NỖI XÓT XA
KHẮC KHOẢI TRONG BÀI THƠ
“CHO MỘT
NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐÃ ĐI XA”
CỦA NHƯ
KHÔNG
*
CHO MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐÃ ĐI XA
Mấy mươi năm trôi
qua
Chưa kịp gặp lại
nhau lần nào
Em đã ra đi
Một lần mãi mãi
Bến sông cũ đã bao
dòng nước chảy
Đời như mây trôi
giạt bốn phương trời
Em ở phương xa lòng
còn ngoảnh lại
Xót ta còn lận đận
giữa trần ai
Hương ngày cũ đã
nhòe đôi mắt ướt
Lòng vọng nhau mà
chẳng gặp bao giờ
Ta phiêu bạt giữa
cõi người trôi nổi
Em chẳng về lạnh
lẽo gió trăng xưa
Năm tháng đã bạc
màu trên vai áo
Hắt hiu ngày thăm
lại bến sông quê
Ta lầm lũi giữa đời
bao lối rẽ
Chẳng còn ai để một
chỗ quay về
Nén nhang muộn gửi
cho người quá vãng
Vọng bốn trời ta
thắp giữa thinh không
Giữa đêm mù sương
em về lãng đãng
Còn trong nhau nỗi
nhớ đến không cùng
... Em bỏ ta đi
Một lần vĩnh viễn
Ngày tan theo từng
tiếng gọi âm thầm
Nợ nhau
Nợ một chỗ nằm
Trong anh em vẫn nụ
hàm tiếu xưa...
*.
NHƯ KHÔNG
LỜI BÌNH: (Tác giả Châu Thạch)
Bài
thơ “Cho
Một Người Đàn Bà Đã Đi Xa” của nhà thơ Như Không viết cho một người
tình nằm xuống. Bài thơ không có nhiều lệ, không nhắc lại nhiều kỷ niệm, đọc
hiểu ngay như hàng ngàn bài thơ hư cấu có, sự thật có, của biết bao người làm
thơ khác. Thế nhưng đọc bài thơ nầy, chắc chắn cảm xúc đến với lòng người nhiều
hơn những bài thơ khác, bởi như lời bình luận của nhà thơ Hạ Thái Trần Quốc
Phiệt: Bài thơ nầy có “Lời
buồn riêng mà nhức nhối chung, có những nỗi đau suốt đời không nói hết”,
hoặc như lời bình luận của bạn đọc Tuy Hoa Huynh: “Bài
thơ hay đầy nỗi nhớ và hư hao!”
Vào
khổ thơ đầu, nỗi buồn đã tự nhiên đến ngay với ta từ những câu thơ rất bình dị,
chưa nói là bình thường:
Mấy mươi năm trôi
qua
Chưa kịp gặp lại
nhau lần nào
Em đã ra đi
Một lần mãi mãi
Nỗi buồn đến ngay
với ta vì đọc thơ, ta biết ngay người tình của nhà thơ đã chết, chết sau mấy
mươi năm chia tay chưa một lần gặp lại. Trong câu chuyện tình, người nam thường
chết vì chiến trận hay chết vì một lý do gì dó, cũng không làm ta động lòng
bằng một người nữ phải ra đi, vi người nữ mà ra đi thì như một cành hoa dập vào
lòng đất.
Nhà thơ Như Không đã
thành công khi đưa toát yêu của bài thơ vào ngay khổ đầu, tạo cho bao người đọc
sự rung động tất nhiên mà ai cũng chứa chấp sẳn trong lòng. Thế rồi qua khổ thơ
thứ hai, Như Không từ từ thổ lộ nỗi niềm với lời thơ tỉnh táo, tỉnh táo như nỗi
đau đã làm đông cứng cảm xúc của mình:
Bến sông cũ đã bao
dòng nước chảy
Đời như mây trôi
giạt bốn phương trời
Em ở phương xa lòng
còn ngoảnh lại
Xót ta còn lận đận
giữa trần ai
Câu thứ nhất “Bến
sông cũ đã bao dòng nước chảy” không để tả bến sông mà để diễn đạt sự chờ
đợi của mình, mà để diễn đạt thời gian trôi qua trong mong đợi như dòng nước
luân lưu qua bến sông thuở ấy. Đọc thơ, tự nhiên tâm hồn ta như thấy bến cuộc
tình, như thấy bến đợi u buòn hiện ra trước mắt, tự nhiên tâm hồn ta như thấy
tiếng thời gian chảy róc rách dài trong năm tháng chờ mong.
Câu thơ thứ hai “Đời
như mây trôi dạt bốn phương trời” để nói về đời em hay tưởng tượng về đời
em trong tháng ngày xa cách. Bến sông và mây trôi chẳng bao giờ gặp nhau nhưng
vẫn có thể thấy nhau. Hai câu thơ trên đối diện nhau, song song nhau, để diễn
tả tinh thần hay giác quan thứ sáu của đôi tình nhân luôn nghĩ về nhau bằng sự
mô tả khung trời tuyệt đẹp, nó tạo sự song song trong tâm tưởng và tạo sự gặp
nhau ở miền vô cực. Rất hay!
Câu thơ thứ ba và
câu thơ thứ tư “Em
ở phương xa lòng còn nghoảnh lại / Xót ta còn lận đận giữa trần ai” như một
nguồn an ủi, tạo một niềm hy vọng cho người ở lại chờ mong.
Thế rồi qua khổ thơ
thứ ba và thứ tư, nhà thơ kể một một chút về thân phận của hai người trong
tháng ngày xa cách. Kể lể để làm chi? Để như trồng trong không gian mình ở,
trong không gian em ở, trong thời gian ly biệt mấy mươi năm những đóa hoa lạnh
trong sương tuyết, làm cho bài thơ có tiếng thở dài, như tiếng gió bay qua đại
dương, về với nhau, sưởi cho nhau bằng làn hơi giá buốt:
Hương ngày cũ đã
nhòe đôi mắt ướt
Lòng vọng nhau mà
chẳng gặp bao giờ
Ta phiêu bạt giữa
cõi người trôi nổi
Em chẳng về lạnh
lẽo gió trăng xưa
Năm tháng đã bạc
màu trên vai áo
Hắt hiu ngày thăm
lại bến sông quê
Ta lầm lũi giữa đời
bao lối rẽ
Chẳng còn ai để một
chỗ quay về
Có lẽ đến đây,
trong thời gian nầy, nhà thơ đã biết người yêu qua đời, chàng kể lể như người
ngồi bên nấm mộ, để rồi nhà thơ đốt nén hương lòng ngay mà gởi cho người quá
vãng:
Nén nhang muộn gửi
cho người quá vãng
Vọng bốn trời ta
thắp giữa thinh không
Giữa đêm mù sương
em về lãng đãng
Còn trong nhau nỗi
nhớ đến không cùng
Thơ trở nên liêu
trai, khung cảnh có hồn người lãng đãng, nhà thơ đã tuyệt vọng trong nỗi chờ
mong. Thắp hương và van vái bốn phương trời biểu hiện cho sự thật trong lòng
thi nhân biết người mình yêu đã ra đi vĩnh viễn. Thấy người về trong sương mù
lãng đãng biểu hiện cho sự hôn mê của tâm thần vì niềm thương nỗi nhớ vô biên.
Tác giả không cần phải nói “Còn
trong nhau nỗi nhớ đến không cùng” thì ai cũng biết nỗi nhớ trong tâm hồn
nhà thơ đã đên khôn cùng trong những câu thơ trên.
Đến khổ thơ chót, từng
câu thơ bị ngắt ra như nỗi uất nghẹn, như riếng khóc không thành, như nuốt vào
những hệ lụy của tình yêu:
... Em bỏ ta đi
Một lần vĩnh viễn
Ngày tan theo từng
tiếng gọi âm thầm
Nợ nhau
Nợ một chỗ nằm
Trong anh em vẫn nụ
hàm tiếu xưa...
Nhà thơ cho tình
yêu mình như một đóa hoa chưa nở trọn vẹn, nó còn hàm tiếu, và đóa hoa hàm tiếu
đó còn mãi trong linh hồn tác giả. Sự thật thì mối tình trong thơ như hoa đã nở
trọn vẹn, ngào ngạt hương. Bởi vì tình không thành đôi lứa nhưng tình đã nở trọn
vẹn thì nó mới nhớ thương như thế, nó mới thành thơ như thế, và thơ mới tỏa
ngát hương cho đời, khiến hồn tôi rung động và chổi dậy viết ngay viết mau và
viết ngắn trong một buổi trưa mùa xuân nầy ./.
*.
CHÂU THẠCH (Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày
06.03.2021.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét