh đồng được mùa
mẹ cất kỷ trong túi áo nâu gài kim băng kín miệng
sợ mất đi là mất cả mùa màng…”
                     (Trần Quang Đạo)
Hữu Thỉnh làm thơ lục bát rất yếu. Chỉ sáu câu thơ mà đến năm lỗi vận (chiều, theo, diều, manh, chênh, thành)
Đại thi hào Nguyễn Du cách đây gần 300 năm khi cha ông ta đang dùng chữ Nôm mà viết “Đoạn trường tân thanh” 3254 câu chưa quá chục câu lỗi vận, đa số là vần chính:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Có tài mà cạy chi tài
Chữ tài đi với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẩn trời gần, trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chứ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Lời quê chắp nhặt dong dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
Đỗ Hoàng thời hiện đại viết Kiều Thơ 6122 câu mà không một câu lỗi vận, toàn vần chính:
“Ngẫm ra ân oán tại người
Hiền tâm ác bá cũng nơi lòng mình
Đã rằng vì nghĩa vì tình
Sá chi cái lũ yêu tinh hung tàn
Xưa nay dưới chốn trần gian
Núi xương sống máu non ngàn trắng phơi
Mệnh tài đầy đoạ kiếp người
Tơ duyên nghiệp chướng, nợ đời phải mang
Cửu tuyền còn chuyến đò ngang
Nợ chưa trả hết sao sang bến chiều?
Càn khôn hoang lạnh cô liêu
Càng gây oan  trái, càng nhiều tội danh.
Cõi trần mờ mịt mong manh
Con người, con ngợm cố giành giật nhau
Nhãn tiền trông thấy mà đau
Đời nay đã vậy muôn sau thế nào?
Lại mơ có những anh hào
Hùng tài đại lược chí cao phi thường
Cho Kiều không phải đoạn trường
Cho bao cây có bên đường bình yên
Chỉ còn tìm đến cõi tiên
Đỗ Hoàng thử hỏi có nên dịch Kiều!”
Bài “Nghe tiếng cuốc kêu” là một bài rất sơ sài xoàng xỉnh, nó không ra nói vo, không ra nói bộ, lộn xà lộn xộn rối ra rối rắm dưới cả mức dở:
“Còn lại thôi hồi tiếng cuốc kêu
Cuốc kêu từ ngày chưa ai đặt tên cho cuốc
Cha tôi nhào đất đắp đường
Cuốc kêu ngoài bên sông”
Câu “Cha tôi nhào đất đắp đường” trước là câu nói xã viên đi làm
(Nhà thơ Thanh Thảo)
công ích hợp tác xã thời trước. Câu “Cuốc kêu ngoài bờ sông” đâu phải câu thơ. Một câu trẻ lên ba cũng nói được. Câu “Cuốc kêu từ ngày chưa ai đặt tên cho cuốc”. Câu của người bị bệnh tâm thần hoặc không biết gì về lịch sử trái đất. Trái đất hình thành khoảng năm sáu tỷ năm, loài chim cũng xuất hiện cũngđến hai ba tỷ năm. Loài người chưa đến một triệu năm. Câu trên tưởng là phát hiện điều mới nhưng nó đã cũ mèm hơn loài chim xuất hiện!
 Nó dở đến mức không có thước nào đong đếm như thế mà Thanh Thảo tán:
Tôi đã nghe và đưa tiếng cuốc kêu vào một bài thơ khá dài, bài “Một người lính nói về thế hệ của mình” và tôi hiểu vì sao ngày xưa Bà Huyện Thanh Quan, còn bây giờ là Hữu Thỉnh lại đau đáu với tiếng cuốc kêu đến như thế.”
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”…
                  (Bà Huyện Thanh Quan)
 Không có sự xúc phạm thi hào nào hơn thế khi đem chưa được con chuồn chuồn kim lại so với đại bàng!
 Chừng ấy thôi không nên mất thì giờ cho bạn đọc phải đọc và nghe những điều bốc thơm không phải lối của Thanh Thảo. Vì Thanh Thảo là người làm thơ rất kém:
“Thơ như Hồ Thành Công   (Tên thật Thanh Thảo)
Chỉ có toàn hò hét
Trang trang đều dài dòng
Câu câu đều nhạt hoét!”
                 (Đỗ Hoàng)
Bình thơ thì chỉ bốc thơm. Còn Hữu Thỉnh:
“Hữu Thỉnh chẳng còn bài nào
Xe tăng vấp phải tường rào Thi Ca”
Hay:
“Đồng thơ mấy trắng tay liềm hái”
*.
Hà nội, ngày 16 - 2016
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52












  ........................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi qua email ngày 16.02.2017
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 


0 comments:

Đăng nhận xét