CHUYỆN CHỮ NGHĨA, XƯA NGUYỄN QUANG THIỀU,
NAY LƯƠNG LAN HƯƠNG
Cái chữ nghĩa của Nhà Văn Đông La tưởng vô giá trị, nhưng nhiều
khi nó lại không giá nào mua được, tôi chỉ viết vì tình cảm, vì giúp người. Đến
ông Nguyễn Quang Thiều, đương kim Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, khi còn thân
nhau, đã bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để xin tôi mấy chữ cho cuộc Hội thảo thơ của
nó, một bậc thang để nó tiến gần tới quyền chức. Gặp tôi, Thiều dậm doạ: “Ông là một người chồng, người cha tốt, nhưng
ông mà bỏ viết là có tội với chính tài năng của ông đó. Bây giờ ông sửa soạn
một tập đi, tôi sẽ chi tiền để in cho ông”. Không phải tôi không có tiền tự
in sách, nhưng không ham lắm chuyện bỏ tiền nuôi con ăn học mua danh, nhưng tôi
vẫn rất mừng khi không cần tiền mà vẫn có danh, và mừng cho bạn thân đã giầu
có. Rất may là cuốn sách của tôi lại có “giá trị quá”, như ông Hữu Thỉnh gọi
cho tôi: “Mỗi bài em viết có sức mạnh như
một sư đoàn”. Trong một buổi, một cơ quan Trung ương tổ chức “gặp gỡ Nhà Văn
Đông La”, một vị nguyên Ủy viên Trung ương Đảng nói: “Chuyện in sách của anh, giờ không cần Thiều thiếc gì hết. Là chuyện của
Nhà nước để Nhà nước lo”. Vậy là không cần tiền Thiều tôi vẫn in sách, nếu
không giờ tôi há miệng mắc quai rồi! Quay lại hôm Thiều gặp tôi, sau câu nói
cho tiền in sách đó, Thiều đã chiêu đãi tôi ở một quán khá sang, gần góc ngã tư
Lê Lợi-Nam kỳ khởi nghĩa, Quận 1; biết tôi có thân Trần Nhã Thụy, Thiều cũng
mời Thụy luôn. Khi Thiều về Bắc đã gởi cho tôi một tuyển tập thơ dầy cộp, mới
cho tôi biết ý chính khi bay vào gặp tôi ở Sài Gòn, đó là Thiều muốn tôi viết
“mấy chữ” cho cuộc hội thảo thơ của Thiều, tổ chức ở Viện Văn mà Viện trưởng là
Nguyễn Đăng Điệp. Hồi đó, với tình cảm của tôi và Thiều thì không cần Thiều
phải kỳ công đến thế. Có điều viết về thơ Thiều rất khó, Thiều viết chung
chung, đa phần người đọc không hiểu gì cả, với tôi thì thấy Thiều ám chỉ nhiều
vấn đề, cho là phản biện cũng được, mà là phản bội cũng không sai. Có phần
thiên vị vì tình riêng, đặc biệt với xuất thân của Thiều, tôi đã hướng thơ
Thiều về phía tốt đẹp. Chỉ khi Thiều đoạt được quyền chức, thể hiện rõ quan
điểm của mình, như tâng bốc Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, in truyện “Ba
viên xá lợi” phản động của Phạm Lưu Vũ, kết nạp Nguyễn Hữu Hồng Minh
vào Hội Nhà văn, xây dựng tổ chức Hội Nhà văn với Inrasara, Nguyễn Đăng Điệp,
Văn Giá,… tôi mới té ngửa, đúng là “bút sa gà chết”, tôi đã bênh vực, đã khen
sai thơ Thiều.
Mấy chục năm nay, tôi đã khen, chê rất nhiều người, kể cả những
người hàng đầu, ở nhiều lĩnh vực, tôi chỉ có sai lầm duy nhất, đó là viết về
thơ Nguyễn Quang Thiều.
*
Còn những ngày hôm nay, bữa trước tôi có viết tin cô Lương Lan
Hương viết đơn: “CẦN PHƠI BÀY NHỮNG TIÊU CỰC CỦA HỘI NHÀ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH gởi cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh. Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí
Minh đã tổ chức một cuộc gặp để giải quyết, có mời báo chí, nên tin tức đã được
đưa lên các báo lớn nhất. Cô Lương Lan Hương đã liên tục nhắn tin và muốn gặp
tôi trực tiếp nhờ tôi góp ý. Tôi trả lời nhiều lần, đại ý là: Chuyện này liên
quan đến pháp luật, nên cô phải bình tĩnh. Nhưng cô quá nhạy cảm, phản ứng nóng
nảy, mà chuyện này cần phải tỉnh táo, đặt ra mục đích và tìm các biện pháp thực
hiện mục đích đó. Còn gặp tôi tôi cũng không giúp được gì.
Tôi chỉ góp ý:
1- Hội Nhà văn họ lấy cớ có người tố cáo cô vu khống nên dừng
lại chuyện kết nạp cô để xem xét, là về đạo đức chứ o phải về văn chương. Cô
không chứng minh họ sai, cứ gạt đi, vậy việc này sẽ đi đến đâu?
2- Cô cần chuẩn bị đủ chứng cớ Phạm Trung Tín vòi tiền, nếu cấp
trên xem xét hoặc công an điều tra.
3- Phải xem ghi âm chuyện cô Vân có dấu hiệu vòi tiền không?
*
Qua thông tin nhiều chiều, tôi thấy chuyện cô Lương Lan Hương,
với chứng cớ là hình chụp những tin nhắn, tố Phạm Trung Tín “vòi tiền” là có cơ
sở. Trên Báo Sài Gòn Giải phóng điện tử viết: “Ông Phạm Trung Tín thừa nhận đã nhắn tin nhắc nhở bà Lương Lan Hương
thể hiện sự tri ân những người đã hỗ trợ mình, như một phép ứng xử văn hóa”.
Với ông Tín chuyện đó là “văn hoá”, nhưng với luật là phạm pháp. Chính cái “văn
hoá” này đã đẩy rất nhiều cán bộ đảng viên vào tù, mất chức, kể cả cấp cao nhất
ở Bộ Chính trị. Ông Tín còn thú nhận (cũng theo Sài Gòn Giải phóng): “ông Phạm Trung Tín khẳng định không có thành
viên nào trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh nhận lợi ích của
bà Lương Lan Hương. Ông gửi lời xin lỗi đến một số thành viên Ban Chấp hành Hội
Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi vụ xáo trộn không đáng có này”.
Như vậy, ông Tín kiếm cớ để ăn hết một mình sao?
*
Tôi cũng góp ý cho cô Lương Lan Hương: “Liên quan đến pháp luật, gặp công an, đưa đơn lên cơ quan chức năng, cô
cần phải có đầy đủ chứng cớ và lý lẽ. Còn chuyện cô đưa lên facebook đông người
ủng hộ là vô nghĩa, như bà Hằng Đại Nam cả triệu người like vẫn bị tù đó.”
- Các bài viết của (về)
tác giả Đông La0
- Các bài viết của (về)
tác giả Tạ Duy Anh0
- Các bài viết của (về)
tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của (về)
tác giả Thái Hạo0
- Các bài viết của (về)
tác giả Phạm Lưu Vũ0
- Các bài viết của (về)
tác giả Nguyễn Quang Thiều0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ TRÒ ĐỜI:
*.
Thành phố Hồ Chí Minh 5-7-2024
ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)
Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn
Email: donglasg@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ messenger
facebook Vũ Thị Hương Mai
ngày 08.07.2024.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn:
internet.
- Bài viết không thể
hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Tay Đông La lời lẽ thô tục của đám lưu manh trộm cắp nhưng những bài ngồi lê đôi mách này cũng có vài thông tin đáng để tâm
Trả lờiXóa