NỘI TÂM PHONG PHÚ MỚI CÓ THỂ
NHÌN THẤY MỸ CẢNH
Kinh Thánh có nói đại ý là: Nếu không
giống một đứa trẻ, thì không thể tiến nhập vào thiên quốc. Trẻ thơ thật sự là
thời hoàng kim của đời người. Thời hoàng kim của những người đọc bài viết này
hẳn là đã qua, nhưng là một họa sĩ mà nói, tôi tin rằng chúng ta vẫn có thể
dùng sự tu dưỡng nghệ thuật để quay trở về tuổi thơ, có được hạnh phúc trong
một thế giới nhân ái và bình hoà.
Có lần một bé trai vào phòng tôi chơi. Khi
nhìn thấy cái mặt đồng hồ bị úp trên mặt bàn, cậu liền lật nó trở lại. Thấy
tách trà của tôi để đằng sau cái vòi của ấm trà, cậu liền xoay đầu vòi ấm trà
ra phía trước của tách trà. Thấy dưới giường tôi có đôi hài để ngược nhau, cậu
liền giúp tôi chỉnh lại cho đúng. Nhìn thấy mặt dây buộc tóc treo trên tường
không được đẹp, cậu kéo ghế đứng lên và chỉnh cho nó quay ngược lại. Tôi cảm
thấy rất thích thú: “Con thật là siêng năng!”
Cậu trả lời tôi: “Không phải vậy đâu ạ, là
vì để vậy con cứ cảm thấy khó chịu thế nào ấy”. Cậu nói thêm: “Ví như tách trà
đặt đằng sau ấm trà, thì làm sao mà rót? Đôi dép mà để ngược nhau, thì làm sao
chúng nói chuyện được với nhau?”. Tôi thật sự đồng tình với nội tâm phong phú
của cậu bé. Từ đó tôi cũng lưu ý đến vị trí của đồ vật và để chúng đúng vị trí.
Vị trí của chúng mà đúng đắn, thì chúng ta tự nhiên sẽ thấy tâm tình của mình
dễ chịu hơn.
Đối với việc này, tôi bỗng nhiên hiểu ra
được, đây chính là tâm cảnh đẹp, chính là thủ pháp thường dùng trong mô tả văn
học, cũng là vấn đề sáng tác trong hội hoạ. Việc này là sự phát triển của lòng
trắc ẩn, cảm thông. Sự cảm thông của một người bình thường đôi khi chỉ là đối
với đồng loại hoặc giả với động vật, nhưng sự cảm thông của một nghệ thuật gia
lại phải sâu sắc và rộng lớn hơn, là sự cảm thông đối với tạo hoá trời đất, có
thể lan toả đến tất cả các loài cũng như các vật.
Ngày hôm sau khi tôi đến lớp học tại
trường Trung học nghệ thuật, tôi đã nói:
Mọi vật trên thế gian đều có các chủng
phương diện, những người khác nhau sẽ nhìn thấy các phương diện khác nhau. Ví
dụ như một cái cây, đối với một nhà sinh học, một người làm vườn, một người thợ
mộc, một người hoạ sĩ, thì mỗi người nhìn thấy là khác nhau. Nhà sinh học thì
xem tình trạng của nó, người làm vườn thì xem sự sinh trưởng của nó, thợ mộc
thì nhìn vào nguyên liệu của nó, người hoạ sĩ thì nhìn vào hình dáng tư thế của
nó. Tuy nhiên, cái nhìn của người hoạ sĩ so với 3 người kia thì căn bản là
không giống. Ba người kia đều là có mục đích, đều là nghĩ về mối quan hệ nhân
quả của cái cây. Còn người hoạ sĩ chỉ là có thưởng thức cái hình dáng tư thế
hiện tại của bản thân cái cây, mà không có mục đích.
Vì vậy phương diện mà người hoạ sĩ nhìn là
phương diện hình thức. Không phải là phương diện thực dụng. Nói cách khác, đó
là một thế giới đẹp (mỹ). Chúng ta hiểu được hình trạng, sắc thái, tư thái của
sự vật mà thưởng thức nó, không muốn hỏi giá trị về phương diện thực dụng.
Cho nên, một cái cây khô, một hòn đá lạ, ở
phương diện thực dụng thì vô giá trị nhưng đối với một hoạ sỹ thì lại là một đề
tài rất hay. Một cánh hoa hoang dã không tên, dưới con mắt của một thi nhân thì
rất mỹ lệ lạ thường. Nghệ thuật gia thời xưa khi nhìn thế giới, thì có thể nói
là cả thế giới đều là nhân ái.
Tâm của một nghệ thuật gia, đối với tất cả
sự vật trên thế gian đều là đồng cảm nhiệt thành. Hoạ sĩ đem tâm của bản thân
mình tiến nhập vào tâm thái chân chất của một đứa trẻ mà miêu tả được đứa trẻ,
cũng giống như việc đem tâm bản thân mình nhập vào cái khổ của người ăn mày mà
miêu tả người ăn mày vậy. Tâm của người hoạ sĩ phải luôn đồng cảm và cộng hưởng
với đối tượng mà mình mô tả, cùng vui cùng buồn, cùng khóc cùng cười. Nếu không
có sự đồng cảm sâu sắc đó, mà chỉ dùng tay vẽ, thì quyết không thể trở thành
một hoạ sĩ thật sự. Cho dù có thể vẽ ra, thì nhiều nhất cũng giống như ảnh
chụp.
Hoạ sĩ cần có cái tâm đồng cảm sâu sắc như
vậy, đồng thời cũng cần có một tinh thần phong phú và sung mãn. Nếu sự vĩ đại
không đủ cộng hưởng với hình tượng anh hùng, thì khiến không thể miêu tả được
anh hùng. Nếu sự nhún nhường mềm mại không đủ cộng hưởng với hình tượng của
tiểu nữ, thì khiến không thể miêu tả được tiểu nữ. Nghệ thuật gia cổ đại tất
phải là người nhân cách lớn. Sự đồng cảm của nghệ thuật gia, không chỉ liên hệ
với nhân loại, mà còn phổ biến đến tất cả các sinh vật, đến cả ngựa chó hoa cỏ.
Chúng ở trong “mỹ thế giới” thì đều là có linh hồn, là sinh vật có sự sống, có
thể khóc, có thể cười.
Thi nhân nghe thấy được tiếng máu chảy của
loài chim, tiếng dế mùa thu, thấy được gió đông cười với hoa đào, sự quay về
của bướm mùa xuân. Nếu dùng đầu não thực dụng để nhìn, thì thấy những điều này
như những lời điên rồ của thi nhân. Kỳ thật, chúng ta nếu có thể để thâm nhập
được vào trong “mỹ thế giới” đó, thúc đẩy sự đồng cảm đó, thì chúng ta thật sự
có thể cảm nhận được tình cảnh này.
Hoạ sĩ và thi nhân là giống nhau, bất quá
thì hoạ sĩ chú trọng vào phương diện hình thức hình dáng. Nếu không có sự cảm
nhận từ tâm về sức mạnh của long mã, thì không thể vẽ được long mã. Nếu không
có sự cảm nhận từ tâm về vẻ đẹp cứng cỏi của tùng bách thì không thể vẽ được
tùng bách. Các hoạ sĩ cổ đại đều có giáo huấn rõ ràng về điều này. Một bức hoạ
Tây phương độc đáo như thế nào? Hoạ sĩ chúng ta khi vẽ một bình hoa, thì tâm
nhập vào bình hoa, có thể biểu hiện được tinh thần của cái bình hoa. Nếu tâm
của chúng ta có thể phóng xạ ra ánh sáng mặt trời buổi sáng, thì có thể miêu tả
được mặt trời buổi sáng. Nếu tâm chúng ta có thể cùng nhảy múa với sóng biển
thì có thể miêu tả được sóng biển. Đây chính là “chân trời” cảnh giới tận cùng
của “vật ngã nhất thể”, vạn vật đều ở trong tâm, của nghệ thuật gia.
Để có được sự đồng cảm sâu sắc này, những
hoạ sĩ phương Đông cổ đại cần thắp hương và ngồi yên tĩnh, hàm dưỡng tinh thần,
sau đó mới chuẩn bị mực giấy, tuỳ theo sự việc mà biểu hiện ra. Kỳ thực thì các
hoạ sĩ Tây phương cũng cần có chủng tu dưỡng này, bất quá chỉ là họ không nói
rõ hình thức như thế. Không chỉ có vậy, một người phổ thông thông thường, đối
với hình sắc dáng điệu, ít nhiều cần có thiên tính về việc cộng hưởng và đồng
cảm với sự vật. Trang sức, bố trí của phòng ốc, hình dạng và màu sắc của các đồ
vật, sở dĩ yêu cầu cần phải đẹp, chính là cần thích nghi với tự nhiên.
Nếu những gì trước mắt chúng ta đều là vẻ
đẹp của hình sắc, thì tâm chúng ta chính là đồng cảm, cảm thấy thoải mái. Ngược
lại, nếu trước mắt đều là hình sắc xấu xí, tâm chúng ta cũng chính là đồng với
với cảm giác không thoải mái. Bất quá mức độ đồng cảm là có sâu cạn cao thấp
khác nhau. Người mà đối với thế giới sắc thái mà không có sự đồng cảm nào, thì
thế giới đáng sợ không có gì cả, tất là người có tư chất hẹp hòi, hoặc là làm
nô lệ của lý trí, người này có thể coi là người “lạnh lẽo vô tình”.
Những nhà lý luận Tây phương khi bàn về
tâm lý nghệ thuật có bàn về khái niệm tạm gọi là chuyển nhập sự đồng cảm. Cái
gọi là chuyển nhập sự đồng cảm, chính là chúng ta có thể di chuyển được sự đồng
cảm của bản thân nhập vào vẻ đẹp của tự nhiên hoặc các tác phẩm nghệ thuật, thì
có thể cộng hưởng và trải nghiệm được hương vị của vẻ đẹp. Kỳ thực đây chính là
hành vi thường thấy trong sinh hoạt của trẻ con. Những đứa trẻ thường chìm đắm
trong sở thích và trò chơi của chúng mà quên cả cái đói và sự mệt mỏi của tự
thân.
Ở đây chúng ta không thể không khen ngợi
trẻ con. Là vì trẻ con có sự đồng cảm phong phú nhất. Sự đồng cảm của chúng
không chỉ dành cho nhân loại, mà cũng tự nhiên đối với chó mèo, hoa cỏ, chim
bướm, cá, côn trùng, đồ chơi… chúng thật sự có thể nói chuyện với chó mèo,
chúng thật sự có thể hôn lên hoa, có thể thật sự chơi được với búp bê, tâm của
chúng so với nghệ thuật gia thì chân thật mà tự nhiên hơn biết nhường nào!
Chúng thường có thể chú ý đến những việc mà người lớn không thể chú ý, có thể
phát hiện ra những điểm mà người lớn không thể phát hiện. Vì vậy, bản chất của
trẻ con, từ phương diện một họa sĩ mà nhận xét, thì chính là nghệ thuật.
Nói cách khác, nhân loại ban đầu là nghệ
thuật gia, bản lai là có sự đồng cảm phong phú. Chỉ vì tiếp thụ áp lực từ thế
gian, nên tâm linh bị trở ngại hoặc tiêu mất đi. Chỉ có ai thật sự thông tuệ,
có thể không bị quấy nhiễu, dù chịu áp lực từ ngoại cảnh mà giữ được cái tâm
cao quý, thì mới là nghệ thuật gia. Đây là tiêu chuẩn hoàn toàn khác so với
nghệ thuật gia thời hiện đại.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ TÌNH BÁN MUA:
Đinh Như Quang giới thiệu
Tác giả: Kim Khôi - nguồn: trithuc
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét