BÁO VĂN NGHỆ VÀ
VÀI CHUYỆN
GIẢI THƯỞNG
*
Vũ Thị Hương Mai giới thiệu
(Cập nhật từ email: huongmai8081@yahoo.com.vn
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả)
Tác
giả: Đặng Văn Sinh
BÁO VĂN NGHỆ NGÀY
ẤY VÀ NHỮNG VÒNG DÂY TRÓI…
Thời
kỳ ấy, chúng tôi được giao nhiệm vụ khảo sát thiết kế nâng cấp quốc lộ 43, đoạn
từ thị trấn Mộc Châu đi bến phà Vạn Yên thuộc tỉnh Sơn La. Nghề khảo sát đường
bộ cùng với cánh thăm dò địa chất nay đây mai đó chẳng khác gì dân du mục Đông
Âu hay Trung Á. Chỉ có điều người Di gan hành nghề bán hàng rong, bói toán, múa
hát trên thảo nguyên mênh mông đầy nắng gió với lều trại và đàn gia súc của
mình, còn chúng tôi, công chức nhà nước, suốt ngày chui rúc trong từng sâu, lội
suối, trèo đèo khổ sở vì muỗi, vắt… Đến rồi đi, hành tung như kiếm khách giang
hồ, thoắt ẩn thoắt hiện, vô tăm tích là đặc điểm của nghề. Có lẽ đấy cũng là
nguyên nhân khiến dân gian, nhất là đám chị em tặng cho câu ca dao bất hủ:
“khảo sát, địa chất, lái xe/ trong ba thằng ấy chớ nghe thằng nào”. Chuyện này
là có thật. Không hiếm cô nàng xinh đẹp nhưng nhẹ dạ cả tin ăn quả lừa của bọn
Sở Khanh giỏi khoa chim chuột. Đến khi tỉnh ra thì quá muộn. Chúng đã “quất
ngựa truy phong” trên đường thiên lý, nhiều ngã rẽ, có mà giời tìm.
Ở
tổ tôi, tay kỹ sư thực tập quê Anh Sơn, Nghệ An tên Trần Q, làm cô bé người
Mường Bùi Thị D. có thai rồi bỏ của chạy lấy người. Ông bố nổi trận lôi đình
vác súng săn phóng ngựa tìm mấy ngày không thấy. May cho Q. Người Mường vốn ân
oán phân minh, hôm ấy mà bị ông bố cô gái tóm được, ít nhất gã Don Juan cũng
què một cẳng. Mãi ba mươi nhăm năm sau hắn mới quay về bản cũ, nhưng người tình
đã chết trong một trận lũ suối, còn cô con gái trở thành phó chủ tịch huyện.
Hắn không dám gặp mặt mà chỉ đứng từ xa nhìn con rồi lặng lẽ quay đi.
Lán
của chúng tôi trong cánh rừng thuộc địa phận bản Kà Tèo, xã Đoàn Kết. Đang thời
kỳ máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, người dân chuyển vào trong “lũng” cách đó chừng
năm, sáu cây số. Trâu bò, gà lợn cũng đưa hết vào rừng. Bản hoang vắng tiêu
điều. Ban ngày tuyệt không bóng người, ban đêm nai, hoẵng lần về tìm muối. Khi
lên tuyến, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp đàn lợn rừng mõm dài ngoẵng hùng hục
bới sắn...
Tổ
trưởng của chúng tôi là anh Th., kỹ sư cầu đường bộ nhưng sẵn máu văn chương.
Anh có hai chiếc hòm gỗ, một đựng quần áo và đồ đạc lặt vặt, chiếc kia to gấp
đôi đựng sách báo. Cứ mỗi lần mang tài liệu về Đội Khảo sát Thiết kế giao nộp,
anh lại đến bưu điện Bờ Hồ mua “Văn nghệ”. “Văn nghệ” đối với anh là lẽ sống,
có thể bớt khẩu phần ăn, tạm bằng lòng với bộ bảo hộ lao động dày như da voi đi
tán gái nhưng không thể thiếu “Văn nghệ" của Hội Nhà văn. Anh Th., đặc
biệt thích thơ Tố Hữu, nhất là “Bài ca mùa xuân 61”. Bài này anh thuộc nằm
lòng, bất cứ lúc nào, hễ có dịp lại ngâm đoạn:
“Tôi viết cho ai bài thơ 61?
Đêm đã khuya rồi, rét về tê buốt
Hà Nội rì rầm... Còi thổi ngoài ga
Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa
Tiếng xình xịch, chạy dọc đường Nam Bộ...”.
Ngược
lại, tôi chỉ mê kiếm hiệp. Trong hòm của tôi có trọn bộ “Chinh Đông”, “Chinh
Tây”, “Ngũ hổ bình Liêu”, “Ngũ hổ bình Nam”, “Vạn hoa lâu”… còn chẳng có chút
cảm tình nào với các loại thơ.
Hồi
ở nhà, học cấp ba, tuy những bài nghị luận cũng được xem là “sạch nước cản”
nhưng tôi không thích văn. Toán cũng chẳng có gì khá khẩm. Tóm lại, tôi là một
gã làng nhàng, mải chơi, mỗi thứ một tí, chẳng thứ nào ra hồn. Chính vì đam mê
món kiếm khách như Cao Giang Nguyễn Dân Quân, Triệu Nhất Phấn hay Hồng Gia nữ
hiệp..., bỏ bê việc nhà nên rất hay bị ông bố dữ đòn nện cho những trận lên bờ
xuống ruộng. Ăn đòn mãi thành quen, xong rồi đâu lại vào đấy. Nói vậy thỉnh
thoảng tôi cũng liếc qua tờ “Văn nghệ”, nhưng thú thật, truyện ngắn nó cứ khô
khan, và công thức thế nào ấy, đọc rất khó vào.
Máy
bay ném bom phong tỏa bến phà Chợ Bờ, giao thông bị ách tắc, xe cộ qua lại rất
khó khăn. Anh Th. không về Hà Nội được đồng nghĩa với việc nguồn báo “Văn nghệ”
bị cắt. Một hôm, anh rủ tôi tìm vào bưu điện Mường Khoa sơ tán về xã Đoàn Kết
xem sao, nếu có, đặt mua ở đây cho tiện. Nể quá phải gật đầu. Chủ nhật, bưu
điện nghỉ mà ban ngày lại phải leo rừng, phát tuyến, chúng tôi chọn phương án
đi buổi tối vào tận nơi sơ tán. Đường vừa xa vừa lắm dốc, khó đi. Mãi gần 9 giờ
đêm mới vào đến “lũng”. Ánh đèn pile bọc vải tỏa ra quầng sáng mờ mờ chẳng giúp
nhận rõ đường. Bỗng có tiếng lên đạn lách cách rồi chẳng hiểu từ nơi nào mấy
dân quân xuất hiện như những bóng ma chĩa súng vào hai anh em quát bằng tiếng
Kinh lơ lớ: “Đứng im, giơ tay lên”. Chưa kịp định thần thì tôi và anh Th. đã bị
mấy vòng dây thừng ngoắc vào cổ rồi quặt về phía sau trói cả hai tay…
Bị
điệu về nhà ông xã đội, chúng tôi trình ra hai tấm thẻ cử tri, giải thích thế
nào họ cũng không nghe, sau hơn nửa tiếng đồng hồ thẩm vấn, họ tống hai anh em
vào gian nhà chứa củi cạnh chuồng dê, rồi khóa cửa, cho hai dân quân gác bên
ngoài. Cả đêm trằn trọc không thể nhắm mắt. Muỗi bay vù vù như vãi trấu. Chắc
chúng thích mùi phân dê…
Khoảng
8 giờ sáng, cửa mở, hai anh em lại bị trói giật cánh khuỷu có hai dân quân hộ
tống, phía sau là ông xã đội trưởng, cả đoàn rồng rắn ra lán khảo sát theo lời
khai của “bị can”.
Sau
khi thoát nạn, hôm ấy tôi nghỉ việc đánh một giấc đến nửa chiều mới tỉnh dậy.
Buổi tối, nhìn thấy anh Th., tôi mỉa mai bảo: “Văn nghệ của anh đấy, tuy rằng
không mất mạng về súng đạn nhưng ai dám chắc chúng ta không mắc chứng sốt rét
vì thứ muỗi anophèle có chất xúc tác từ phân dê”. Anh mủm mỉm cười, giọng nửa
đùa nửa thật: “Cậu có công nhận tinh thần cảnh giác cách mạng của họ cao
không?”.
Anh
Th., dân Hà Nội gốc, chơi guitar bài “Ngày về” của Hoàng Giác rất bài bản, lại
thỉnh thoảng có thơ đăng báo vậy mà không qua khỏi trận bom đánh vào công
trường năm 1972. Anh chết vào lúc đang giám sát thi công chiếc cầu bê tông trên
suối Tà Lải.
Tác
giả: Đặng Xuân Xuyến
NGUYỄN ĐĂNG HÀNH...
‘TÀO LAO’ VỀ
BÁO VĂN NGHỆ ĐỔI
MỚI SỐ 1...
Tối qua, 06 tháng 07-2021, Nhà thơ
Nguyễn Đăng Hành điện thoại hỏi: “Cậu đã đọc bài nhà báo Nguyễn Thanh Tâm phỏng
vấn các nhà thơ “Thế nào là một bài thơ hay” đăng trên web Văn Chương Phương
Nam chưa?”. Tôi trả lời: “Em chưa. Mà em cũng lười đọc lắm, bác ạ.”. Ông cười
cười: “Nguyễn Thanh Tâm hỏi ai không hỏi lại hỏi Nguyễn Phan Quế Mai về nghệ
thuật sáng tác thơ, về cảm thụ thơ.”. Tôi trêu ông: “Nguyễn Phan Quế Mai vừa
mắc lỗi với bác à?”. Ông hô hố cười: “Tớ là thằng vô danh tiểu tốt thì lỗi hay
không lỗi cái đếch gì. Là lỗi với chính lòng tự trọng của Nguyễn Phan Quế Mai
khi cô ấy tuyên bố sẽ kiện ra tòa làm rõ ngô khoai với tay nhà thơ ất ơ Ngô
Xuân Phúc nào đó về bài thơ “Tổ Quốc gọi tên mình” mà cô ấy lại im lặng ỉm đi
đến tận giờ này. Tớ hỏi thật nhé: Có khi nào vì đuối lý nên cô ấy không dám
kiện nữa không?”. Rồi giọng chót vót, nhấn nhá rất đặc trưng Nguyễn Đăng Hành:
“Tớ thấy bài thơ “Tổ Quốc gọi tên mình” thường thôi, thơ chính trị, thơ phong
trào, hay ho đếch gì đâu mà tố nhau chôm chỉa nhỉ? Nếu quả thật Nguyễn Phan Quế
Mai chôm thơ của Ngô Xuân Phúc thì khốn nạn quá! Khốn nạn đến mức trộm cắp để
ghi danh thì đểu quá, nhục quá! Tớ mong Nguyễn Phan Quế Mai kiện Ngô Xuân Phúc
ra tòa để minh bạch danh dự cho cả 2 chứ cứ ỉm đi tuyên bố sẽ kiện Ngô Xuân
Phúc ra tòa thì nhiều người sẽ tin Ngô Xuân Phúc bị Nguyễn Phan Quế Mai thuổng
bài thơ “Tổ Quốc gọi tên mình”.
Chậm vài nhịp thở, ông tiếp: “Cậu đã đọc
bài nhà thơ Hoàng Hưng, chủ xướng văn đoàn độc lập gì đấy hoắng lên ca ngợi
biên tập báo Văn Nghệ Đổi Mới (số 1) hết lời vì báo đó đã đăng thơ của con gái
ông ấy chưa? Mọi người bàn tán trên mạng bảo Hoàng Hưng thế là xoàng, là bưng
bô kiểu mới. Tớ nói thật, bộ ba Trần Mạnh Hảo - Nguyễn Hoàng Đức - Đỗ Hoàng
chửi thơ Hoàng Hưng, Nguyễn Việt Chiến... là thơ nói nhảm, thơ thần kinh cũng
chả sai. Tớ đọc mấy bài thơ của cô Ly Hoàng Ly, nói thật là đếch thể tiêu hóa
nổi vì nó lảm nhảm như lời nói của kẻ thần kinh. À này, tớ vừa vào trang facebook
của lão Trần Mạnh Hảo, lão dùng kính chiếu yêu tìm ra bài thơ hay nhất trong
chùm thơ đăng trên báo Văn Nghệ Đổi Mới số 1 của ông Văn Giá (Phó Giáo sư, Tiến
sĩ phụ trách khoa viết văn trường Đại học Văn Hóa Hà Nội) lại là “học theo
gương Hữu Thỉnh: Lấy việc đạo văn (ăn cắp văn, ăn cắp ý, ăn cắp lời của nhạc sĩ
Trần Tiến) làm sự nghiệp để đời”. Công nhận lão Trần Mạnh Hảo này giỏi, rất
giỏi! Nhưng mà tớ vẫn nghi nghi: Có khi nào kính chiếu yêu của lão Trần Mạnh
Hảo bị trục trặc kỹ thuật không? Tớ đếch tin ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn Giá
lại làm trò hèn đó.”. Rồi ông đột ngột cụp máy. Tôi gọi lại mấy lần mà đầu dây
phía ông cứ vọng lại tiếng tút tút cụt ngủn, khô khốc.
Sáng nay, 07 tháng 07-2021, post bài thơ
“Lan man và chuyện thằng bạn” vào album: “Thơ đã xuất bản” lên trang facebook
cá nhân, chợt nhớ lại cuộc điện thoại tối qua nên chép lại, dán vào phần bình
luận để “lưu” cuộc điện thoại tối 06 tháng 07-2021 với nhà thơ Nguyễn Đăng
Hành.
*.
Hà nội,
ngày 07 tháng 07 năm 2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tác
giả: Nguyễn Hữu Quý
TRẢ LẠI GIÁ TRỊ
ĐÍCH THỰC CỦA GIẢI THƯỞNG
Mấy
năm gần đây có những cuộc thi hay các đợt xét giải thưởng bị dư luận chê bai ồn
ào trên các phương tiện truyền thông chính thống hay mạng xã hội. Cái sự ồn ào
xoay quanh các giải thưởng đã làm hoang mang công chúng về các giá trị văn học
nghệ thuật đích thực.
Cách
đây chưa lâu mấy, có không ít ý kiến chê thậm tệ những bài thơ của một tác giả
được giải cao trong cuộc thi do tạp chí Nhà văn và tác phẩm tổ chức. Hay gần
đây cuộc thi thơ của báo Văn nghệ cũng đã làm sôi sục dư luận bởi một bài thơ
được ban tổ chức trao giải cao. Ý kiến chung là người ta chê chất lượng nghệ
thuật của những tác phẩm ấy. Những bài thơ đó chưa thể gọi là hay không tương
xứng với giải thưởng được trao. Sự nghi ngờ của dư luận nhằm vào ban tổ chức,
ban sơ khảo, ban chung khảo cuộc thi. Hay chuyện xét Giải thưởng Hồ Chí
Minh, Giải thưởng Nhà nước cho những tác giả có tác phẩm xuất sắc luôn
kèm theo những eo xèo, bàn tán không hay. Những tác giả và tác phẩm được trao
tặng các giải thưởng cao quý bị công chúng soi chiếu, đánh giá đôi khi rất
quyết liệt, sòng phẳng. Người ta thường so sánh tác giả, tác phẩm này với tác
giả, tác phẩm khác và đưa ra ý kiến ai là người xứng đáng được trao giải
thưởng. Một tác giả có những tác phẩm được trao giải thật sự hạnh phúc khi được
số đông công chúng tâm phục, khẩu phục. Giải thưởng cao quý xứng đáng với những
nhà văn hội đủ tâm tài, có tác phẩm xuất sắc hướng về đất nước, nhân dân và các
giá trị tốt đẹp của con người. Những tác phẩm có ảnh hưởng tốt tới sự nghiệp
giải phóng đất nước, xây dựng bảo vệ Tổ quốc và giàu tính nhân văn. Hiển nhiên,
đó phải là những tác phẩm mang tính nghệ thuật cao, in đậm dấu ấn sáng tạo của
nhà văn, có sức sống lâu bền trong công chúng của nhiều thế hệ.
Không
dễ dàng đạt tới những tiêu chí đó. Cho nên, tôi nghĩ số lượng người viết được
giải trong các cuộc thi, được trao các danh hiệu danh giá bao giờ cũng rất ít.
Do đó, nó cần phải được thực hiện hết sức công tâm, công bằng, công khai. Đây
không phải là sự ban phát, xin – cho, càng không phải là cơ hội kiếm chác danh
và lợi cho những kẻ lợi dụng. Thực tế, đã và đang xảy ra chuyện đó rồi. Thế mới
có những tác phẩm làng nhàng lại được giải cao trong các cuộc thi. Tôi nghe
người ta đồn có hiện tượng mua giải, chạy giải trong một số cuộc thi. Người cần
danh, kẻ cần tiền, đó chính là nguyên nhân đẻ ra những cuộc bán mua nhơ nhớp,
những toan tính tối tăm ê chề. Có không? Những phi vụ văn chương hàng trăm
triệu được thực thi trong bóng tối. Có không? Người ta có cớ để nghi ngờ các
nhà văn được Giải thưởng Hồ Chí Minh hay Giải thưởng
Nhà nước lại chẳng có tác phẩm nào đáng kể. Cũng chỉ là bấy nhiêu
trang viết thường thường bậc trung, không tỏ rõ tài năng của người cầm bút.
Tôi
nghĩ, muốn để chọn lọc ra được những nhà văn xuất sắc nhất thì không còn cách
nào khác phải lấy tác phẩm của họ làm thước đo chính. Vâng, tác phẩm. Tác phẩm
thể hiện rõ ràng nhất, đầy đủ nhất, sâu sắc nhất cái tâm, cái tài của người
viết. Muốn làm được điều đó những người có trách nhiệm thẩm định tác phẩm cũng
phải là những người tâm sáng, tài cao.
Cần
có những quy định về tiêu chuẩn xét giải thật hợp lý, rõ ràng và chặt chẽ. Tất
cả các thành viên dự thi hay dự xét thưởng đều được bình đằng soi chiếu, đánh
giá trên tiêu chuẩn đó. Loại trừ ngay các yếu tố ngoài văn chương như quen
biết, cánh hẩu, mua bán, chạy chọt. Ít nhưng tinh và đúng là tiêu chí số một
của việc chấm, xét các giải thưởng văn học. Tôi nghĩ, đã đến lúc cần siết lại
thật chặt chẽ việc xét các giải thưởng văn học, đặc biệt là Giải thưởng
Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tác
giả: Đỗ Hoàng
CHẤT LƯỢNG THI THƠ
BÁO VĂN NGHỆ RẤT THẤP
Trước
đấy báo Văn nghệ và Hội Nhà văn tặng giải cho các tác giả hoặc các tác phẩm dù
dở hoặc hay đều là thơ Việt. Bẵng đi 30, 40 năm Hội Nhà văn Việt Nam do Hữu
Thỉnh đứng đầu tặng giải cho các tác giả và tác phẩm phi văn chương Việt. Đầu
têu năm 1993 tặng giải tập “Sự mất ngủ
của lửa” của Nguyễn Quang Thiều - một tập sách nhăng nhăng cuội cuội,
lộn xà, lộn xộn, ông chằng bà chuộc… Phải dịch ra thơ Việt thì mới thưởng thức
được. Tiếp theo các năm sau “Bầu trời
không mái che” của Mai Văn Phân, Thơ Li Li, “Mặt thớt” của Trần Quang Quý, “Hoan ca” Đỗ Doãn Phương, Thơ Đinh Thị Như Thúy, “Vườn khuya” của Trần Hùng,… là những
ấn phẩm băng hoại thơ Việt!
Năm
nay (2019 - 2020) báo Văn nghệ tặng giải có “đổi mới”, một nửa “Vô lối” , một
nửa truyền thống. Vô lối thì vứt sọt rác, truyền thống thì chất lượng quá thấp.
Ba bài của Nguyễn Văn Song (Từ ngày
lên phố, Gọng vó đầu làng,
Từ ngày cha mất) có hai bài
viết về cha loanh quanh tủn mủn ở một vùng ao đầm, lục bát như vè xẩm mà lại
lỗi vận! Thơ không có tráng tâm, hào khí, ngoài bài thơ của Mai Thìn viết về
nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên…
Ba
bài đạt giải cao (B) của Tòng Văn Hân phải dịch ra thơ Việt mới nghe xuôi tai!
Đây
là cuộc thi thơ Việt - người viết phải viết tiếng Việt và làm thơ Việt. Thơ
Việt hiện đại không cần vần điệu nhưng phải có tứ xuất sắc, chứ viết “ Vô lối
“là hỏng
Thơ
Lò Ngân Sủn:
“Người đẹp như tuyết
Chạm vào thấy nóng
Người đẹp như lưa
Chạm vào thấy mát
Gặp người đẹp không đói cũng phải đói
Gặp người đẹp không khát cũng phải khát
Muốn chết, gặp người đẹp lại không muồn chết
nữa…”
Ba
bài “thơ” của Tòng Văn Hân đều là “thơ Vô lối”. Hai bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” và “Nhà dưới nhà trên” chọi nhau. Một
bài nói trộm cặp như rươi, một bài bình yên, nhà không cần khóa cửa. Thạt không
ra thể thống gì!
Dịch Vô lối ra thơ Việt:
Tòng
Văn Hân
MẸ
TÔI CHỬI KẺ TRỘM
Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!
Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
Lứa tiếp lứa không ngừng
Bán được nhiều tiền nhé!
Từ thủa bé đến giờ
Hễ nhà mình mất gà mất lợn
Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa.
Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ./.
Đỗ
Hoàng dịch ra thơ Việt:
MẸ
TÔI VÀ TÊN TRÔM
Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi liền nói thật mấy lời:
“Hỡi anh chuyên trộm gà ơi
Ta cầu mong tốt cho người bình an
Nuôi được lắm gà đán gà lũ
Lứa này nhiều tiếp lứa nhiều hơn
Có nhiều gà nhất trong buôn
Có nhiều gà nhất trong mường sinh sôi”
Những lần lợn nhà tôi bị mất
Mẹ tôi liên nhắn thật mấy lời:
“Này anh vác lợn nhà tôi
Mong anh nuôi được lợn hơi đầy nhà
Đàn tiếp đàn núc na núc ních
Bầy tiếp bầy như bịch như bồ
Bán đi có món tiền to
Chuyện này từ bé đến giờ nhà ta!”
Nhà tôi hễ mất gà mất lợn
Tôi đều nghe mẹ phán sẻ chia
Cầu mong cho kẻ khổ kia
Làm ăn tấn tới đừng đi phá mường!
Tôi người con gái bình thường
Xinh tươi cũng chẳng sắc hương nước trời
Vá may kim chỉ thua người
Thế mà có bốn nhà mời làm dâu!
*
Hà
Nội ngày 10 - 4 - 2021
ĐỖ
HOÀNG
LÀM
RỂ
Ngày anh sang nhà em làm rể
anh đi phát nương
con dao nhỏ bằng ba ngón tay
phát được nhiều bằng ba người khác.
Những buổi sáng trời đổ sương muối
cá suối trú rét đầy trong hốc
anh đi bắt cá về ăn
nước suối ấm như nước em đun tắm.
Có những bữa hai ta ăn cơm ở trên nương
bẫy và nỏ chẳng săn bắn được gì
chỉ ăn lá vả, lá sung chấm muối ớt
ngon như ăn thịt hoãng thịt nai.
Có những hôm hai ta ngủ trên nương
đêm mùa hè trời oi và nóng lắm
cái lán nhỏ nằm một mình đã chật
mà ngủ ngon hơn bất cứ nơi nào./.
Đỗ
Hoàng dịch ra thơ Việt:
LÀM
RỂ
Ngày anh sang nhà em làm rể
Đi phát nương bất kể tháng ngày
Con dao bằng ba ngón tay
Ba người cũng chẳng so tày sức anh
Những buổi sáng trời hành sương muối
Trong hốc sâu cá suối từng đàn
Anh bắt về bữa thêm sang
Nước suối ấm như hơi làn em đun
Có những bữa ta cùng cơm rẫy
Bẩy nỏ kia chẳng bẩy được gì
Lá sung quả vả nhâm nhi
Mà ngon quá xá như khi thịt rừng
Có những đếm giữa thung ngủ lại
Đêm mùa hè nóng vãi mồ hôi
Một mình, lán nhỏ đã oi
Thế mà ngon ngủ không nơi nào bằng!
*
Hà
Nội 10 - 4 - 2021
ĐỖ
HOÀNG
NHÀ
DƯỚI NHÀ TRÊN
Bản ta ở sườn dốc
Nhà sát nhà
Kê nhau cao dần cao dần lên đầu núi
Gọi quen "Nhà dưới nhà trên"
Ánh mặt trời xuyên qua vách nhà trên lọt vào
cửa sổ nhà dưới
Gió hắt qua nhà dưới thông thống cửa sổ nhà
trên
Không làm hàng rào ngăn cách
Gánh nước vương ra ướt sân nhà nhau
Con vịt nhà trên bơi lội ao nhà dưới
Con gà nhà dưới bới ăn trong gầm sàn nhà trên.
Đời cha đời ông
Ăn chung cây xoài cây me
Đời con đời cháu
Ăn chung giàn bí giàn bầu.
Khi một nhà đi đâu không cần khóa cửa
Chỉ cần nói một câu "Trông nhà hộ
nhé!"
Đồ bé đồ to chẳng mất bao giờ.
Khi một nhà có khách
Chỉ cần gọi một câu "Về đây ăn cơm
đê"
Chai rượu lâu năm chăng đầy mạng nhện
Mang sang để cùng tiếp khách
Tiếng thơm lòng nhà dưới
Cũng thơm lòng nhà trên.
Sống với nhau bằng tấm lòng ngay thẳng
Nhà dưới kê nhà trên cao lên
Nhà trên kéo nhà dưới cao lên./.
Đỗ
Hoàng dịch ra thơ Việt:
NHÀ
DƯƠI NHÀ TRÊN
Bản của ta ở bên sườn dốc
Nhà sát nhà tâng bậc cao lên
Gọi quen “nhà dưới, nhà trên”
Hai nhà ánh nắng vách xuyên lọt vào
Gió nhà thấp, nhà cao thông thống
Không hàng rào cửa đóng cách chia
Nước vương sân gánh lúc đi
Nhà trên vịt lội ao đìa nhà ta.
Gà nhà dưới lên nhà trên đẻ
Đời đời ông, bố mẹ ăn chung
Xoài me bầu bí trong vùng
Cháu con tiếp nối lại cùng sẻ phân.
Nhà đi vắng không cần khóa cửa
Từ họ nghe “thả rứa” là xong
Y nguyên của nả vẫn còn
Không mất một tứ con con bình thường
Khi có khách thập phương ới gọi
Về ăn cơm có đọi, có mâm
Có chai rượu ủ lâu năm
Mang sang đãi khách thấy tăm sủi đầy
Tiếng thơm lòng ngất ngây nhà dưới
Tiếng thơm lòng lên tới nhà trên
Tấm lòng ngay thẳng vững bền
Hai nhà kê bậc cao lên nền trời!
*
Hà
Nội 17 - 5 - 2021
ĐỖ
HOÀNG
Tác
giả: Gia Vũ
THƠ ĐOẠT GIẢI BÁO
VĂN NGHỆ: DƯ LUẬN CHÊ DỞ, BAN GIÁM KHẢO KHEN ĐỘC ĐÁO
Trước
ồn ào chê bai về bài "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" đoạt giải B của Báo Văn
nghệ, nhà thơ Hữu Thỉnh, Trưởng Ban Giám khảo cho rằng, đây là bài thơ hay, độc
đáo nhất cuộc thi.
Sau
khi Báo Văn nghệ tổ chức trao giải cuộc thi thơ 2019 - 2020 vào ngày 9/4 với 2
giải B (không có giải A) được trao cho 2 tác giả, trong đó có Tòng Văn Hân ở
Điện Biên, dư luận trong giới văn chương và mạng xã hội "sôi" lên về
chất lượng bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm", một trong 3 tác phẩm đoạt
giải của ông.
Đứng
trước những bức xúc, ồn ào về giải thưởng, nhà thơ Hữu Thỉnh, Trưởng Ban Giám
khảo chung cuộc của giải thơ khẳng định "Mẹ tôi chửi kẻ
trộm" là bài thơ hay và độc đáo nhất cuộc thi, xứng đáng nhận giải
thưởng đã được trao. Theo ông Thỉnh, "Mẹ tôi chửi kẻ
trộm" không được viết theo kiểu “mơn trớn chữ nghĩa” nhưng thú vị bởi
yếu tố nhân văn, độ lượng của nó.
“Lý
thường, khi chửi kẻ trộm, người ta sẽ nguyền rủa kẻ trộm gặp những tai ương,
đây 'Mẹ tôi chửi kẻ trộm' lại mong cho kẻ trộm đủ ăn, giàu có, tử tế lên để
không phải đi ăn trộm nữa. Tư tưởng đó nhân văn vô cùng, tâm hồn rất cao
thượng, độ lượng. Lấy ân báo oán thì oán giảm đi, lấy oán báo oán thì oán chồng
chất. Đấy là đạo lý rất hay của dân tộc mình”, ông Thỉnh giải thích nguyên
nhân khiến ông và các thành viên khác của Ban Giám khảo chấm giải B cho tác phẩm
này.
Cũng
có cùng quan điểm này, ông Khuất Quang Thụy - Tổng Biên tập Báo Văn nghệ,
Trưởng Ban tổ chức giải thơ, cho biết báo ủng hộ và tôn trọng tất cả quyết định
của hội đồng chung khảo gồm các nhà thơ, nhà văn uy tín như: Hữu Thỉnh, Trần
Đăng Khoa, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đức Mậu.
Ông
Thuỵ cũng khẳng định Ban tổ chức rất trong sáng, không khuất tất. Với những
khen chê, bình luận trái chiều, ông Thuỵ cho là chuyện bình thường.
Trước
đó, một số nhà thơ, nhà văn cho rằng đây là tác phẩm ngô nghê, “dở nhất nước”,
và đông đảo cư dân mạng đồng tình với nhận xét này.
Nhà
thơ Trần Mạnh Hảo khẳng định, tác phẩm không phải là thơ, Báo Văn nghệ đã làm
một cuộc “vinh danh thơ dở”, và "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" là thứ thơ “tân
con cóc”, vớ vẩn, dễ dãi, dông dài.
Nhà
thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng, ý tưởng “phúc đức tại mẫu” của bài thơ rất được;
người mẹ có tấm lòng rộng lớn thì người con sẽ gặp được nhiều phúc báo, tuy
nhiên Tòng Văn Hân viết bài này quá vụng về, phơi bày sự ngô nghê.
Theo
anh, "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" được chọn đăng báo đã là sự châm chước,
còn trao giải cho nó là hơi xem thường độc giả và thi ca. “Động viên Tòng
Văn Hân là cần thiết. Thế nhưng, không thể khích lệ theo kiểu ban phát giải
thưởng một cách chủ quan, dễ dãi” – Lê Thiếu Nhơn viết. Anh nói thêm, cư dân
mạng lấy "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" để "chửi" giải thơ là hợp
tình, hợp lý./.
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Vài nhời sau khi
đọc “Văn Nghệ chí”l
- Lĩnh nam chích
quái: Miễu cô hồnl
- Về trang thơ của
“báo Văn Nghệ đổi mới số một”…l
- Báo Văn Nghệ làm
mới sổ hưul
- Nghề viết và những
nguy hiểm rình rậpl
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến:
0 comments:
Đăng nhận xét