PHIÊN CHỮ NÔM RA CHỮ QUỐC NGỮ GIỐNG NHAU CŨNG LÀ ĐẠO VĂN? - Tác giả: Chu Mộng Long (Bình Định)

Leave a Comment

 

PHIÊN CHỮ NÔM RA CHỮ QUỐC NGỮ

GIỐNG NHAU CŨNG LÀ ĐẠO VĂN?

*

(Tác giả Chu Mộng Long)

Kiều Mai Sơn, Nguyễn Quang Duy, Nguyễn Phúc Anh vừa viết bài vừa comment phản biện lại Chu Mộng Long về việc “đạo văn hay không đạo văn” trong quyển sách Đường thi quốc âm cổ bản của Nguyễn Xuân Diện, Trần Ngọc Đông.

Cố gắng đọc cả bài viết lẫn comment của họ để học hỏi. Rốt cuộc chỉ học được cách chửi, toàn những từ chỉ đặc trưng của động vật như “mũi trâu”, “con cua”, “nứng”, “tẩy giun”, “thiến”…

Phản biện học thuật mà như vậy thì Chu có vô số bậc thầy ở chợ, ở bến xe.

Mà lạ hơn nữa. Anh ta nói “việc nào ra việc nấy”, nhưng đang nói về học thuật mà sao có đoạn mạt sát “cô Riện”, yêu nước, “cô Riện” tham gia biểu tình? Chẳng nhẽ Quang Lùn viết thay nhà báo Kiều Mai Sơn?

Quả thật, đọc lời người ta mạt sát mình mà tôi cứ phải bật cười. Từ đầu, tôi đã không tham gia vụ này, vì chuyện ai nấy lo. Ông Nguyễn Xuân Diện bị tố làm sách cẩu thả hay đạo văn thì ông ấy đủ năng lực tự trả lời, nhưng vì mấy người kia cứ réo tên tôi với lời đề nghị “làm trọng tài” nên tôi mới thử làm trọng tài vậy. Tôi nói khách quan, rằng Diện sai thì Diện phải nhận lỗi và sửa chữa. Tôi chỉ làm trọng tài chỗ Diện bị vu oan. Không ngờ đúng như tôi dự đoán, họ cố lôi tôi vào cuộc để gây nhiễu, đúng hơn là gây sự. Không gây nhiễu hay gây sự thì sao không chỉ ra “trọng tài” đã sai chỗ nào mà toàn dùng từ đặc trưng của động vật - đặc sản lý thuyết ngôn ngữ của Nguyễn Đức Tồn?

Cũng lạ. Nguyễn Quang Duy tự khoe phản biện phải có “phương pháp” thì tự phản biện, tự chửi nhau chứ các ông réo tên tôi, cầu tôi ra làm trọng tài để làm gì?

Ông chỉ ra tôi nói Toàn Việt thi lục (do Lê Quý Đôn biên soạn) là “thơ quốc âm”, tôi thừa nhận đúng và biết ngay tôi bị lú lẫn trong lúc viết và chỉnh sửa tức thời, không cần phải mang ra bêu riếu, nhục mạ.

Tôi cố lọc ra trong ngôn ngữ động vật mà mấy ngài dùng, chỉ được duy nhất một chỗ có tính học thuật để trao đổi lại. Kiều Mai Sơn không nhắc gì đến phần Đường thi của người Hán mà anh ta đã tố cáo Nguyễn Xuân Diện đạo văn vì tôi đã nói rõ. Phiên âm, dịch nghĩa chữ Hán thì ắt phải tham khảo người đi trước, nếu giỏi đến mức không tham khảo thì cũng chỉ có một cách phiên âm, dịch nghĩa căn bản, trừ một số từ hay câu thơ có vài cách phiên âm hoặc dịch khác do cách hiểu khác. Quý ông Hán rộng đứng đằng sau Kiều Mai Sơn thử chỉ ra cho tôi xem, một bài thơ hay văn chữ Hán có những cách phiên âm dịch nghĩa nào khác? Chỉ có chữ “tác tạc ra chữ tộ” mới không bị gọi là đạo văn?

Kiều Mai Sơn có mách bảo: “Thưa thầy cãi Chu Mộng Long, dám mong bác mở cuốn Tú Xương toàn tập (Nhà xuất bản Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học 2010) để thấy soạn giả làm việc khảo cứu về phần Đường thi do Tú Xương phiên Nôm ra sao đã rồi hãy biện hộ!”

Ơ, vậy ra chữ Nôm cũng có nhiều cách “phiên âm” ra chữ Quốc ngữ sao? Mai Quốc Liên độc sáng cách phiên âm của Mai Quốc Liên và không ai được phép phiên âm giống của ông ấy? Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm, tôi đọc nhiều bản Nôm với hơn cả ngàn câu Kiều, chỉ thấy có một vài chỗ phiên âm ra chữ quốc ngữ khác nhau, nhưng không phải do mặt chữ mà đó là do người ta chép thành nhiều bản với những chữ Nôm khác nhau. Vậy thì sự phiên âm ra chữ quốc ngữ giống nhau ấy là ai đạo của ai hè? Không khéo đến lượt mấy ông giỏi chữ Hán ấy bắt bẻ tại sao tôi lại viết và đọc tiếng Việt giống y chang người Việt cũng nên?

Hay là theo Kiều Mai Sơn, khi phiên âm bất cứ loại tiếng nào, kể cả tiếng Việt (chữ Nôm, kể cả âm Hán Việt đã là tiếng Việt) chỉ có thể bắt chước cái anh ngọng “nói tiếng lào ra tiếng ý” để may ra không bị quy tội đạo văn? Còn nếu sợ phạm húy anh ngọng thì hãy bắt chước báo Nhân dân phiên âm theo cách đọc Sổm-cặc-kiệt-sụ-ra-nôn để không giống ai?

Thưa mấy ngài Hán văn Nguyễn Quang Duy, Nguyễn Phúc Anh. Năm trước tôi từng xúi Kiều Mai Sơn vào tận hang ổ của Nhà xuất bản Trẻ đánh tưng bừng vụ Từ điển Vũ Chất. Nhưng đó là xúi giục chính đáng cho nhà báo làm công vụ. Tôi xúi bài bản, đánh từ đâu và đánh cái gì một cách chắc chắn bắt giám đốc Nhà xuất bản Trẻ phải quy phục. Còn quý ông xúi em nó nhắm mắt vào… chuồng gà thì không nên. Lỡ em nó bị đau bụng thì quý ông mang tiếng đầu độc đấy!

Hứa đây là bài cuối cùng về vụ này. Biết sau bài này sẽ bị chửi to hơn bài trước. Nhưng cũng vui. Hồi nhỏ tôi rất nghịch và hay chọc chó, con nào hay sủa bậy tôi thường chọc cho nó sủa to hơn. Từng bị bố đánh đòn, nhưng vẫn chưa bỏ được thói quen ấy. Xin lỗi chó!

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

- Các bài viết của (về) tác giả Kiều Mai Sơn0

- Các bài viết của (về) tác giả Chu Mộng Long0

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

"CÔ" SƯỚNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:

*

CHU MỘNG LONG (tên thật Châu Minh Hùng)

Địa chỉ: Khoa GD Tiểu học Mầm non, Đại học Quy Nhơn

170 An Dương Vương, phường Nguyễn Văn Cừ,

thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

 

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ messenger facebook Đinh Dũng ngày 02.08.2022.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét