LỊCH SỬ ĐÃ CHỌN EM
*
(Tác giả Vũ Hữu Sự) |
Đúng
vậy, Hồ Duy Hải, lịch sử đã chọn em để làm hai nhiệm vụ.
Nhiệm vụ thứ nhất: là phơi bày ra trước toàn thể nhân dân trong nước và
cộng đồng quốc tế bộ mặt ghê tởm của tên chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao
Nguyễn Hòa Bình. Làm chánh án của một tòa án có quyền điều hành ngành tòa án cả
nước nhưng lại ngang nhiên ngồi xổm lên pháp luật, và không chỉ một mà hai lần
có những phát ngôn ngu nhất trong lịch sử tố tụng từ khi lập nước đến nay, cùng
với bộ mặt của16 con cừu cả đực lẫn cái đi bằng hai chân.
Ngồi xổm
lên pháp luật, vì bản thân Nguyễn Hòa Bình không đủ tiêu chuẩn là một thẩm
phán, chưa được chủ tịch nước bổ nhiệm làm thẩm phán, nhưng vẫn ngang nhiên
ngồi xét xử phiên tòa giám đốc thẩm hai bản án sơ, phúc thẩm vụ án “giết người”
và “cướp tài sản” xẩy ra ở bưu điện Cầu Voi (xã Nhị Thanh, huyệnThủ Thừa, tỉnh
Long an) năm 2008, theo kháng nghị của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.
Ngồi xổm
lên pháp luật, vì quy định “hồi tỵ (tránh xa) ” trong xử án đã được luật hóa
thành các điều 21; 49; 53 bộ luật Tố Tụng Hình Sự năm 2015. Căn cứ các điều
luật đó, thì Nguyễn Hòa Bình bắt buộc phải “hồi tỵ” tại phiên tòa giám đốc thẩm
hai bản án nói trên. Nhưng y bất chấp, vẫn ngồi điều hành phiên tòa đó.
Để lại
hai câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Thứ nhất là câu nói “trong
quá trình điều tra tuy có một số sai sót, nhưng những sai sót đó không làm thay
đổi bản chất của vụ án”. Ngu ở chỗ không có điều luật nào cho phép quan tòa
chấp nhận những sai sót trongquá trình điều tra. Đã sai sót thì nhất thiết phải
hủy án đi để điều tra lại. Và cũng không có điều luật nào quy định rằng những
sai sót nào thì “làm thay đổi bản chất của vụ án” và những sai sót nào thì “không làm thay đổi bản chất của vụ án”?
Câu nói
ngu nhất trong lịch sử tố tụng thứ hai là khi giải trình ở Quốc hội, Nguyễn Hòa
Bình dùng hai lập luận:
1/ Hồ Duy Hải mô tả rất chính xác những đồ vật và vị trí của
chúng trong căn phòng hai cô Hồng, Vân. Nếu không có mặt ở đó thì không thể mô
tả chính xác như vậy.
2/ Hồ
Duy Hải có 25 lần nhận tội.
Để kết
luận: Hồ Duy Hải đã giết hai cô Hồng, Vân.
Những
lập luận này, chỉ có thể dùng cách nói của dân gian là “đến chó nó cũng không nghe được”. Ơ hay, hai cô Hồng, Vân đâu phải
là tù nhân bị nhốt trong phòng giam, không ai được phép vào ? hai cô đang còn
trẻ, đang độ tuổi yêu đương. Hai cô lại cùng làm trong một bưu điện. Cửa nhà
hai cô luôn luôn mở rộng để đón tiếp bạn bè và người ra vào giao dịch. Đã có
hàng trăm người biết trong phòng hai cô có đồ vật gì, và vị trí của chúng ở
đâu. Việc Hồ Duy Hải có vào chơi chỗ hai cô hoặc vào giao dịch mà nhớ được
trong phòng hai cô có những đồ vật gì, vị trí của chúng ở đâu để mô tả lại
chính xác, thì có gì lạ. Mà nếu Hải không biết trong phòng hai cô có những vật
gì, vị trí của chúng ở đâu, thì đã có điều tra viên dùng nắm đấm dạy cho mà
biết. Hồ Duy Hải mô tả chính xác những đồ vật và vị trí của chúng trong phòng
hai cô không có nghĩa là Hải giết hai cô. Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng đã mô tả
rất chính xác đồ vật và vị trí cuả từng đồ vật trong nhà chị Hoan. Không những
thế, khi thực nghiệm hiện trường, Nguyễn Thanh Chấn còn làm động tác đâm chị
Hoan “hoàn toàn khớp với những vết thương
trên người chị”. Nhưng Nguyễn Thanh Chấn có giết chị Hoan đâu ?
Hồ Duy
Hải có 25 lời khai nhận tội? Huỳnh Văn Nén có hơn 25 lần khai giết bà Bông.
Nguyễn Thanh Chấn có hơn 25 lời khai giết chị Hoan. Rồi Hàn Đức Long, Trần văn
Thêm, Mưu Quý Sường... tất cả
đều có hơn 25 lời khai nhận tội giết người. Nhưng có ai giết người đâu?
Nhiệm vụ thứ hai: là phơi bày một nền tư pháp bệnh hoạn, hay nói thẳng ra
là một nền tư pháp dựng tội, đổ tội, ra ánh sáng. Nền tư pháp đó vận hành một
cách hêt sức nhịp nhàng, chặt chẽ, ăn khớp với nhau. Trước hết là bắt người,
rồi dùng nắm đấm, dùng mánh khóe lừa đảo để bắt người bị bắt nhận tội. Những
ngày bị hỏi cung trong thời kỳ ở trại tạm giam do Nguyễn Thanh Chấn kể lại,
không ai là không rùng mình. Không những bị dùng nhục hình để bắt khai, ông
Chấn còn phải “diễn tập” cho đến khi thành thạo việc đâm chị Hoan do các điều
tra viên “hướng dẫn” để đến lúc thực nghiệm hiện trường thì làm cho đúng. Không
biết bao nhiêu người bị nhục hình trong lúc hỏi cung, đã phải nhận những việc
mình không làm để bảo vệ mạng sống, mong đến lúc ra tòa để tố cáo chuyện bị
nhục hình. Nhưng quan tòa chỉ lạnh lùng, hỏi một câu rất vô cảm “có ai làm chứng lúc bị cáo bị nhục hình
không?”. Thế là mọi hy vọng tắt ngấm, vì “chỉ có những con muỗi làm chứng”
thôi.
Sau khi
điều tra viên đã dùng nhục hình để dựng tội, đổ tội, tạo ra một bản kết luận
điều tra hết sức hoàn hảo, bịt kín mọi kẽ hở việc dựng tội, đổ tội rồi, thì đến
việc Viện Kiểm Sát Nhân Dân “sao y bản chính” kết luận điều
tra đó thành cáo trạng.Và cuối cùng thì tòa cứ “án tại hồ sơ” mà tuyên. Câu nói
của Nguyễn Tuấn Chiêm, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, người đã xử oan
Nguyễn Thanh Chấn, trả lời báo chí lúc bị khởi tố về tội “thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng” rằng “ hồ sơ bên
công an nó đã làm chặt chẽ đến thế, thì tôi chỉ còn biết tuyên anh Chấn án tù
chung thân chứ còn biết làm sao nữa.Mà đó là còn nhẹ, đáng lẽ phải tử hình cơ”
chắc chưa ai quên.
Hồ Duy
Hải, cả hai nhiệm vụ đó, em đều làm rất tốt./.
0 comments:
Đăng nhận xét