NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ TÙY BÚT
NHƯ LÀ MỘT NGÀY CỦA SÁM HỐI
*
Nguyễn Quang Thiều là chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Nam. Được cho là đa tài. Ông biết chơi sáo, vẽ tranh, biết ngoại ngữ English và
một số tác phẩm nổi tiếng. Nhiều bài viết của ông được nhiều cây bút chuyên
nghiệp trầm trồ khen ngợi. Khen chay thôi, họ hầu như hiếm có bài viết cụ thể
nào phân tích cái hay trong thơ văn Nguyễn Quang Thiều. Tôi không rõ cảm nhận
thực của họ. Nhưng nếu đó là thật thì thị hiếu thưởng thức của vô số Hội viên
HNV thật đáng kinh ngạc.
Có một bạn cho tôi xem 12 bài “HỒI TƯỞNG các tháng”
của ông và khuyên tôi nên nhận xét, góp ý thế nào cho ông Nguyễn Quang Thiều
thấy cái sai mà vẫn thấy sướng (!!!). Không phải là không có bài khá hay và có
nội dung bình thường, tự nhiên. Nhưng nhìn chung vẫn là những cấu tứ và lời lẽ
kì dị, tối tăm. Bạn bè tôi nhiều người cũng học văn, dạy văn cũng không hiểu
nổi các văn bản đó. Tôi thấy không nên mất thời gian viết về “Hồi tưởng các
tháng” làm gì. Thành thật xin lỗi bạn tôi nha.
Nhưng bù lại, tôi đã viết bài khác, chủ yếu là
gởi cho bạn đó, bài cảm nhận về tuyên ngôn cải cách thơ của ông Nguyễn Quang
Thiều: Ông NGUYỄN QUANG THIỀU và bài thơ dịch mang tên ĐỊNH NGHĨA THƠ của
JOSEPH BRODSKY:
Xin đọc ở đây:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=249500320086315&id=100050790467961
Hôm nay tôi viết về đề tài khác: Ông Nguyễn Quang
Thiều và tùy bút NHƯ LÀ MỘT NGÀY CỦA SÁM HỐI, bạn đọc tham khảo nhé.
Ông Nguyễn Quang Thiều có một số tùy bút khá đặc
biệt, thể hiện tình yêu thôn làng, yêu đất nước con người. Nhưng nó bộc lộ
nhiều mâu thuẫn trong con người ông. Tùy bút NHƯ LÀ MỘT NGÀY CỦA SÁM HỐI được
ông đăng vào một ngày giáp tết, là dịp người ta hay ôn lại những vui buồn, hay
dở, được mất của năm cũ. Với giọng văn trầm đục, sâu lắng, thoạt nghe tưởng
chừng một tâm sự của một trái tim nhân hậu đang thổn thức, ăn năn. Nhưng đọc kỹ
mới thấy nó hết sức ngạo mạn và giả dối!
Hãy đọc một số lời văn chan chứa rung động trong
quá trình sám hối của ông. Trước tiên trong không khí mùa xuân, ông cảm thấy
dày vò và muốn làm gì đấy cho ai đấy một điều gì đấy, có lẽ là điều tốt:
“Có những điều ta chưa có ý thức làm thì trong
khoảng thời gian này lòng ta chợt muốn làm cho một ai đấy một điều gì đấy. Và
có những hành động ta làm mà chẳng hề nghĩ lại hay dày vò thì lúc này ta muốn
ngồi xuống để nhìn lại và suy ngẫm về những hành động đó như là sự sám hối”
Ông như một người con hiếu nghĩa của dòng họ, của
thôn làng, của đất đai thân thuộc: “Trong những ngày này, ta nhớ đến những
người thân yêu đã vĩnh viễn rời khỏi thế gian và đã tan vào trong đất đai nồng
ấm, thân thuộc và vô tận”.
Ông nhớ về những người quen biết có ân tình hay
ân oán với ông, dù còn sống hay đã khuất, họ đều trở nên tốt đẹp trong tình cảm
nuối tiếc của ông: “Ta lại nghĩ: tại sao một đồng nghiệp mất đi rồi ta mới
thấy người ấy thực sự có những điều tốt đẹp"
Ông bỗng thấy yêu mến cả nhưng người chẳng có can
hệ gì với ông: “Và ta gặp một tia nắng ấm từ cái nhìn của một người hàng xóm
mà ta nghĩ họ chẳng có can hệ gì đến ta”.
Ông cảm thấy ân hận, đau xót, nặng trĩu. Ông tự
thú nhận những sai lầm, tội lỗi, mưu mô, toan tính của mình:
- Thế mà khi người ấy còn sống, lòng ta đầy ngờ
vực, đầy phòng thủ và đôi lúc đầy mưu toan với người ấy.
- Tại sao ta đã từng nổi giận và “băng giá” với
một người bên cạnh ta chỉ vì một bất đồng nhỏ.
- Ta đã từng hận thù một người. (một ???)
- Ta lại nhớ đến những lời dạy dỗ của ông bà, cha
mẹ ta khi họ còn sống và thấy lòng hổ thẹn vì ta chẳng làm được bao nhiêu điều
tốt cho con người
- Ta thấy thực sự niềm vui trong ta thì ít mà sự
hổ thẹn trong ta lại nhiều.
- Ta cũng phải thừa nhận rằng: ta đã từng có
những lần đạt được những gì ta muốn bằng những tính toán, mưu mô của mình
…
Và vô số tội lỗi khác.
Sau khi “SÁM HỐI”, ông cảm thấy tâm hồn thật
thanh thản: “Bây giờ, trong yên tĩnh, ta nhìn ra cánh đồng mênh mông trước
mặt đang xôn xao tiếng những hạt mầm, ta thấy trong góc vườn nhà ai đó những nụ
hoa đang hé nở, ta thấy một gương mặt người đâu đó vừa lướt qua ta với ánh sáng
của thân thiện…”
Tuyệt! Văn phong mượt mà, trái tim cao cả, lương
thiện và dũng cảm. Không phải ai cũng dám nói ra hết những sai lầm và sự đê
tiện của mình một cách tỉ mỉ và chân thực như vậy. Nhưng kỳ thực, có thật ông
SÁM HỐI?
Hãy đọc kỹ giọng điệu kẻ cả, đạo đức giả của ông
Nguyễn Quang Thiều:
"Ta chợt cúi mặt khi nghĩ đến có một lần
trong năm cũ ta đã tỏ ra khinh bỉ một kẻ khó khăn đến nhờ vả ta. Ta đâu có biết
rằng: khi ta đưa bàn tay ra giúp đỡ một người gặp khó khăn hay sa ngã thì hạnh
phúc nở trong ta chứ không phải nở trong lòng kẻ được giúp… Người được giúp hay
cầu xin được giúp không phải là người hạnh phúc nhất. Kẻ giúp người khác mới là
kẻ hạnh phúc...
Ta từng quan sát những người uống cà phê buổi
sáng khi họ bỏ vào mũ hay nón của một người ăn xin những đồng tiền của mình. Ta
thấy gương mặt của hầu hết họ hắt lên ánh sáng của niềm vui và sự thanh thản.
Còn người được cho kia xúc động đấy nhưng vẫn có một nỗi gì đó trĩu nặng trên
gương mặt họ".
Bài này ông chú thích là dành riêng cho một
người. Sám hối mà như cố tình hạ nhục và ban ơn cho ai đó (khinh bỉ một kẻ khó
khăn đến nhờ vả ta... Người được giúp hay cầu xin được giúp...). Cách xưng “Ta”
đến đây vì thế mà lộ rõ bản chất ngạo mạn, khôn ngoan (nếu không nói là lưu
manh) , giảo hoạt.
Sám hối là phải có hành động cụ thể chứ không chỉ
nói suông!. "Ta" sám hối, nhưng "ta" đã thôi
“băng giá” với một người có "bất đồng nhỏ" với "ta"
chưa? "Lòng hổ thẹn vì ta chẳng làm được bao nhiêu điều tốt cho con
người" nhưng “ta” đã làm gì để bù đắp những tội lỗi và sự đê
tiện đã từng làm hay chưa?
Vậy mà nhiều hội viên không ngần ngại ca ngợi ông
Nguyễn Quang Thiều như một vị Bồ tát hay Phật sống đã “giác đác” cho
nhiều người một cách sống (Nick ATĐ), đã "gột rửa", "chắt
lọc" và hướng đến cái đẹp của thinh không trong “Bát Nhã” (Nick
TN), là "bài học quí giá, rất nhân văn." (Nick TĐV)
Và vô số những lời bình sáo rỗng khác.
Vậy, nếu thực lòng sám hối, thiết nghĩ ông Nguyễn
Quang Thiều chỉ cần đọc, trả lời và có hành động thiết thực nào đó về tội lỗi
lớn nhất mà ông đã làm. Là một bài viết về ông, của một người có uy tín và sức
thuyết phục cao, tôi xin trích ra vài ý chính:
TỪ KẺ ÁM SÁT CÁNH ĐỒNG ĐẾN CHUYỆN
LÀNG NHÔ,
MỘT SỰ LƯU MANH TỘT CÙNG CỦA NHỮNG
KẺ BỒI BÚT VĂN NÔ
(Đỗ Trường)
"Để che lấp tội lỗi, bọn quan tham đã
thuê những tên đồ tể truyền thông truyền hình và cả nhưng tên bồi bút
như Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến… bóp méo sự thật, đánh lừa dư
luận dân chúng…
Ực liền tù tì mấy ly, rồi dừng lại giây
lát, hắn quay sang tôi bảo, nếu không tin, ông có thể tìm cuốn Kẻ Ám
Sát Cánh Đồng của tên an ninh Nguyễn Quang Thiều, và kịch bản phim
Chuyện Làng Nhô do văn nô Phạm Ngọc Tiến chuyển thể, đọc sẽ rõ.
Và cũng như Phạm Ngọc Tiến đã bán linh
hồn bằng thứ danh hão, Nguyễn Quang Thiều dù có ngoi lên giám đốc
nhà xuất bản, hay Chủ tịch hội nhà văn đi chăng nữa, thì vết ô nhục
Chuyện Làng Nhô không bao giờ rửa sạch"
Lời cuối xin mượn lời bình rất hay của
nick Le Mai Phuong ở phần bình luận ngay trong bài NHƯ LÀ MỘT NGÀY CỦA SÁM HỐI
của ông Nguyễn Quang Thiều:
"Loài người rất cần sám hối ₫ể sống tử
tế... Tuy nhiên sự sám hối hình như chỉ có trong những trái tim dũng cảm bao
dung và hướng thiện...!!!"
- Các bài viết
của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0
- Các bài viết
của (về) tác giả Đỗ Trường0
- Các bài viết
của (về) tác giả Nguyễn Phan Quế Mai0
- Các bài viết
của (về) tác giả Phan Huyền Thư0
- Các bài viết
của (về) tác giả Nguyễn Huy Thiệp0
- Bạn đọc cảm
nhận bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI của Đặng Xuân Xuyến:
Vũ Thị Hương Mai giới thiệu
Tác giả: Minh Nhiên Nguồn: facebook
Minh Nhiên
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các
tác giả.
vị trí ngất ngưởng như vậy mà trình thấp thì coi sao được
Trả lờiXóa"Thơ" của thằng Nguyễn Quang Thiều chỉ có bọn thơ vô lối mới đọc còn người yêu thơ tẩy chay như tẩy chay đại dịch
Trả lờiXóa