BÀI HÁT VỀ CỐ HƯƠNG - MỘT BÀI VÔ LỐI NHẠT NHẼO, CŨ MÈM, TỆ HẠI… - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

Leave a Comment


BÀI HÁT VỀ CỐ HƯƠNG - MỘT BÀI VÔ LỐI

NHẠT NHẼO, CŨ MÈM, TỆ HẠI…

*

BÀI HÁT VỀ CỐ HƯƠNG

Kính dâng làng Chùa của tôi

 

Tôi hát bài hát về cố hương tôi

Khi tất cả đã ngủ say

Dưới những vì sao ướt đẫm

Và những ngọn gió hoang mê dại tìm về

Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bà

Đâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm

Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất

Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc

Như những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống

Góc vườn khuya cỏ thức một mình

 

Tôi hát bài hát về cố hương tôi

Trong ánh sáng đèn dầu

Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại

Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn

Thuở tôi vừa sinh ra

Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi

Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc

 

Tôi hát bài hát về cố hương tôi

Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó

Nó không tiêu tan

Nó thành con giun đất

Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao

Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ

Bò qua bãi tha ma người làng chết đói

Đất đùn lên máu chảy dòng dòng

 

Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi

Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm

Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó

Kiếp này tôi là người

Kiếp sau phải là vật

Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ

Để canh giữ nỗi buồn - báu vật cố hương tôi./.

*.

NGUYỄN QUANG THIỀU

BÌNH GIẢNG:

(Tác giả Đỗ Hoàng)

Dùng “cố hương” - quê cũ, quê hương, là âm Hán (故鄉) đã Việt hóa cũng được, nhưng mình đã đang sống với quê, có đi đâu cũng xa vài ngày rồi phi xe máy, ô tô về quê, tới nhà thì đưa hai chữ “cố hương” nghe nặng nê, Tàu cộng quá!

Bài thơ "Bài hát về cố hương" của Nguyễn Quang Thiều, không có gì mới, quá cũ mèm.

“Tôi hát bài hát về cố hương tôi

Khi tất cả đã ngủ say

Dưới những vì sao ướt đẫm

Và những ngọn gió hoang mê dại tìm về

Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bà

Đâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm

Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất

Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc

Như những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống…”

 Đoạn Vô lối có 9 câu, 90 chữ kể lể dài dòng, nhạt nhẽo, không có một thông tin gì, chưa nói gửi tình cảm cho quê hương, cho người đọc! Đoạn Vô lối này ai chả viết được.

 Làng quê Việt hay làng quê trên trái đất này, ở đâu chẳng có đàn ông, đàn bà, người già ho khục khặc, thiếu nữ tuổi mười lăm, vú chum chúm chủm cau; ở đâu thời thế kỷ trước chắng có ánh đèn dầu…. Cái làng Chùa của Nguyễn Quang Thiều được Nguyễn Quang Thiều nhắc trong thơ, trong văn có đến nghìn lần mà không một ai hình dung ra được cái làng ở đồng bằng Bắc bộ này có khác gì vạn nghìn làng khác ở đồng chiêm trũng. Không hình dung ra vì nó quá chung chung, không nét nào đặc sắc, tiêu biểu. Nhà thơ Quang Dũng chỉ nét chấm phá quê hương hiện ra, không lẫn vào đâu được:

…”Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Ðáy chậm nguồn qua Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng…”

  (Quang Dũng)

Khổ Vô lối tiếp cũng vây:

“Tôi hát bài hát về cố hương tôi

Trong ánh sáng đèn dầu

Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại

Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn

Thuở tôi vừa sinh ra

Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi

Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc…”

Ngọn đèn dầu có gì lạ. gì mới ở làng quê Việt của những năm 90 thế kỷ trước.

  Khổ Vô lối này, Nguyễn Quang Thiều cực đoan, chủ quan nói:

“Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại

Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn…”

 Có thật ngọn đèn dầu ông bà anh để lại “đẹp và buồn” hơn tất cả những ngọn đèn khác?

  Vô lối hỏng, hỏng 100%!

“Kiếp này tôi là người

Kiếp sau phải là vật »

 Ai nói với anh điều đó? Vì sao anh biết được? Anh lại tuyền truyền mê tín dị đoan !

«Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ

Để canh giữ nỗi buồn - báu vật cố hương tôi »

  Được thôi. Muốn xin làm thánh thần thời khó, muốn làm con chó mà con chó nhỏ thì tạo hóa cho ngày. Từ kiếp người cao sang, cao nhất trong muôn loại động vật anh muốn trở về kiếp ăn cứt thì dễ ợt! Hàng vạn, hàng vạn tỷ năm sự sống mới tiến từ đơn bào lên đa bào lên tiết túc, lên động vật đẻ trứng, động vật có vú ; từ động vật bốn chân là chó lên động vật đi hai chân: khỉ, người! Không có loài người nào trên trái đất này muốn mình trở lại thân phận chó! Chỉ có Nguyễn Quang Thiều mới tình nguyện trở lại kiếp ăn cứt!

Cái làng Chùa quê Nguyễn Quang Thiều, giàu sang chưa đến nơi, nghèo đói chưa phải lối, đau chưa có tầm, chẳng gì hoa thơm, cỏ lạ, thành tích thành tựu cũng không, nhân vật, núi sông chẳng tiếng tăm gì mà đòi lấy nỗi buồn làm báu vật cố hương! Hoang đường!

Rồi “tôi hát, tôi hát…”, hát mãi trong bài Vô lối, chẳng biết hát cái cục cứt gì?

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, năm 1964 máy bay Mỹ đã ra bắn phá triệt tiêu miền Bắc, Thiều đã 7 tuổi rồi, đi học rồi, đi theo giao thông hào đến trường rồi. Máy bay Mỹ đã ra bắn phá triệt tiêu miền Bắc, không một nơi nào không nghe tiếng máy bay giặc, không một nơi nào không bom đạn giặc Mỹ vãi xuống. Người chết, nhà cháy chẳng ngày chẳng có. Thế mà, qua «Bài hát về cố hương», người đọc thấy làng Chùa của Nguyễn Quang Thiều hình như ở trên sao Hỏa nên quá yên bình, an toàn tuyệt đối, không có trẻ thơ, người già ngủ hầm, học sinh đội mũ rơm đi học, 

 Nói chung, không chỉ bài này, tất cả thơ Vô lối của Nguyễn Quang Thiều đều nhạt nhẽo, chung chung, sến toàn tòng Vô lối phải dịch ra thơ Việt mới đọc được. Thậm cấp chí nguy cho Văn chương Việt!

*.

Hà Nội, ngày 10 tháng 06-2021

ĐỖ HOÀNG

Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.

Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.

Email: donguyenhn@yahoo.com

Điện thoại: 091.336.96.52

.

 

 

 

 


  ........................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 29.07.2021.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..     

.

0 comments:

Đăng nhận xét