SỰ CÂM LẶNG
Anh Nghiêm Bằng (con trai nhạc sỹ Văn Cao) kể
với tôi: "Ngày bé anh thường hay
được ngủ chung với bố, một đêm giật mình thức dậy anh thấy bố đang kê khẩu súng
lục dưới cằm. Anh khóc, ông vội bỏ khẩu súng và ôm anh vào lòng. Hôm sau mẹ anh
đem khẩu súng nộp cho công an, còn mấy viên đạn thì nhà anh bây giờ vẫn giữ".
Tôi thì vẫn tin rằng, khẩu súng của nhạc sỹ
Văn Cao chính là khẩu súng mà ông được "cách mạng" giao cho để đi
giết một người, sau này quay lại nơi đó, ông chỉ thấy một người đàn bà tiều tụy
ngồi trong căn nhà rách nát với 2 đứa con nhỏ. Câm lặng, một sự câm lặng nói
lên biết bao điều như ông kể trong: "Vì sao tôi viết Tiến quân ca".
Có lần đi tàu hỏa từ Nam ra Bắc, tôi được
ngồi cùng toa với nhà văn Trần Dần, ông câm lặng, trước mặt là một ly thủy tinh
trắng luôn được rót thêm rượu trắng để nó không bao giờ cạn. Cha tôi kể, bác ấy
đêm đêm im lặng ngồi uống rượu trước bức tường trắng, bức tường sau bao năm đã
bạc màu vôi nhưng cái bóng của bác ấy in lên tường thì vẫn nguyên màu trắng.
Câm lặng. Tôi rùng mình, tôi hiểu thêm vì sao cha tôi vẽ chân dung Trần Dần
bằng 4 câu:
Người
người lớp lớp xông ra trận
Cờ
đỏ mưa sa suốt dặm dài
Dẫu
sông núi cỏ cây làm chứng
Hồn
vẫn treo trên Vọng hải đài.
Ngày bé, hồi sau Mậu Thân 68 bố tôi (nhà văn
Xuân Sách) từ chiến trường về, tôi nằm gối đầu lên lòng ông, nghe ông kể chuyện
chiến tranh cho những người đến nhà tò mò muốn biết chuyện "trong lửa
đạn". Tôi rùng mình nghe chuyện Làng Vây - Khe Sanh, khi người dân nằm ra
đường ngăn xe tăng của bộ đội Bắc Việt, những người lính xe tăng được lệnh cứ
đè lên người mà tiến tới. Đêm đó tôi đã gặp ác mộng, rồi tôi hiểu vì sao là một
phóng viên chiến trường mà cha tôi sau hơn 1 năm đi chiến trường không viết gì
cả, ông im lặng.
Hồi chiến tranh biên giới, mỗi lần đi qua đèo
Mã Quỷnh, nghe tiếng xương của những người lính Trung Quốc chết trận nổ lốp bốp
khi bị bánh xe nghiến qua lại làm tôi rùng mình.
Sau này đọc "Nỗi buồn chiến tranh"
của Bảo Ninh tôi lại rùng mình khi nghe chuyện một người lính xe tăng, thời hậu
chiến làm tài xế chở khách đường dài, rồi anh phải bỏ nghề và chìm trong rượu
bởi cứ nhìn thấy người đi bộ trên đường là anh lại muốn chèn xe lên người họ.
Một lần lái xe xuyên Việt, tôi chọn
"đường mòn Hồ Chí Minh" đi qua Khe Sanh, tôi dừng xe, không gian vắng
vẻ, và tôi bỗng dưng như nghe thấy tiếng xương người nổ lốp bốp dưới xích xe
tăng, tôi lại rùng mình.
Chúng tôi, bọn con cháu đôi khi cũng nói về
cha anh mình, tất nhiên là nói vụng sau lưng. Con cái không được quyền hoặc
không phải có trách nhiệm phát xét cha mẹ mình, không ngoài lý do đạo đức, luân
thường. Con cái mà đấu tố cha mẹ thì còn trời đất nào nữa, cải cách ruộng đất
không phải là tấm gương tày liếp hay sao.
Một lần, bà chị bảo: "Nghĩ vừa thương vừa giận các cụ, thời trẻ
thì ngang tàng "dọc ngang nào biết trên đầu có ai"...
Tôi thì nghĩ khác, sự dằn vặt vì mình đã góp
phần xây dựng lên một đế chế của Quỷ vương rồi bất lực nhìn nó tác oai, tác
quái khủng khiếp lắm và còn lý do khác nữa. Có lần tôi hỏi một người "lão
thành cách mạng", ông trả lời: "Họ
'đánh' tôi, bắt tù tôi, thậm chí giết tôi thì tôi cũng không sợ, nhưng họ
'đánh' vào những người thân yêu nhất của tôi thì tôi tê liệt".
Cũng có lần, tôi nói với mấy đảng viên già
phản tỉnh: "Các bác, các chú chắc
chắn đã từng làm việc xấu, thậm chí nhúng tay vào tội ác, bây giờ việc cần làm
nhất là chân thành sám hối, cháu nghĩ nó sẽ có ích hơn cho thế hệ sau".
Thế là bị chửi: "Thằng nhãi con, sao
mày cứ thích nhảy vào họng người khác thế hả". Không giận mà thương.
----------
- Cuộc chiến tranh Biên giới
1979l
- Vị Xuyên ơi! Nỗi đau không
quên!l
- Gạc Ma - Nỗi đau không được
quên!l
- Trận chiến cầu Khánh Khê và
giờ học lịch sửl
- Không được quên tội ác của
bá quyền Trung Quốcl
- Sự thật về quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc trong 30 năml
- Cuộc chiến chống quân Trung
Quốc xâm lược: Hoàng Sa năm 1974l
- Vạch trần dã tâm thâm đọc
của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đôngl
- Vai trò của Mao Trạch Đông
trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài
thơ QUÊ TÔI:
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ HỒN QUÊ:
Ngô Nguyễn giới thiệu
Tác giả: Ngô Nhật Đăng - nguồn:
facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét