NHỮNG ĐỒI HOA SIM
VÀ CHUYỆN TÌNH ĐẸP CỦA HỮU LOAN
*
Một ngày, sau khi hai miền thành một, người
đàn ông tóc đã hoa râm, bước xuống ga Sài Gòn trên chuyến tàu Bắc Nam.
Trên sân ga, người hành khất già cụt chân
đang ôm guitar hát những lời u buồn: "Những
đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt /vào chuyện ngày xưa
nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai / mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai
hẹn được ngày về...".
Người đàn ông, tóc hoa râm khựng lại, ông
thấy một điều thân quen, như có đời mình trong câu hát ấy, ông yêu cầu người
hành khất hát lại một lần nữa, rồi thẫn người, nước mắt ứa ra, ông vét hết số
tiền mình có trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa rách đang đặt dưới sân ga của người
hành khất, rồi nói: "Đó là tôi".
Ông bỏ đi, dáng như đổ trong chiều, đó là
nhà thơ Hữu Loan, và đó là lần đầu ông nghe được bài hát "Những
đồi hoa sim" lời hát lấy từ bài thơ "Màu tím hoa sim" của
mình giữa đất Sài Gòn.
Cho đến bây giờ, giới văn chương Việt Nam
vẫn kể nhau nghe chuyện đó mỗi khi nhắc lại "Án văn Hữu Loan" đầy ray
rứt.
Năm 1946, khóc vợ là Lê Đỗ Thị Ninh. Người
phụ nữ của ông, người vợ mà ông chỉ sống nghĩa tào khang vỏn vẹn hai tuần vì
"Tôi ở đơn vị về, cưới xong là tôi
đi" đã nằm yên trong lòng đất lạnh, chỉ ba tháng sau ngày cưới. Bà
chết đuối khi giặt quần áo bên bờ sông.
Bài thơ: Khóc
vợ (Màu tím hoa sim) mở ra chuỗi ngày đầy bất trắc của "kẻ sĩ " tài hoa Hữu Loan, nó bị cho
là "ủy mị", "tiểu tư sản", "làm giảm sức chiến đấu". Ông mang
tội làm nhụt nhuệ khí, làm chùng trái tim người chiến trận, mang tội chỉ nghĩ
đến tình riêng.
Vợ mất, viết mấy dòng thơ khóc vợ, mà bị phê
bình, khiển trách. Ông bỏ tất cả, về quê Thanh Hóa đẩy xe cút kít vào núi lấy
đá mỗi ngày đem về bán để kiếm bữa ăn.
Trên mộ người vợ ông vẫn bình hương đó -
Chiếc bình mà vào ngày cưới bà cắm vào một bó hoa rất xinh. Bà dừng lại ở tuổi
17, còn ông đi tiếp cuộc đời gian truân trong nỗi đau đến mức ông phản kháng
lại tất cả những ai, những gì không cho phép ông được đau.
1954, sáu năm sau ngày vợ chết, hòa bình lập
lại, nhưng chuyện đấu tố diễn ra...
Đóng quân ở Nghệ An, ông về thăm nhà nghe
tin ở làng bên có một gia đình địa chủ, ngày trước vẫn tiếp tế lương thảo cho
sư đoàn của ông, nay bị đem ra đấu tố, cả nhà chết thê thảm chỉ trừ cô gái 17
tuổi tên Phạm Thị Nhu thì được tha chết, nhưng bị đuổi ra khỏi nhà cấm không
cho ai được phép liên lạc.
Ông nhớ tới ơn xưa, bèn đi tìm cô gái xem cô
sống ra sao thì gặp cô trong đói khát, mặt mũi lấm lem, quần áo rách rưới, đang
đi mót những củ khoai người ta đào xong còn sót lại (trên chính cánh đồng ngày
xưa là của nhà mình) chùi sơ rồi bỏ vào miệng ăn sống.
Thấy ông cô khóc rưng rức, vì cảnh khốn cùng
của mình và cho biết ban đêm cô ngủ trong một ngôi miếu hoang rất sợ có kẻ làm
bậy và không biết mình sẽ tồn tại được bao lâu.
Ông rất thương xót, cùng lúc nhớ tới những
kỷ niệm trước kia, khi cô còn nhỏ, ông dạy học ở xã bên, cô thường núp nghe ông
giảng truyện Kiều.
Ông quyết định đưa cô về nhà cha mẹ và lấy
cô làm vợ. Cấp trên không đồng ý vì ông là đảng viên, là trưởng phòng tuyên
huấn kiêm chính trị viên tiểu đoàn, không được lấy con gái địa chủ, nếu lấy bị
đuồi ra khỏi quân đội, và sẽ khai trừ ra khỏi đảng.
Tính ông ngang bướng, hơn nữa ông thật lòng
muốn cưu mang người con gái năm xưa, một lần nữa trong đời, ông chấp nhận bỏ
tất cả và cô Phạm Thị Nhu trở thành vợ ông cho đến mãn đời.
Nhà thơ Hữu Loan, từ lúc sinh ra (1916) cho
đến lúc nhắm mắt xuôi tay (2010) đã sống một đời trong bất trắc, đau thương,
nhưng ông vẫn đứng vững trước mọi thử thách nghiệt ngã mà cuộc đời đã dành cho
số phận của ông.
Mời nghe nhạc phẩm NHỮNG ĐỒI HOA SIM của Dzũng Chinh
thơ Hữu Loan, qua tiếng hát Phương Dung:
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe LIÊN KHÚC
BOLERO ACOUSTIC GUITAR
qua tiếng hát của Quán
quân Bolero 2022 Nguyễn Lê Bá Thắng,
với sự phụ diễn của diễn
viên Đặng Tuấn Hưng:
Đinh Hoàng Long giới thiệu
Tác giả: Nguyễn
Nam Nguồn: facebook.trantongoc
Ảnh minh họa sưu tầm từ
nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét